Giản lược lời dạy của Đồng chí Thích Ca Mâu ni

Hưởng ứng phong trào kêu gọi xây dựng chùa Bề Đề ngày càng lớn mạnh, bên cạnh việc phát triển vật chất thì tư tưởng cũng cần phải được chú trọng phát triển tương đương mà cụ thể là Phật pháp - bảo vật trấn phái của chùa.

Hôm nay đệ xin mạo muội giản lược bài giảng Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề của chủ tịch @ALau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bang chúng được tiếp cận với tư tưởng của Tổ sư. Do bài giảng khá dài nên đệ đã giản lược khá nhiều và chỉ ghi lại các câu giảng quan trọng của tổ sư, nếu các huynh đệ sau khi đọc thấy được sự Vô minh của mình thì có thể đọc bản full tại topic của chủ tịch để tiến xa hơn.

Ý tưởng ban đầu đệ muốn ghi chú giải của mình nhưng sau khi suy nghĩ và tự nhục nên đệ đã post bài giảng nguyên bản và sẽ thảo luận với các huynh đệ tại phần comment.

Giản lược bài giảng: Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề - TTGG & GĐCL
 
Trước hết, Ngài cho biết là có hai lối sống cực đoan: một là sống trong khoái lạc và một là lối sống tự hành xác. Ngài bác bỏ cả hai cách sống đó, vì chúng đều không tốt cho con người. Có một lối ở giữa tránh được cả hai cực đoan đó là cái Trung Đạo mà Ngài chuẩn bị rao giảng.

Chỉ khi nào cái Ta trong các ngài được chế ngự để thoát khỏi nổi dục vọng, thì các ngài mới hết ham muốn dục lạc phàm tục. Và này, sự đáp ứng những nhu cầu thiên nhiên sẽ không làm ai ô uế cả. Hãy ăn uống đầy đủ cho những gì cơ thể các ngài cần."

Ngài tiếp tục giảng thêm về Đạo pháp của ngài chính là (1) không quan tâm đến Thượng đế hay linh hồn, không quan tâm đến đời sống sau khi chết, không quan tâm đến các nghi thức và việc cúng tế. Trọng tâm của Đạo ngài là con người, và mối tương quan giữa con người với con người trong kiếp sống hiện tại trên thế gian. (2) tìm ra cách để trừ bỏ được sự khổ đau cho thế gian là mục đích độc nhất của Đạo ngài.

Ngài giảng về cách hành đạo là nếu mọi người đều theo đuổi Giới đạo, Chính đạoHạnh đạo thì mọi phiền não sẽ chấm dứt.

  • Giới đạo
“Giới đạo dậy rằng ai ước muốn trở thành một người tốt cũng phải nhận mấy nguyên tắc sống căn bản làm nguyên tắc sống của mình.
– Không được làm bị thương hay sát hại;
– Không được trộm cắp hay gian lận của cải của người khác;
– Không được nói dối;
– Không được chìm đắm trong ham muốn;
– Không được lạm dụng các thức uống gây nghiện.
“Ai cũng phải nhờ vào các nguyên tắc này để kiểm soát mọi hành vi của mình. Và theo tôi thì những nguyên tắc này phải trở thành tiêu chuẩn sống của mọi người.”
“Khắp mọi nơi đều có những người sa ngã. Nhưng có hai loại sa ngã. Một là loại có tiêu chuẩn sống, và một không có. Người không có tiêu chuẩn sống là người không biết rằng mình sa ngã. Và kết quả là hắn ta sẽ luôn luôn vẫn là kẻ sa ngã. Còn người có chuẩn sống là người sẽ cố gắng đứng dậy sau mỗi lần sa ngã. Tại sao? Vì anh ta biết rằng mình đã sa ngã. Đấy là sự khác biệt của có hay không có tiêu chuẩn sống trong việc tu tỉnh đời mình. Vấn đề không phải là sự sa ngã, mà là sự thiếu vắng một tiêu chuẩn sống.”

