Chia sẻ tâm pháp bổn môn, thập nhị chân kinh

Kính thưa quý đồng đạo, truyện kể rằng xưa kia có một vị là Bối Gia Minh Pháp Kim xuất thân nghèo khó, nhưng có ý chí lập thân, cố gắng đọc rất nhiều kinh sách. Nhờ cơ duyên xảo hợp và ngộ tính ngài sáng tạo đúc kết ra thập nhị chân kinh. Ngài dành thời gian tu tập chẳng bao lâu đã nổi danh trong chốn võ lâm. Thấm thoắt đã mấy trăm năm trôi qua, tình cờ tìm được di huấn của ngài, xin gửi lại cho người có duyên.
"Cũng khoảng thời gian này, ta ấp ủ một kế hoạch táo bạo và đầy cam go để tiến đến sự hoàn thiện về phẩm hạnh. Ta mong ước mình có thể sống mà không phạm vào lỗi đạo đức nào, bất kì lúc nào. Ta muốn chế ngự tất cả những lỗi lầm mà xu hướng tự nhiên, thói quen hay những hành vi cộng đồng khiến ta có thể mắc phải. Vì ta biết, hoặc ta cho là mình đã biết, điều gì đúng và điều gì sai, ta không thể hiểu được tại sao ta lại có thể không làm một điều gì đó và tránh làm những điều khác. Rồi ta sớm nhận ra rằng mình đã bắt đầu một công việc khó khăn hơn những gì ta có thể lường trước rất nhiều. Khi tập trung để tránh mắc một sai lầm, ta lại vô tình mắc phải những lỗi khác do thói quen. Những lỗi mắc phải do thói quen thường quá dai dẳng để có thể suy nghĩ. Ta kết luận rằng, cuối cùng, sự tự nhận thức tội lỗi chỉ là mối quan tâm của chúng ta để có đạo đức tốt một cách trọn vẹn nhưng vẫn không đủ để ngăn chúng ta không phạm sai lầm nữa. Những thói quen ngang ngược phải bị loại bỏ, và những thói quen tốt phải được luyện tập và hình thành trước khi chúng ta có thể phụ thuộc vào một tư cách đạo đức vững vàng, kiên định và đúng đắn. Với mục đích này, ta nghĩ ra một phương pháp như dưới đây.
Mười hai đức tính, kèm theo lời huấn thị bao gồm:

