Công nhân bay (P3)

12h.12h

Con Chym bản Đôn
Công nhân bay (P3)

Duty free dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hàng-miễn-thuế, và thế là mặc nhiên trong tiềm thức của mọi người thì giá-bày-bán của những mặt hàng ở Duty free chắc phải là RẺ NHẤT. Tao cũng đã từng ngu-ngơ như thế, phần vì những năm 199x lương gross vẫn chỉ 3 con số, sau khi nộp PIT đâu đó còn lại tầm hơn 500$ tẹo nên sang lắm cũng chỉ dám mua cái đồng hồ Longines loại rẻ tiền nhất nhưng vẫn automatic movement. Thẻ tín dụng mãi những năm 1995/1996 ACB là ngân hàng đầu tiên ở Vietnam phát hành và bắt ký quỹ mới cho cái hạn mức đâu như 90% số tiền ký quỹ nên nhìn mấy cái Cartier, Omega cả chục nghìn Mỹ kim mà hoảng. Cũng tinh tướng biết một vài thứ tiếng nên hồi làm tư vấn cho VNA thuê khô mấy cái tàu bay, được giao dẫn 1 nhóm các chuyên viên bên phố Nguyễn Sơn sang Sing chơi là chính, đào tạo là phần phụ lúc về dẫn các bạn ghé Changi Duty Free mua tặng mỗi người 200$ travel allowance thì trợn ngược mắt lên khi thấy ông trưởng đoàn rút ra cái thẻ VNA-Crew và được discount hẳn 20% với nước hoa và 10% với rượu. Voila, tao bắt đầu tò mò với đám người-giời, và sau này khi tiền lương lên 4 chữ số thì mới biết rằng: đồng hồ, hàng xa xỉ mua ở Duty Free là ... đắt hơn rất nhiều so với mua trong shop nếu biết chỗ mua.

Nếu bọn mày trong này những thằng 7x đít chơi vơi, 8x đời đầu để ý thì rất đông Á hậu và một vài Hoa hậu báo Tiền Phong những năm 199x sau khi lên ngôi thì đều làm tiếp viên hàng không cả, ví như Vi Thị Đông, Ngọc Khánh, Đàm Lưu Ly, Mai Hương, Quỳnh Mai… còn mỹ nhân từ các lò Sân khấu điện ảnh, múa, thì nhiều vô kể. Dạo đấy bay nhàn, áo dài hồng đi làm bằng Dream II nhiều lắm và hình như chưa em nào có 4 bánh, cả ở ĐTV phía Bắc mạn Nguyễn Sơn hay FTC phía Nam đường Hồng Hà.

(chưa hết...)
FB_IMG_15634107835951834.jpg

FB_IMG_15646435217860677.jpg
 
Sửa lần cuối:
địt, lâu lắm mới thấy ông 12h vào thả bài, tiếp tục hóng
 
Bài viết hay thế này mà lại chìm. Lên nào

Tao sang xamvn vì ở xamvn ko chỉ là ăn chơi mà còn sự đời
 
Công nhân bay (P3)

Duty free dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hàng-miễn-thuế, và thế là mặc nhiên trong tiềm thức của mọi người thì giá-bày-bán của những mặt hàng ở Duty free chắc phải là RẺ NHẤT. Tao cũng đã từng ngu-ngơ như thế, phần vì những năm 199x lương gross vẫn chỉ 3 con số, sau khi nộp PIT đâu đó còn lại tầm hơn 500$ tẹo nên sang lắm cũng chỉ dám mua cái đồng hồ Longines loại rẻ tiền nhất nhưng vẫn automatic movement. Thẻ tín dụng mãi những năm 1995/1996 ACB là ngân hàng đầu tiên ở Vietnam phát hành và bắt ký quỹ mới cho cái hạn mức đâu như 90% số tiền ký quỹ nên nhìn mấy cái Cartier, Omega cả chục nghìn Mỹ kim mà hoảng. Cũng tinh tướng biết một vài thứ tiếng nên hồi làm tư vấn cho VNA thuê khô mấy cái tàu bay, được giao dẫn 1 nhóm các chuyên viên bên phố Nguyễn Sơn sang Sing chơi là chính, đào tạo là phần phụ lúc về dẫn các bạn ghé Changi Duty Free mua tặng mỗi người 200$ travel allowance thì trợn ngược mắt lên khi thấy ông trưởng đoàn rút ra cái thẻ VNA-Crew và được discount hẳn 20% với nước hoa và 10% với rượu. Voila, tao bắt đầu tò mò với đám người-giời, và sau này khi tiền lương lên 4 chữ số thì mới biết rằng: đồng hồ, hàng xa xỉ mua ở Duty Free là ... đắt hơn rất nhiều so với mua trong shop nếu biết chỗ mua.

