Giản lược lời dạy của Đồng chí Thích Ca Mâu ni

Hưởng ứng phong trào kêu gọi xây dựng chùa Bề Đề ngày càng lớn mạnh, bên cạnh việc phát triển vật chất thì tư tưởng cũng cần phải được chú trọng phát triển tương đương mà cụ thể là Phật pháp - bảo vật trấn phái của chùa.

Hôm nay đệ xin mạo muội giản lược bài giảng Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề của chủ tịch @ALau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bang chúng được tiếp cận với tư tưởng của Tổ sư. Do bài giảng khá dài nên đệ đã giản lược khá nhiều và chỉ ghi lại các câu giảng quan trọng của tổ sư, nếu các huynh đệ sau khi đọc thấy được sự Vô minh của mình thì có thể đọc bản full tại topic của chủ tịch để tiến xa hơn.

Ý tưởng ban đầu đệ muốn ghi chú giải của mình nhưng sau khi suy nghĩ và tự nhục nên đệ đã post bài giảng nguyên bản và sẽ thảo luận với các huynh đệ tại phần comment.

Giản lược bài giảng: Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề - TTGG & GĐCL
 
tên hay tên đẹp thì quá ư bình thường. tên lạ chơi ngu lấy tiếng nó mới bựa hai em nghĩ ra cái hội gì chưa @qnn and @Namthan1987
Cho anh nam đẹp trai tìm tên. Yêu cầu phải hay phải lạ nghe phải thấy tiếng vang trên xam =))
 
2 cái đó chỉ là lý thuyết là đường đi. Còn thực hành và thiền định mới là chủ yếu.
Huyh nên để ý
Tạm thời có lý thuyết làm kim chỉ nam, gieo nhân gieo hạt từ từ thực hành theo mà mày
 
Thứ nhất thì theo bản thân biết, một vài sử sách ghi lại, hiếm có người nào, được phong là giáo chủ, tự ý đứng ra thành lập một tôn giáo khi còn tại thế. Đa phần những tôn giáo lớn được hình thành dựa theo những người sau này, điều này cho thấy được sự cần thiết của con người về mặt tâm linh. Nếu nó quả không cần thiết thì đã bị loại bỏ lâu rồi, nhưng mà nó vẫn tồn tại qua hàng ngàn năm, song hành cùng các mặt khác như khoa học, chính trị,..... Bản thân thấy cái gì tồn tại được cũng có lý do cho sự tồn tại đó.
Thứ nhì về chuyện làm dịu đi những sự đau khổ thì khó có cái gì qua được tôn giáo. Dễ hiểu, bởi vì nó cho người đang đau khổ hi vọng để tiếp tục sống chứ không có những quyết định dại dột.
Cuối cùng là nếu đem những thành quả của những nhà khoa học, triết gia nổi tiếng ra để so sánh với tôn giáo thì cũng nên bỏ chút thời gian xem xem quan điểm của những người đó là gì. Werner Heisenberg phát biểu: "Ngụm nước đầu tiên từ cốc nước khoa học tự nhiên sẽ biến bạn thành một người vô thần, nhưng ở đáy cốc Chúa đang đợi bạn." Có thể hiểu sơ sơ là 'học chưa tới nơi thì vô thần'.
Bonus thêm cái link của anh Ben Shapiro giải thích khi tôn giáo và khoa học chạm nhau.

ABC .....lưu về đọc
 
Hạnh đạo hay Bồ tát hạnh là cái mà người ta cảm nhận được từ Đồng chí Phật, rồi từ đó người ta cố gắng làm theo chứ Đồng chí Phật không nói về các điều này.
Còn về các điều Đồng chí Phật dạy thì lúc ngài còn sống, ngài không cho đệ tử ghi chép, chỉ ghi nhớ vì giáo lý của ngài nói cho người hiểu dạng tâm truyền tâm. Ngôn ngữ không truyền đạt lại hết ý tưởng mà có khi còn bị suy diễn sai, kết quả là tạo ra mấy tml như tao với mày.
Sau khi Đồng chí Phật băng hà thì các đệ tử họp đại hội, sợ bị mai một các triết lý mới cùng nhau ngồi nhớ lại mới cho ra nghị quyết lần 1, nên đa phần mở đầu các kinh là: "Tôi nghe như vầy ...", sau này họp thêm mấy lần nữa và cho ra nghị quyết nhưng do lợi ích nhóm nên nó lệch định hướng ban đầu cmnr

xin mày cho ý kiến về Tịnh Độ Tông , luôn mồm luôn miệng niệm Đồng Chí A Di Đà ?
 