CHỪNG MỰC. Không ăn đến chán; không uống quá nhiều.
YÊN LẶNG. Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc bản thân; tránh những chuyện vặt vãnh không đâu.
TRẬT TỰ. Sắp xếp mọi thứ theo trật tự, và phân chia công việc theo thời gian dành riêng.
KIÊN ĐỊNH. Quyết tâm làm điều phải làm, và đã làm thì làm cho bằng được.
TIẾT KIỆM. Không tiêu pha gì khác ngoài những thứ tốt cho bản thân hoặc kẻ khác; tỉ như, không hoang phí bất cứ thứ gì.
SIÊNG NĂNG. Không phí hoài thời gian vô ích; luôn sử dụng thời gian vào những việc hữu ích và loại bỏ những việc làm không cần thiết.
THÀNH THẬT. Không sử dụng mánh khóe để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nói đúng những gì ta nghĩ trong đầu.
CÔNG BẰNG. Không làm điều xấu với bất cứ ai, hay gạt bỏ bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho kẻ khác.
ĐIỀU ĐỘ. Tránh sự thái quá, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn còn cho đó là đủ.
SẠCH SẼ. Giữ gìn sạch sẽ bản thân, phục trang và nơi ở.
THANH TỊNH. Không bị phân tâm hay lo âu bởi những điều vặt vãnh, hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.
THỦY CHUNG. Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối, hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân và kẻ khác.
Dù ý định của ta là đạt được thói quen tốt dựa trên tất cả các đức tính kể trên, ta cho rằng không nên xao nhãng bản thân bằng việc cố đạt được tất cả cùng một lúc mà thay vào đó chỉ rèn luyện từng đức tính riêng biệt. Sau khi đã rèn luyện thành công một đức tính, ta sẽ rèn luyện đức tính tiếp theo cho đến hết cả mười ba đức tính. Vì khi rèn luyện thành công vài đức tính, nó sẽ giúp cho việc đạt được một vài đức tính khác dễ dàng hơn, do đó ta đã sắp xếp chúng theo thứ tự như trên. Chừng mực xếp đầu tiên vì đức tính này sẽ giúp ta có được sự bình tĩnh và tỉnh táo cần thiết để duy trì việc đề phòng và tự bảo vệ trước những tật xấu dai dẳng và trước ảnh hưởng của cám dỗ liên tục của các tật xấu này. Nếu điều này cần được duy trì và thiết lập, Yên lặng sẽ dễ dàng đạt được hơn. Vì mong muốn lĩnh hội kiến thức cùng lúc với việc rèn luyện thành công các đức tính và xét thấy kiến thức chỉ có thể được lĩnh hội trong các cuộc trò chuyện bằng việc dùng tai lắng nghe hơn là dùng miệng để nói, ta mong muốn bỏ thói quen nói chuyện tầm phào, chơi chữ, và nói đùa, điều này chỉ thích hợp cho việc kết bạn với những kẻ tầm thường Do đó, ta mạnh dạn tập trung rèn luyện đức tính này và đức tính tiếp theo, trong tuần tiếp sau đó, cả hai dòng này đều không bị đánh dấu. Cứ tiếp tục như vậy, ta đã hoàn thành một đợt đầu tiên trong mười ba tuần, và ta sẽ làm bốn đợt như vậy trong một năm. Giống như kẻ phải nhổ cỏ trong vườn, không cố gắng nhổ cho bằng hết cỏ dại trong một lần, việc này ắt là quá sức, nhưng chỉ cố hoàn thành mỗi lần ở một khoảnh đất trong vườn, và sau khi đã nhổ xong ở khoảnh đất đầu tiên, sẽ tiếp tục ở mảnh thứ hai. Vì vậy, ta nên, và hy vọng rằng, cảm thấy vui mừng và khích lệ khi quan sát thấy tiến bộ mỗi ngày của ta trên trang giấy: đó là xóa dần đi những dấu sai phạm, cho đến cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực và thời gian, ta sẽ hạnh phúc khi nhìn cuốn sổ không có dấu hoa thị nào, khi tự đánh giá chặt chẽ mỗi ngày sau mười ba tuần.
 
Lời huấn thị của Trật tự đòi hỏi mỗi công việc của ta phải được sắp xếp thời gian, do đó ta dành một trang trong cuốn sổ nhỏ để viết ra thời khóa biểu 24 giờ của một ngày thường nhật như sau:

Buổi sáng. Câu hỏi: Hôm nay ta sẽ làm gì?

Từ 5 – 7h: Thức dậy, làm vệ sinh và cầu nguyện câu “Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Lên kế hoạch cho công việc trong ngày và thực hiện những ý định đề ra cho ngày, tiếp tục việc học và ăn sáng.
Từ 8 – 11h: Làm việc.

Buổi trưa. Từ 12 – 1h: Đọc, xem qua sổ sách và ăn trưa.

Từ 2 – 5h: Làm việc.

Buổi tối. Câu hỏi: Hôm nay ta đã làm được những gì?

Từ 6 – 9h: Sắp xếp mọi thứ vào vị trí. Ăn tối. Nghe nhạc hoặc giải trí, hoặc trò chuyện. Xem xét và đánh giá việc rèn luyện đức tính trong ngày.