Nếu bọn mày trong này những thằng 7x đít chơi vơi, 8x đời đầu để ý thì rất đông Á hậu và một vài Hoa hậu báo Tiền Phong những năm 199x sau khi lên ngôi thì đều làm tiếp viên hàng không cả, ví như Vi Thị Đông, Ngọc Khánh, Đàm Lưu Ly, Mai Hương, Quỳnh Mai… còn mỹ nhân từ các lò Sân khấu điện ảnh, múa, thì nhiều vô kể. Dạo đấy bay nhàn, áo dài hồng đi làm bằng Dream II nhiều lắm và hình như chưa em nào có 4 bánh, cả ở ĐTV phía Bắc mạn Nguyễn Sơn hay FTC phía Nam đường Hồng Hà.

(chưa hết...)

Screenshot_2019-06-21-15-37-56.png

Screenshot_2019-06-21-17-35-49.png


@Hungcakho có thấy quen không? Ảnh chân dung vẫn mặc áo dài đỏ tiếp viên VNA

Screenshot_2019-06-08-19-18-59.png
 
Sửa lần cuối:
Bên Đức hồi 2001-2007 cũng rộ lên phong trào bài xích VietnamAirlines vì 4 cú phốt mà các vị trong hãng và Cục hàng không có liên quan đến.
 
Vụ thuê máy bay này tao cũng 1 thời nghe về giai đoạn .......
Tao tự tin trên cái cõi đời thật giả nhập nhèm này tao là người hiểu anh Đỗ Công Sơn hơn tất cả bọn mày cộng lại. Nên tao trân trọng đề nghị mày Xóa cái post bên trên, đọc cái này đi rồi sau đó mày có thể viết lại tùy mày, khi đấy cũng chưa muộn. Bài này của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, đăng trên Vietnamnet tháng 10/2007.

Cảm ơn mày!

 
Tao tự tin trên cái cõi đời thật giả nhập nhèm này tao là người hiểu anh Đỗ Công Sơn hơn tất cả bọn mày cộng lại. Nên tao trân trọng đề nghị mày Xóa cái post bên trên, đọc cái này đi rồi sau đó mày có thể viết lại tùy mày, khi đấy cũng chưa muộn. Bài này của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, đăng trên Vietnamnet tháng 10/2007.

Cảm ơn mày!

Ok mày
 
Cảm ơn mày đã xóa post! Chuyện về người mang Boeing đầu tiên về Việt Nam thì dài lắm, và có khi cũng là một tấm gương về nghị lực sống đấy, ít nhất là với tao, một thằng em họ. Những năm 1979, 1980 khi xe máy ở Hà Nội chỉ có dòng XHCM như Simson (tiếng Việt gọi là Mô-kích), Java, Babeta hay sang lắm là Peugeot 102, 103 (Cá vàng) thì ông anh họ tao đã bảnh chọe lái 4 bánh dẫn đám chuyên gia (XHCN) đi chơi. Rất đào hoa, bây giờ tao vẫn có thể nhớ, hình dung ra những chị bạn của ông anh (có phải bạn gái không thì không biết, tao hồi đấy mới học xong vỡ lòng) đều rất xinh và dịu dàng; lần nào đến nhà ở Bà Triệu chơi cũng đều thấy vài chị (con gái Hà Nội xưa chả đi đâu 1 mình bao giờ, ý tứ thế chứ không hổ-báo như cái thời buổi nhiễu nhương này). Thi thoảng ông anh cho thằng em dại lên ô tô đi chơi cùng mấy chị, các chị chắc thích ông anh nên chăm thằng em là tao ghê lắm, gì chứ tạp chí cho bọn thiếu nhi Ngựa Gióng với truyện của NXB Nhi Đồng đọc nhòe; tuần nào cũng được ghé kem Bốn Mùa chỗ bác gái làm chén cốc kem hoa quả (sang hơn vào Le Club trong 15 Ngô Quyền bây giờ nhiều). Dạo đấy khó khăn, ông anh tao ở nhà toàn đi guốc-mộc nhưng ra khỏi nhà (bé tẹo, vì chia ra làm 2 lý do chuyện gia đình thôi) ở Bà Triệu là giày với sơ-vin quần là ly thẳng tắp mà sau này anh Nguyễn Quang Thiều có mô tả là "mặc như quý tộc vào Metropole uống cafe) ấy.

