Cấp cứu kịp thời cho bé trai 7 tuổi bị xoắn tinh hoàn sau khi đá bóng

Các bác sĩ khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (BVĐK) mổ cấp cứu kịp thời cho bệnh nhi nam bị xoắn tinh hoàn, nhập viện trong tình trạng đau dữ dội ở bộ phận sinh dục, bìu trái sưng to, đứng trước nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn.​

Bé M. có tham gia chơi đá bóng cùng các bạn ở trường và bị trái bóng va đập mạnh vào vùng bìu trái. Đến đêm cùng ngày, bé M. có biểu hiện buồn nôn, đau nhói ở bìu, vùng bìu sưng nề to và thâm tím. Thăm khám tại bệnh viện Hồng Ngọc, tinh hoàn trái của bé M. treo cao, xoắn tinh hoàn trái.
Qua siêu âm, ThS.BS.CKII. Trịnh Minh Thanh, chuyên gia Ngoại - Tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc), cho biết: "Bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn trái sau va chạm mạnh. Siêu âm Doppler lưu lượng máu tinh hoàn vùng bìu-bẹn ghi nhận hình ảnh tinh hoàn xoắn 2 vòng, dịch đặc ở màng tinh hoàn trái và có nhiều nối tăng âm. Đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, cần nhanh chóng phẫu thuật tránh nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn. Khi gia đình đưa bé đến khám là đã qua 8 tiếng, tức là cơ hội giữ lại tinh hoàn chỉ còn 20%".
Cấp cứu kịp thời cho bé trai 7 tuổi bị xoắn tinh hoàn sau khi đá bóng - 1

Hình ảnh siêu âm cho thấy bé M. bị xoắn tinh hoàn trái 2 vòng.
Nhờ kiến thức và kinh nghiệm xử trí nhiều trường hợp tương tự, các bác sĩ đã nhanh chóng tháo xoắn, khéo léo can thiệp để tinh hoàn của trẻ được tưới máu trở lại đồng thời đánh giá khả năng tưới máu tổ chức của tinh hoàn; đảm bảo vừa tháo xoắn thành công vừa giữ lại hoàn toàn tinh hoàn cho trẻ. Sức khỏe trẻ ổn định, tiến triển tốt, được xuất viện và tiểu tiện bình thường sau 2 ngày phẫu thuật.
"Ca phẫu thuật thành công phần lớn nhờ vào việc phát hiện và cấp cứu kịp thời. Xoắn tinh hoàn là tình trạng cấp cứu y tế, cần được phẫu thuật tháo xoắn càng sớm càng tốt để bảo tồn tinh hoàn. Nhiều trẻ bị xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng, nội tiết tố nam và làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn", bác sĩ Thanh cho biết thêm.
Cấp cứu kịp thời cho bé trai 7 tuổi bị xoắn tinh hoàn sau khi đá bóng - 2

Tinh hoàn trái xoắn 2 vòng được cấp cứu kịp thời, đường mổ nhỏ thẩm mỹ.
Xoắn tinh hoàn dễ gây nhầm lẫn với viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn vì những triệu chứng giống nhau nên nhiều phụ huynh còn chủ quan. Bác sĩ Thanh khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện bất thường như sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra, nam giới cũng nên lưu ý mang đồ bảo hộ cẩn thận khi chơi thể thao, lao động để tránh chấn thương ngoài ý muốn.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm, vì vậy khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ cần kiểm tra bìu của bé thường xuyên. Khám sớm khi có triệu chứng đau hay nghi ngờ trước 6 tiếng xảy ra sự cố để tránh phải cắt bỏ tinh hoàn. Nếu thấy bìu thỉnh thoảng bị trống chỉ có một bên thì cha mẹ cần phải đưa đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Khoa Nam khoa và Phẫu thuật Tiết niệu Hồng Ngọc có hệ thống trang thiết bị phòng mổ hiện đại, đội ngũ cấp cứu nhanh chóng kịp thời, bác sĩ kinh nghiệm xử lý nhiều biến chứng ngoại khoa như xoắn tinh hoàn, nhiễm trùng đường tiết niệu, u tuyến tiền liệt, rách bàng quang, tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn,...
 
Xoắn dái là có thật. Nghe thôi đã nhức. Chúc mừng em trai khỏi bệnh. Cám ơn kíp mổ.
 
Top