Từ 11 – 4h: Ngủ.
Những thế hệ sau của ta nên nhớ rằng với mẹo này, cùng với sự phù hộ của Chúa, cha ông chúng đã đạt được hạnh phúc thường trực trong cuộc sống đến tận năm 79
tuổi, năm viết cuốn sách này. Điều bất hạnh có đến hay không phụ thuộc vào quyền phán quyết của Chúa Trời nhưng nếu điều này có xảy đến, việc suy ngẫm lại những phút giây hạnh phúc đã qua sẽ cho ta sự nhẫn nhịn để chịu đựng bất hạnh. Sức khỏe dẻo dai mà cha ông có được là nhờ vào sự Chừng mực, và những gì còn lại là một thể trạng tốt. Sự thoải mái và giàu có có được là nhờ vào Tiết kiệm và Siêng năng. Với tất cả kiến thức đó đã giúp cha ông chúng trở thành một công dân hữu dụng và đạt được danh tiếng ở mức độ nào đó trong giới những người có học thức. Thành thật và Công bằng đã giúp ta được đất nước này tin tưởng và vinh danh. Nhờ vào sự ảnh hưởng của tất cả các đức tính đó, ngay trong hoàn cảnh khó khăn, cha ông chúng vẫn có thể đạt được tất cả sự bình tĩnh và vui vẻ trong các cuộc trò chuyện, điều mà những người đối thoại và ngay cả những người người trẻ tuổi đều thấy dễ chịu. Do đó, ta hy vọng các thế hệ sau có thể noi theo những bài học đó và thu nhận được ích lợi từ nó.
 
Lời huấn thị của Trật tự đòi hỏi mỗi công việc của ta phải được sắp xếp thời gian, do đó ta dành một trang trong cuốn sổ nhỏ để viết ra thời khóa biểu 24 giờ của một ngày thường nhật như sau:

Buổi sáng. Câu hỏi: Hôm nay ta sẽ làm gì?

Từ 5 – 7h: Thức dậy, làm vệ sinh và cầu nguyện câu “Đức Chúa Trời Toàn Năng”. Lên kế hoạch cho công việc trong ngày và thực hiện những ý định đề ra cho ngày, tiếp tục việc học và ăn sáng.
Từ 8 – 11h: Làm việc.

Buổi trưa. Từ 12 – 1h: Đọc, xem qua sổ sách và ăn trưa.

Từ 2 – 5h: Làm việc.

Buổi tối. Câu hỏi: Hôm nay ta đã làm được những gì?

Từ 6 – 9h: Sắp xếp mọi thứ vào vị trí. Ăn tối. Nghe nhạc hoặc giải trí, hoặc trò chuyện. Xem xét và đánh giá việc rèn luyện đức tính trong ngày.

Từ 11 – 4h: Ngủ.
Những thế hệ sau của ta nên nhớ rằng với mẹo này, cùng với sự phù hộ của Chúa, cha ông chúng đã đạt được hạnh phúc thường trực trong cuộc sống đến tận năm 79
tuổi, năm viết cuốn sách này. Điều bất hạnh có đến hay không phụ thuộc vào quyền phán quyết của Chúa Trời nhưng nếu điều này có xảy đến, việc suy ngẫm lại những phút giây hạnh phúc đã qua sẽ cho ta sự nhẫn nhịn để chịu đựng bất hạnh. Sức khỏe dẻo dai mà cha ông có được là nhờ vào sự Chừng mực, và những gì còn lại là một thể trạng tốt. Sự thoải mái và giàu có có được là nhờ vào Tiết kiệm và Siêng năng. Với tất cả kiến thức đó đã giúp cha ông chúng trở thành một công dân hữu dụng và đạt được danh tiếng ở mức độ nào đó trong giới những người có học thức. Thành thật và Công bằng đã giúp ta được đất nước này tin tưởng và vinh danh. Nhờ vào sự ảnh hưởng của tất cả các đức tính đó, ngay trong hoàn cảnh khó khăn, cha ông chúng vẫn có thể đạt được tất cả sự bình tĩnh và vui vẻ trong các cuộc trò chuyện, điều mà những người đối thoại và ngay cả những người người trẻ tuổi đều thấy dễ chịu. Do đó, ta hy vọng các thế hệ sau có thể noi theo những bài học đó và thu nhận được ích lợi từ nó.
Chữ "bổn môn" của huynh đệ là giáo phái nào vậy ??
 
Top