Rồi ông anh dính vụ gì đó buôn bán nên nhập kho. Ông già làm trong ngành (nên nhà rất nhiều báo CA, dạo đấy còn là tài liệu nội bộ không phổ biến) nhưng cũng không giúp được gì. Thanh niên 30 mà nhập kho thì tương lai (với số đông mặc đồng phục đội Juve) là coi như hết cửa. Nhưng (số phận chăng) ông anh gặp bà chị cũng mặc đồng phục trong trại. Rồi được giảm tí án, ra ngoài và khởi nghiệp lại; giai đoạn sau thì nhiều người biết, chả cần tao phải biên thêm...

Hình như những người tài hoa thường hay bạc mệnh???
 
Cảm ơn mày đã xóa post! Chuyện về người mang Boeing đầu tiên về Việt Nam thì dài lắm, và có khi cũng là một tấm gương về nghị lực sống đấy, ít nhất là với tao, một thằng em họ. Những năm 1979, 1980 khi xe máy ở Hà Nội chỉ có dòng XHCM như Simson (tiếng Việt gọi là Mô-kích), Java, Babeta hay sang lắm là Peugeot 102, 103 (Cá vàng) thì ông anh họ tao đã bảnh chọe lái 4 bánh dẫn đám chuyên gia (XHCN) đi chơi. Rất đào hoa, bây giờ tao vẫn có thể nhớ, hình dung ra những chị bạn của ông anh (có phải bạn gái không thì không biết, tao hồi đấy mới học xong vỡ lòng) đều rất xinh và dịu dàng; lần nào đến nhà ở Bà Triệu chơi cũng đều thấy vài chị (con gái Hà Nội xưa chả đi đâu 1 mình bao giờ, ý tứ thế chứ không hổ-báo như cái thời buổi nhiễu nhương này). Thi thoảng ông anh cho thằng em dại lên ô tô đi chơi cùng mấy chị, các chị chắc thích ông anh nên chăm thằng em là tao ghê lắm, gì chứ tạp chí cho bọn thiếu nhi Ngựa Gióng với truyện của NXB Nhi Đồng đọc nhòe; tuần nào cũng được ghé kem Bốn Mùa chỗ bác gái làm chén cốc kem hoa quả (sang hơn vào Le Club trong 15 Ngô Quyền bây giờ nhiều). Dạo đấy khó khăn, ông anh tao ở nhà toàn đi guốc-mộc nhưng ra khỏi nhà (bé tẹo, vì chia ra làm 2 lý do chuyện gia đình thôi) ở Bà Triệu là giày với sơ-vin quần là ly thẳng tắp mà sau này anh Nguyễn Quang Thiều có mô tả là "mặc như quý tộc vào Metropole uống cafe) ấy.

Rồi ông anh dính vụ gì đó buôn bán nên nhập kho. Ông già làm trong ngành (nên nhà rất nhiều báo CA, dạo đấy còn là tài liệu nội bộ không phổ biến) nhưng cũng không giúp được gì. Thanh niên 30 mà nhập kho thì tương lai (với số đông mặc đồng phục đội Juve) là coi như hết cửa. Nhưng (số phận chăng) ông anh gặp bà chị cũng mặc đồng phục trong trại. Rồi được giảm tí án, ra ngoài và khởi nghiệp lại; giai đoạn sau thì nhiều người biết, chả cần tao phải biên thêm...