  • Chính đạo
Chính đạo gồm có tám điều gồm: Chính kiến, Chính Tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm và Chính định

(1)
Chính kiến tức là điều thứ nhất và quan trọng nhất của Chính đạo.
Ngài nói “quý vị phải thấy rằng đời là một ngục tối, và con người là tù nhân trong cái ngục tối đó. Cái ngục này thật là tối. Tối đến nỗi các tù nhân khó có thể nhìn thấy gì. Tù nhân cũng không nhận thức được rằng mình đang ở trong tù.”
“Quả thật, người ta không những đã trở thành đui mù vì đã bị sống trong u minh tăm tối quá lâu, mà người ta còn không tin được rằng có thể có một sự vật lạ lùng gọi là ánh sáng bao giờ. Trí tuệ là công cụ độc nhất để qua nó ánh sáng có thể đến với con người. Nhưng mà trí tuệ của các cư dân trong ngục tối này không đủ để có thể là dụng cụ hoàn bị cho mục đích đó được. Nó chỉ cho một tí ánh sáng vào thôi. Chỉ vừa đủ để chứng tỏ cho những ai có tí chút thị giác nhận thức được rằng quả thật có cái gọi là u minh tăm tối đó. Nhưng chỉ hiểu biết sáng tối như thế thì quả là còn thô thiển.”

Và Chính kiến “Là sự giải trừ Vô minh. Nó chống lại Tà kiến. Và Vô minh có nghĩa là không hiểu được các chân lý cao quý, nghĩa là không hiểu được sự hiện hữu của Khổ và cách diệt Khổ. Chính kiến làm được điều đó”.

Tác dụng của chính kiến là:
– Chính kiến là bác bỏ sự tin tưởng vào hiệu năng của các nghi thức và việc cúng tế.
– Chính kiến là bác bỏ quyền lực thần thánh của kinh sách.
– Chính kiến là phải từ bỏ mê tín và dị đoan.
– Chính kiến là phải từ bỏ tất cả các học thuyết chỉ biết luận bàn tranh cãi mà không được căn cứ vào sự thật hay trải nghiệm thực tế.
– Chính kiến đòi hỏi tâm và trí phải cởi mở.

(2) Chính Tư duy dậy rằng những mục tiêu, nguyện vọng và tham vọng đó phải cao thượng và đáng khâm phục, chứ không được thấp hèn và vô giá trị”.

(3) Chính Ngữ. Chính ngữ dậy rằng:
– Chỉ được nói thật,
– Không nên bịa đặt,
– Không nên nói xấu người khác,
– Phải kiềm chế sự vu khống,
– Không nên buông những lời giận dữ và thóa mạ đến người khác,
– Nên nói tốt và nhã nhặn với mọi người,
– Không nên chìm đắm vào những chuyện gẫu vu vơ, ngu ngốc, mà chỉ nên nói những gì hợp lý và đúng vào vấn đề.

“Như tôi đã giải thích, ta tuân thủ vào Chính ngữ không vì sợ hãi hay để hưởng phúc. Không nên quan tâm chút nào đến việc các đấng bên trên đánh giá thế nào về hành vi của mình, hay đến bất cứ một sự thua thiệt nào mà Chính ngữ có thể gây ra cho mình. Nguyên tắc là tuân thủ Chính ngữ không phải do sợ phạm vào các giới cấm từ bên trên, hay vì để được lợi ích cá nhân; mà tất cả đều phải do tự tâm”.

(4) Chính nghiệp chỉ cho ta cách cư xử tốt. Nó dậy rằng mọi hành vi đều phải căn cứ vào sự tôn trọng cảm xúc và quyền lợi của người khác. Nguyên tắc của Chính nghiệp là hướng hoạt động hài hòa nhất với các nguyên tắc sống căn bản. Mọi việc chúng ta làm sẽ hài hòa với Chính nghiệp khi chúng đồng thuận với các nguyên tắc này.”

(5) Chính mệnh “Và ai cũng phải mưu sinh. Nhưng có nhiều cách để lập nghiệp, tốt có, xấu có. Nghề nghiệp xấu là loại gây thương tổn và bất công cho người khác. Lối sống tốt là tìm việc làm nào không gây thương tổn và bất công cho ai.”

(6) Chính tinh tấn là hướng hết nỗ lực của mình vào việc diệt vô minh tăm tối, để đến được và mở được cái cửa dẫn ra khỏi cái ngục tối đau thương kia. Chính tinh tấn có bốn mục đích:
– Một là để ngăn ngừa các trạng thái tâm trí đi ngược với Chính đạo.
– Hai là để trấn áp các trạng thái tâm trí xấu đó nếu chúng đã dấy lên.
– Ba là tạo ra những trạng thái tâm trí có thể giúp ta đáp ứng những đòi hỏi của Chính đạo.
– Bốn là để thúc đẩy sự gia tăng và phát triển hơn nữa các trạng thái tâm trí tốt lành đó, nếu chúng đã hiện hữu.”

(7) Chính niệm đòi hỏi sự chú tâm và thận trọng. Nó là sự luôn cảnh giác của tâm trí. Một cách định nghĩa khác của Chính niệm là sự canh chừng và bảo vệ tâm trí trước những đam mê tà mị.”

(8) Chính định “Này chư vị khất sỹ, có năm cái gông cùm, hay chướng ngại vật, luôn cản đường những ai muốn đạt Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm.”
 
“Chúng là tham lam, thành kiến, uể oải lười biếng, nghi ngại và không quả quyết. Vì thế phải vượt qua được những trở ngại, mà thật ra là những cái cùm, đó. Và cách vượt qua được chúng là nhờ vào Chính định. Nhưng chư vị khất sỹ nên biết rằng Chính định thật ra khác với Định. Khác nhiều đấy.”

“Định chỉ là sự tập trung tư tưởng. Chắc chắn nó cũng giúp đạt được những khoảnh khắc của trạng thái Thiền định, nhưng là loại đột phát, dù cũng tạm ngăn được năm chướng ngại kia.”
“Nhưng những khoảnh khắc nhập Thiền này đều chỉ là tạm thời. Cho nên sự ngăn chặn được các chướng ngại kia của Định cũng chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là đạt được sự chuyển hướng vĩnh viễn của tâm trí.”

“Trong khi đó Chính định mới là tích cực. Nó luyện cho tâm trí tập trung và suy tưởng vào các hành vi, tư tưởng tốt lành trong lúc tham thiền. Và nhờ đó loại trừ được khuynh hướng ngả về các hành vi, tư tưởng xấu do năm chướng ngại kia tạo ra. Chính định tạo cho tâm trí thói quen nghĩ về điều tốt lành, và luôn luôn chỉ nghĩ về điều tốt lành. Chính định tạo cho tâm trí những năng động lực cần thiết để hành thiện.”

  • Hạnh đạo
Hạnh đạo có nghĩa là tuân theo các phẩm hạnh có tên là: Đạo đức, Bố thí, Xả, Ly, Tinh Tấn, Nhẫn nhục, Chân Thật, Kiên quyết, Từ Bi, Quảng đại.
– Đạo đức là cái tính tránh làm điều ác và chỉ làm điều thiện, là sự biết xấu hổ khi làm điều sai trái. Đạo đức là sự tránh làm điều ác. Đạo đức là sợ làm điều sai trái.
– Ly là sự lìa bỏ. Là từ bỏ những khoái lạc phàm tục.
– Bố thí là cho đi. Là cống hiến tất cả: của cải, máu và tay chân, và có thể là cả mạng sống của mình, để giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự đền bù.
– Tinh Tấn là sự nỗ lực. Là nỗ lực hết mình để hoàn tất việc mình phải làm. Và không bao giờ có ý tưởng lùi bước.
– Nhẫn nhục là tính nhẫn nhục, là lòng khoan dung. Không lấy oán trả oán là cốt lõi của hạnh Khoan dung. Nó chỉ đạt được nhờ tính nhẫn nhục.
– Chân là chân thật. Không bao giờ được nói dối. Lời nói ra phải luôn là sự thật.
– Kiên quyết là quả quyết, là sự kiên quyết đạt được mục đích của sự, việc mình đã đặt ra.
– Từ bi là lòng yêu thương đến tất cả mọi người.
– Quảng đại là thiện tâm với tất cả mọi sinh linh. Không chỉ riêng với bạn mình, mà với cả kẻ thù. Không chỉ cho con người, mà cho cả mọi sinh vật.
– Xả (bình thản) là thanh thản, khác với dửng dưng. Là tâm trạng không thích không ghét. Không động lòng vì thành quả, dù vẫn dự vào việc theo đuổi nó.

Những phẩm hạnh này phải được thi hành một cách tuyệt đối.

Ngài kết thúc buổi thuyết giảng bằng câu hỏi: “Quả thật là Đạo tôi quan tâm vào sự hiện hữu của phiền não, nhưng đừng quên rằng nó cũng nhấn mạnh tương đương đến việc diệt phiền não. Trong Đạo tôi có cả hy vọng lẫn mục đích. Mục đích của nó là trừ khử Vô minh, nghĩa là tâm ngu dốt không hiểu biết về sự hiện hữu của Khổ. Còn việc có hy vọng là vì nó chỉ dẫn cách để diệt Khổ cho con người. Quý vị có đồng ý với điều đó không?” Và các tôn giả trả lời là có.