Hình như những người tài hoa thường hay bạc mệnh???
Vậy mới có Biệt danh “Sơn..” đúng ko mày??? Tao nghe chuyện này ngày còn bé, nghe mấy thằng anh nói chuyện, chi tiết thì ko nhớ, chỉ nhớ là người đầu tiên ký HĐ máy bay cho Việt Nam.
 
Sửa lần cuối:
Vậy mới có Biệt danh “Sơn.....................................” đúng ko mày??? Tao nghe chuyện này ngày còn bé, nghe mấy thằng anh nói chuyện, chi tiết thì ko nhớ, chỉ nhớ là người đầu tiên ký HĐ máy bay cho Việt Nam.
Ngừoi Việt có câu Nghĩa tử nghĩa tận, sống hổ báo thế nào thì cũng nên tôn trọng người đã khuất cho nó giống thằng-người.
 
Tuần rồi t mới bay VNA, vì bất đắc dĩ thôi vì hết các chuyến khác. Có ai rành ngành hàng không cho t hỏi vì sao lũ tiếp viên VNA bị tiểu nhược quá vậy? T thấy ngồi cùng khoang, mà mấy thằng và con đấy bợ đít bọn tây thôi rồi. Hỏi han đủ kiểu cọ, thiếu điều muốn quỳ xuống bj các anh tại chỗ. Còn lại thấy mặt VN là bơ mặt mẹ ra, hỏi xin gì cũng không có. Tình trạng này t thấy từ mấy năm trước rồi, đến giờ vẫn còn. Vì vậy tao hạn chế đi VNA, và có đi cũng nói tiếng anh với chúng nó thôi. Nhưng lần nào đi thấy thế cixng bực.

Bọn VNA chuyên thuê me tây làm tiếp viên à? Hay được training thế?
 
Mắt mày tinh nhỉ ? Tao nhìn không thể nhớ được....đến khi có ảnh không che mới nhớ ra....người chị mình thầm ngưỡng mộ :vozvn (16): ngày ấy chị đẹp thật....không ngờ đên bây giờ chị lại " gian nan " thế :too_sad:
Ông @Hungcakho xóa hộ tôi ảnh chị cậu trong post "replied" đi, tránh làm phiền chị cậu :-)
 
Công nhân bay (P3)

Duty free dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hàng-miễn-thuế, và thế là mặc nhiên trong tiềm thức của mọi người thì giá-bày-bán của những mặt hàng ở Duty free chắc phải là RẺ NHẤT. Tao cũng đã từng ngu-ngơ như thế, phần vì những năm 199x lương gross vẫn chỉ 3 con số, sau khi nộp PIT đâu đó còn lại tầm hơn 500$ tẹo nên sang lắm cũng chỉ dám mua cái đồng hồ Longines loại rẻ tiền nhất nhưng vẫn automatic movement. Thẻ tín dụng mãi những năm 1995/1996 ACB là ngân hàng đầu tiên ở Vietnam phát hành và bắt ký quỹ mới cho cái hạn mức đâu như 90% số tiền ký quỹ nên nhìn mấy cái Cartier, Omega cả chục nghìn Mỹ kim mà hoảng. Cũng tinh tướng biết một vài thứ tiếng nên hồi làm tư vấn cho VNA thuê khô mấy cái tàu bay, được giao dẫn 1 nhóm các chuyên viên bên phố Nguyễn Sơn sang Sing chơi là chính, đào tạo là phần phụ lúc về dẫn các bạn ghé Changi Duty Free mua tặng mỗi người 200$ travel allowance thì trợn ngược mắt lên khi thấy ông trưởng đoàn rút ra cái thẻ VNA-Crew và được discount hẳn 20% với nước hoa và 10% với rượu. Voila, tao bắt đầu tò mò với đám người-giời, và sau này khi tiền lương lên 4 chữ số thì mới biết rằng: đồng hồ, hàng xa xỉ mua ở Duty Free là ... đắt hơn rất nhiều so với mua trong shop nếu biết chỗ mua.