Đây là các cảm tưởng mà năm vị Tôn giả sau khi họ nghe đức Phật thuyết giảng về Đạo pháp mới. Họ thấy được từ ngài một nhà canh tân với những mục tiêu nhân đạo chân chính. Một người đầy sáng tạo và can đảm để dám quả cảm đưa ra một quan niệm trái chiều, tức là cái học thuyết về sự giải thoát ngay trong cõi này, trong kiếp này, qua việc tu chỉnh nội tâm bằng phương pháp tự trau dồi và tự kiểm soát.

“Chưa bao giờ một phương pháp cứu rỗi lại được đề ra một cách thật giản dị, không có yếu tố siêu thiên nhiên và siêu nhân. Một Đạo pháp thật độc lập, hay có thể nói là thật đối nghịch với những pháp thông thường khác hay đặt trọng tâm vào linh hồn, vào Thượng đế và vào cuộc đời sau khi chết, như phương pháp này.”

“Trước nay thế gian chưa bao giờ có một Đạo nào không dính dáng gì đến thiên khải, tiên tri huyền bí; mà các điều răn dậy của Đạo đều xuất phát từ các nhu cầu cuộc sống của con người, chứ không từ những cấm điều của Thần thánh; như Đạo này.”

“Chưa bao giờ mà sự giải thoát được hình thành từ ân huệ hạnh phúc do con người tự đạt được trong đời này, ở cõi này, bằng lối sống chân chính, đạo đức của bản thân như vậy.”
 
Mày ôm đúng chủ đề khó rồi, đọc đã dài, đợi hiểu được còn ngộ tính biết bao nhiêu năm.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
 
Mày ôm đúng chủ đề khó rồi, đọc đã dài, đợi hiểu được còn ngộ tính biết bao nhiêu năm.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
Đệ cũng biết là khó nhưng thực sự đây là bài giảng quý báu cực kỳ, đệ từng đọc chục cuốn về Phật học nhưng không thủng.
Ngay cả quyển Phật học tinh hoa của cụ Thu Giang, đệ cũng xin nhận xét là cụ chỉ tóm lược chứ chưa đạt chính kiến.
Tình cờ đệ biết qua ông Nguyễn Nhân Trí chuyên viết về tôn giáo cho đệ cái nhìn khác về Phật giáo, giải thích được các vấn đề đệ thắc mắc và bài giảng của chủ tịch làm đệ ngộ ra con đường của tổ sư.
Bởi vậy đệ mới quyết tâm giản lược bài giảng này trước là phổ biến cho mọi người sau là đệ cũng dùng để dạy dỗ con cái.
 
Đã xem, nhưng theo những gì bản thân biết thì chỉ xem cái này không không được. Nếu ta xét trên phương diện người nghe và cốt lõi của đạo phật thì chúng ta coi như bỏ các bước quan trọng.
Giáo lý đạo phật và con đường tu tập dựa trên tứ diệu đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Phải nhận rõ sự khổ của Khổ Đế, và nguyên nhân dẫn đến sự khổ của Tập Đế, mới dẫn đến con đường tu hành diệt khổ của Diệt Đế. Bản thân thấy bài này thuộc Đạo Đế, và nguyên nhân Như Lai giảng bài này cho nhóm Kiều Trần Như có thể là do nhóm này đều là hạng tu sĩ, đã nhận ra 2 Đế đầu tiên.
Bản thân thấy Khổ, Tập là 2 Đế tối quan trọng, vì nó sẽ hướng con đường tu hành và chỉ có thể nhận biết được nhờ vào cơ duyên. Mình khổ thế nào thì mình biết, làm sao diễn giải cho người khác như mình cảm nhận được. Thế nên kinh sách thì nhiều, nhưng chỉ có Diệt Đế và Đạo Đế thôi. Cơ duyên là điều khôg thể thiếu. Đây là nhận xét của riêng bản thân :vozvn (4):.
Nam mô Amen Akbar Allahur!
 
Sửa lần cuối:
Mày nên chèn thêm mấy tấm bích họa mấy con vãi lon mặc áo lam triết eo vú nẩy mông hằn xilip vào bài, đọc cho thêm phần lôi kéo. Chữ không thế kia đọc đm khô cổ quá.
 
Đã xem, nhưng theo những gì bản thân biết thì chỉ xem cái này không không được. Nếu ta xét trên phương diện người nghe và cốt lõi của đạo phật thì chúng ta coi như bỏ các bước quan trọng.
Giáo lý đạo phật và con đường tu tập dựa trên tứ diệu đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Phải nhận rõ sự khổ của Khổ Đế, và nguyên nhân dẫn đến sự khổ của Tập Đế, mới dẫn đến con đường tu hành diệt khổ của Diệt Đế. Bản thân thấy bài này thuộc Diệt Đế, và nguyên nhân Như Lai giảng bài này cho nhóm Kiều Trần Như có thể là do nhóm này đều là hạng tu sĩ, đã nhận ra 2 Đế đầu tiên.
Bản thân thấy Khổ, Tập là 2 Đế tối quan trọng, vì nó sẽ hướng con đường tu hành và chỉ có thể nhận biết được nhờ vào cơ duyên. Mình khổ thế nào thì mình biết, làm sao diễn giải cho người khác như mình cảm nhận được. Thế nên kinh sách thì nhiều, nhưng chỉ có Diệt Đế thôi. Cơ duyên là điều khôg thể thiếu. Đây là nhận xét của riêng bản thân :vozvn (4):.
Nam mô Amen Akbar Allahur!
Bài này là giản lược ak lão huynh. Huynh nói cũng không sai bài này nói về nguyên nhân của Khổ khá ít, chỉ lồng ít vào bài chứ chưa chia ra thành 4 diệu đế. Có thể nói bài này chỉ là Đạo Đế.
Nhưng thứ làm bài này khác xa với các sách vở khác chính là ý nghĩa, nó nói rất thực, rất khoa học chứ không mang sắc thái tâm linh, thần thánh. Và qua bài này đệ cảm nhận được Tổ sư là một tôn sư về triết học là người thầy, chứ không phải là một ông thần thánh nào đó ngồi lên để hưởng nhang khói.
Đệ nghĩ phần tối quan trọng của bài chính là phần Chính kiến, giải quyết được cái này chính là mở cánh cửa đầu tiên đến với Đạo. Người thông minh và cực kỳ thông minh nhưng đôi khi cũng chưa chắc phá được ải chính kiến.
 
Bài này là giản lược ak lão huynh. Huynh nói cũng không sai bài này nói về nguyên nhân của Khổ khá ít, chỉ lồng ít vào bài chứ chưa chia ra thành 4 diệu đế. Có thể nói bài này chỉ là Đạo Đế.
Nhưng thứ làm bài này khác xa với các sách vở khác chính là ý nghĩa, nó nói rất thực, rất khoa học chứ không mang sắc thái tâm linh, thần thánh. Và qua bài này đệ cảm nhận được Tổ sư là một tôn sư về triết học là người thầy, chứ không phải là một ông thần thánh nào đó ngồi lên để hưởng nhang khói.
Đệ nghĩ phần tối quan trọng của bài chính là phần Chính kiến, giải quyết được cái này chính là mở cánh cửa đầu tiên đến với Đạo. Người thông minh và cực kỳ thông minh nhưng đôi khi cũng chưa chắc phá được ải chính kiến.
Theo tml tao thì phần Hạnh đạo là kết quả sau khi hành giả đã thông suốt và thực hành theo Tứ điệu đế. Toàn bài là sự tóm lược của Tập - Diệt - Đạo, là quá trình thực hành của hành giả theo Trung đạo để đạt được kết quả là Hạnh đạo.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật!
 
Theo tml tao thì phần Hạnh đạo là kết quả sau khi hành giả đã thông suốt và thực hành theo Tứ điệu đế. Toàn bài là sự tóm lược của Tập - Diệt - Đạo, là quá trình thực hành của hành giả theo Trung đạo để đạt được kết quả là Hạnh đạo.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật!
Chia sẻ thêm với huynh, thực sự phần hạnh đạo là phần đệ đặt nghi vấn. Thực sự thì lúc Ngài giảng đạo thì chưa ai ghi chép gì cả, đến mấy trăm năm sau mới được hệ thống lại. Do đó không ít học thuyết hay tư tưởng đã được mang tiếng là Phật dạy, nhưng thực sự có phải hay không thì không biết được.
Đọc phần này đệ cảm thấy nó kém tinh hoa hẳn so với 2 phần đầu. Nhất là vài mục như: ly, bố thí, kiên quyết,... nó có vẻ là trái với 2 phần đầu. Đệ nghĩ Ngài không bao giờ kêu gọi mọi người phải bố thí cả, vì quy thành bố thí là đã thành một phạm trù và sẽ có lợi ích dù thực sự lợi ích có tồn tại không.
 