Nếu bọn mày trong này những thằng 7x đít chơi vơi, 8x đời đầu để ý thì rất đông Á hậu và một vài Hoa hậu báo Tiền Phong những năm 199x sau khi lên ngôi thì đều làm tiếp viên hàng không cả, ví như Vi Thị Đông, Ngọc Khánh, Đàm Lưu Ly, Mai Hương, Quỳnh Mai… còn mỹ nhân từ các lò Sân khấu điện ảnh, múa, thì nhiều vô kể. Dạo đấy bay nhàn, áo dài hồng đi làm bằng Dream II nhiều lắm và hình như chưa em nào có 4 bánh, cả ở ĐTV phía Bắc mạn Nguyễn Sơn hay FTC phía Nam đường Hồng Hà.

(chưa hết...)

Screenshot_2019-06-21-15-37-56.png

Screenshot_2019-06-21-17-35-49.png



@Hungcakho có thấy quen không? Ảnh chân dung vẫn mặc áo dài đỏ tiếp viên VNA
Ôi đọc bài này của chú mà cháu phải vào cmt (cháu tàu ngầm trên xam lâu rồi ). Nhìn mặt xa xa đã ngờ ngợ, đọc thấy quê ở Tuyên Quang thì đúng là... buồn thật. Hồng nhan bạc phận, thích cái nét đẹp của chị từ hồi còn cắp sách đến trg, phim chị đóng thỉnh thoảng cũng xem lại. Mà giờ... chả biết phải nói sao... Nhưng nếu họ hài lòng với cuộc sống của mình, có khi lại là hạnh phúc chú nhỉ? Đâu cần mình chạnh lòng hộ.
 
Sửa lần cuối:
Ôi đọc bài này của chú mà cháu phải vào cmt (cháu tàu ngầm trên xam lâu rồi ). Nhìn mặt xa xa đã ngờ ngợ, đọc thấy quê ở Tuyên Quang thì đúng là... buồn thật. Hồng nhan bạc phận, thích cái nét đẹp của chị từ hồi còn cắp sách đến trg, phim chị đóng thỉnh thoảng cũng xem lại. Mà giờ... chả biết phải nói sao... Nhưng nếu họ hài lòng với cuộc sống của mình, có khi lại là hạnh phúc chú nhỉ? Đâu cần mình chạnh lòng hộ.
Con gái Tuyên Quang có nét rất lạ, đẹp thanh thoát. Chị của bạn dạo học dưới Mai Dịch 5 năm cũng làm bao anh nghiêng ngả (trong số đấy có thằng đang gõ những dòng này :-) ) . Không nhớ khoảng đâu 1993 hay 1994 gì đấy mấy đứa rủ nhau bát phố, ngang qua hàng hoa có chị bán cúc đại đóa đẹp quá nên ghé vào mua 1 bó, chị của bạn hôm đấy mặc áo dài, tiện máy còn đâu nửa cuộn phim nên đánh liều nói chị của bạn làm mẫu ngẫu hứng chụp ít kiểu. Có lẽ đến giờ đấy vẫn là mấy tấm ảnh chụp chân dung đẹp nhất mình đã chụp. Sau này có một anh bạn họa sĩ đến nhà chơi thấy hay hay nên hí hoáy cọ với toan với sơn ra một bức sơn dầu, có thích không tớ gửi cho qua inbox.

Khoảng chục năm về trước có 1 bạn hình như ở Sơn Dương học Cao đẳng múa Phạm.T.T cũng có nét mong manh dễ đứt tim gần giống chị H của bạn; em đó cũng thi thố một vài cuộc thi người đẹp, đâu như sau khi vào chung kết hoa hậu báo Tiền Phong thì á hậu 1 cuộc thi Miss thể thao. Nếu bạn cũng người Tuyên Quang thì có khi biết đấy :-)
 
Top