Bài này là giản lược ak lão huynh. Huynh nói cũng không sai bài này nói về nguyên nhân của Khổ khá ít, chỉ lồng ít vào bài chứ chưa chia ra thành 4 diệu đế. Có thể nói bài này chỉ là Đạo Đế.
Nhưng thứ làm bài này khác xa với các sách vở khác chính là ý nghĩa, nó nói rất thực, rất khoa học chứ không mang sắc thái tâm linh, thần thánh. Và qua bài này đệ cảm nhận được Tổ sư là một tôn sư về triết học là người thầy, chứ không phải là một ông thần thánh nào đó ngồi lên để hưởng nhang khói.
Đệ nghĩ phần tối quan trọng của bài chính là phần Chính kiến, giải quyết được cái này chính là mở cánh cửa đầu tiên đến với Đạo. Người thông minh và cực kỳ thông minh nhưng đôi khi cũng chưa chắc phá được ải chính kiến.
1625

Mày không nên gọi là "Tổ Sư", mày nên gọi là Đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc gọi tắt là Đồng chí Thích Ca.
 
View attachment 1625

Mày không nên gọi là "Tổ Sư", mày nên gọi là Đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật hoặc gọi tắt là Đồng chí Thích Ca.
Một thắc mắc nhỏ thưa đồng chí chủ tịch. Vậy có nên gọi luôn cả Ngài Jesus là đồng chí không ? Hay vẫn còn gọi là Ngài.
 
Một thắc mắc nhỏ thưa đồng chí chủ tịch. Vậy có nên gọi luôn cả Ngài Jesus là đồng chí không ? Hay vẫn còn gọi là Ngài.
1627

Đồng chí Thích Ca là người sớm giác ngộ cách mạng, là con người cs trung kiên. Tư tưởng cs "mọi người đều bình đẳng" vốn đã hình thành từ sớm trong lịch sử xã hội và đời sống nhân dân, nhưng đồng chí Thích Ca là người đầu tiên thành lập các chi bộ cs ở khu vực Ấn Độ aka Trung Á.
Tuy lịch sử của Đảng cs Phật giáo có nhiều thăng trầm, biến cố, nhiều chi bộ, tư tưởng lệch lạc, sa đà vào mê tín dị đoan, nhưng tấm gương trong sáng và sự nghiệp vĩ đại của đồng chí Thích Ca vẫn còn sống mãi với chúng ta.
Đảng CS phật giáo muôn năm, đồng chí thích ca muôn năm.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca mâu ni Phật.

Còn về Jesus thì lại không phải con người ********, mà bản chất là hội ái hữu, tiền thân cho nhóm hiệp sĩ thánh chiến, hình thức giống các bang hội tam hợp hội, nên có thể gọi là Bang chủ Jesus, hoặc Đại ca Jesus, Long đầu Jesus.
 
Tao vô thần, tao chống tôn giáo, tôn giáo là sự yếu nhược của loài người =)). Phật giáo lại là tôn giáo càng yếu ớt, bị tụi chính quyền nó thao túng và điều khiển quá dễ. Tóm lại, từ thời đại khai minh là tôn giáo bị quét mẹ ra khỏi vũ đài chính trị, từ đó xã hội, văn hóa, khoa học của con người phát triển vũ bão. Còn tôn giáo thì nó còn kìm hãm con người khôn cùng trong bóng đêm u mê, yếu nhược =))
 
Tao vô thần, tao chống tôn giáo, tôn giáo là sự yếu nhược của loài người =)). Phật giáo lại là tôn giáo càng yếu ớt, bị tụi chính quyền nó thao túng và điều khiển quá dễ. Tóm lại, từ thời đại khai minh là tôn giáo bị quét mẹ ra khỏi vũ đài chính trị, từ đó xã hội, văn hóa, khoa học của con người phát triển vũ bão. Còn tôn giáo thì nó còn kìm hãm con người khôn cùng trong bóng đêm u mê, yếu nhược =))
Huynh đệ đã bao giờ nghĩ vô thần cũng là 1 tôn giáo chưa ? Cũng có tín đồ, có giáo lý, có đức tin.
Nói nôm na tôn giáo thờ ông thần ngồi trên bàn thờ, còn vô thần cũng thờ cái bàn nhưng không có gì. Z huynh đệ có nên tự chống lại mình không ???!!!
 
Huynh đệ đã bao giờ nghĩ vô thần cũng là 1 tôn giáo chưa ? Cũng có tín đồ, có giáo lý, có đức tin.
Nói nôm na tôn giáo thờ ông thần ngồi trên bàn thờ, còn vô thần cũng thờ cái bàn nhưng không có gì. Z huynh đệ có nên tự chống lại mình không ???!!!
1 tôn giáo phải có giáo chủ, giáo lý, giáo điều và giáo dân nhé. Vô thần của tao ko đủ điều kiện để là 1 tôn giáo. Đạo thờ ông bà tổ tiên của mày nó chỉ đc coi là 1 tập tục tâm linh chứ ko bản tôn giáo nhé
 
1 tôn giáo phải có giáo chủ, giáo lý, giáo điều và giáo dân nhé. Vô thần của tao ko đủ điều kiện để là 1 tôn giáo. Đạo thờ ông bà tổ tiên của mày nó chỉ đc coi là 1 tập tục tâm linh chứ ko bản tôn giáo nhé
Củi ướt thì không thể nhóm lửa. Thiện tai thiện tai
 
cãi nhau cái này thì cả năm cũng đéo hết. Tao chi nói với tml mục đích tụi bay nói là trừ khổ đau thế gian? Hiệu quả của nó thế nào? =)) Chẳng phải tôn giáo xuất hiện cả mấy ngàn năm con người vẫn chìm trong đói khổ, xã hội đì đẹt? Ngay như Phật giáo hình thành trong loạn lạc, rồi nó bị tống cút khỏi nơi chính nó khởi nguyên, lưu lạc biến đổi và gá vào các vùng văn hóa khác để tồn tại? Mày cứ coi mấy nước phật giáo như Trung Quốc, VN, Thái, Lào, Cam.... thế kỷ 19, 20 ko có cuộc xâm lược, khai minh của phương tây thì nó ra làm sao? :))
Về giải quyết khổ đau, các vấn đề đời sống, xã hội thì có quá nhiều học thuyết chính trị, triết học cmnr. Mày có thể đọc plato, Kant, Marx, Kuhn, Popper....để hiểu những bộ óc vĩ đại gắng giải quyết bài toán của loài người như thế nào. Dĩ nhiên là đéo bao giờ triệt để đc nhé, nhưng mỗi lần một học thuyết mới sinh ra là xã hội lại tiến hóa hơn, văn minh hơn một cấp. Còn tôn giáo của tụi bay thì vẫn chỉ khiến cho xã hội mãi mãi trì trệ, phản bác lại thì tụi tôn giáo chỉ kêu là tu tập chưa đúng lời dạy hoặc kiếp sau an nhàn hoặc linh hồn khi tèo sẽ đc siêu độ chốn tây phương cực lạc =))
 
“Chúng là tham lam, thành kiến, uể oải lười biếng, nghi ngại và không quả quyết. Vì thế phải vượt qua được những trở ngại, mà thật ra là những cái cùm, đó. Và cách vượt qua được chúng là nhờ vào Chính định. Nhưng chư vị khất sỹ nên biết rằng Chính định thật ra khác với Định. Khác nhiều đấy.”

“Định chỉ là sự tập trung tư tưởng. Chắc chắn nó cũng giúp đạt được những khoảnh khắc của trạng thái Thiền định, nhưng là loại đột phát, dù cũng tạm ngăn được năm chướng ngại kia.”
“Nhưng những khoảnh khắc nhập Thiền này đều chỉ là tạm thời. Cho nên sự ngăn chặn được các chướng ngại kia của Định cũng chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là đạt được sự chuyển hướng vĩnh viễn của tâm trí.”

“Trong khi đó Chính định mới là tích cực. Nó luyện cho tâm trí tập trung và suy tưởng vào các hành vi, tư tưởng tốt lành trong lúc tham thiền. Và nhờ đó loại trừ được khuynh hướng ngả về các hành vi, tư tưởng xấu do năm chướng ngại kia tạo ra. Chính định tạo cho tâm trí thói quen nghĩ về điều tốt lành, và luôn luôn chỉ nghĩ về điều tốt lành. Chính định tạo cho tâm trí những năng động lực cần thiết để hành thiện.”

  • Hạnh đạo
Hạnh đạo có nghĩa là tuân theo các phẩm hạnh có tên là: Đạo đức, Bố thí, Xả, Ly, Tinh Tấn, Nhẫn nhục, Chân Thật, Kiên quyết, Từ Bi, Quảng đại.
– Đạo đức là cái tính tránh làm điều ác và chỉ làm điều thiện, là sự biết xấu hổ khi làm điều sai trái. Đạo đức là sự tránh làm điều ác. Đạo đức là sợ làm điều sai trái.
– Ly là sự lìa bỏ. Là từ bỏ những khoái lạc phàm tục.
– Bố thí là cho đi. Là cống hiến tất cả: của cải, máu và tay chân, và có thể là cả mạng sống của mình, để giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự đền bù.
– Tinh Tấn là sự nỗ lực. Là nỗ lực hết mình để hoàn tất việc mình phải làm. Và không bao giờ có ý tưởng lùi bước.
– Nhẫn nhục là tính nhẫn nhục, là lòng khoan dung. Không lấy oán trả oán là cốt lõi của hạnh Khoan dung. Nó chỉ đạt được nhờ tính nhẫn nhục.
– Chân là chân thật. Không bao giờ được nói dối. Lời nói ra phải luôn là sự thật.
– Kiên quyết là quả quyết, là sự kiên quyết đạt được mục đích của sự, việc mình đã đặt ra.
– Từ bi là lòng yêu thương đến tất cả mọi người.
– Quảng đại là thiện tâm với tất cả mọi sinh linh. Không chỉ riêng với bạn mình, mà với cả kẻ thù. Không chỉ cho con người, mà cho cả mọi sinh vật.
– Xả (bình thản) là thanh thản, khác với dửng dưng. Là tâm trạng không thích không ghét. Không động lòng vì thành quả, dù vẫn dự vào việc theo đuổi nó.

Những phẩm hạnh này phải được thi hành một cách tuyệt đối.

Ngài kết thúc buổi thuyết giảng bằng câu hỏi: “Quả thật là Đạo tôi quan tâm vào sự hiện hữu của phiền não, nhưng đừng quên rằng nó cũng nhấn mạnh tương đương đến việc diệt phiền não. Trong Đạo tôi có cả hy vọng lẫn mục đích. Mục đích của nó là trừ khử Vô minh, nghĩa là tâm ngu dốt không hiểu biết về sự hiện hữu của Khổ. Còn việc có hy vọng là vì nó chỉ dẫn cách để diệt Khổ cho con người. Quý vị có đồng ý với điều đó không?” Và các tôn giả trả lời là có.

Đây là các cảm tưởng mà năm vị Tôn giả sau khi họ nghe đức Phật thuyết giảng về Đạo pháp mới. Họ thấy được từ ngài một nhà canh tân với những mục tiêu nhân đạo chân chính. Một người đầy sáng tạo và can đảm để dám quả cảm đưa ra một quan niệm trái chiều, tức là cái học thuyết về sự giải thoát ngay trong cõi này, trong kiếp này, qua việc tu chỉnh nội tâm bằng phương pháp tự trau dồi và tự kiểm soát.

“Chưa bao giờ một phương pháp cứu rỗi lại được đề ra một cách thật giản dị, không có yếu tố siêu thiên nhiên và siêu nhân. Một Đạo pháp thật độc lập, hay có thể nói là thật đối nghịch với những pháp thông thường khác hay đặt trọng tâm vào linh hồn, vào Thượng đế và vào cuộc đời sau khi chết, như phương pháp này.”

“Trước nay thế gian chưa bao giờ có một Đạo nào không dính dáng gì đến thiên khải, tiên tri huyền bí; mà các điều răn dậy của Đạo đều xuất phát từ các nhu cầu cuộc sống của con người, chứ không từ những cấm điều của Thần thánh; như Đạo này.”

“Chưa bao giờ mà sự giải thoát được hình thành từ ân huệ hạnh phúc do con người tự đạt được trong đời này, ở cõi này, bằng lối sống chân chính, đạo đức của bản thân như vậy.”
Phò đọc bài này xong bỏ nghề hết, thì mấy tml chỉ còn nước mài cu qua song cửa sổ thôi. :vozvn (19):
 
Trước hết, Ngài cho biết là có hai lối sống cực đoan: ......
Rác....
Rác....
Rác....
.....

1628

Đã đọc Nguyễn Nhân Trí mà vẫn còn u mê, u minh vậy sao?
"Đọc lời ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta"

Lại nói, Đồng Ca (đồng chí Thích Ca aka đồng thích aka đồng ca) đã phán (fake?) :
"Hãy dùng tri thức mà tự suy nghĩ để tìm hiểu về chân lý; đừng nhắm mắt mù quáng nghe theo lời của bất cứ ai, kể cả của ta!"

Thời mạt pháp này hòa thượng, đạo sư trong chùa tự độ còn rất khó, huống hồ huống hồ là mang phật pháp ba rọi ra phổ độ chúng sinh.
 
Sửa lần cuối:
Top