xin mày cho ý kiến về Tịnh Độ Tông , luôn mồm luôn miệng niệm Đồng Chí A Di Đà ?
Tịnh Độ Tông tốt mà, phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính.
Tịnh độ có quan điểm mỗi một niệm là tránh đi một ý nghĩ, hành động xấu. Thay vì coi phim sex thì ngồi tụng niệm sẽ giúp thanh sạch cơ thể và tinh thần.
Rất nhiều vị cao tăng tu kết hợp thiền tông và tịnh độ tông giúp nhanh đạt đạo quả.
 
Tịnh Độ Tông tốt mà, phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính.
Tịnh độ có quan điểm mỗi một niệm là tránh đi một ý nghĩ, hành động xấu. Thay vì coi phim sex thì ngồi tụng niệm sẽ giúp thanh sạch cơ thể và tinh thần.
Rất nhiều vị cao tăng tu kết hợp thiền tông và tịnh độ tông giúp nhanh đạt đạo quả.
Cái ngọn thì tốt, nhưng cái gốc thì sai quá sai. Cốt tủy của chánh đạo là tự mình phải độ lấy mình, đằng này cứ cầu được độ, rồi độ đến cõi cực lạc ?!
Các cá nhân k có đủ khả năng theo chánh đạo thì theo tông này cũng ổn.
 
Cái ngọn thì tốt, nhưng cái gốc thì sai quá sai. Cốt tủy của chánh đạo là tự mình phải độ lấy mình, đằng này cứ cầu được độ, rồi độ đến cõi cực lạc ?!
Các cá nhân k có đủ khả năng theo chánh đạo thì theo tông này cũng ổn.
Khi tự lực chưa đủ thì cầu tha lực cũng là một pháp khả dĩ, khi niệm danh hiệu vị nào thì tự thân phải tìm hiểu các đại nguyện của vị ấy, cũng là học theo cái hạnh tốt đẹp ấy.
Dung dị ca đừng chấp vào pháp nữa, pháp nào giúp ta tốt hơn thì đều là chánh pháp
 
Khi tự lực chưa đủ thì cầu tha lực cũng là một pháp khả dĩ, khi niệm danh hiệu vị nào thì tự thân phải tìm hiểu các đại nguyện của vị ấy, cũng là học theo cái hạnh tốt đẹp ấy.
Dung dị ca đừng chấp vào pháp nữa, pháp nào giúp ta tốt hơn thì đều là chánh pháp
Đồng ý với huynh là Tịnh độ tông cũng là 1 pháp tốt.
Nhưng đệ k đồng ý việc không chấp vào pháp, giả sử ta k có điều kiện hoặc khả năng tiếp xúc với chánh đạo thì có thể theo pháp nào cũng được, miễn là tốt hơn. Còn như đã biết, tại sao lại k theo chánh pháp mà phải theo pháp k chánh, trái ngược với chánh pháp, nếu k chấp hành ngay cả khi đã được biết thì thật đáng hổ thẹn.

Nếu như vậy năm xưa Thích ca chưa tìm được đạo, không phải cũng có những pháp khổ hạnh, pháp Bà La Môn, . . . các pháp trên cũng răn đe về mặt đạo đức, cũng tốt, chưa kể có Kỳ Na giáo, có thể xem là đạo gần chánh pháp nhất bấy giờ. Nếu Thích ca cũng k chấp pháp, cứ pháp nào theo thì k phải đã k có bậc giác ngộ, đạo chánh pháp cho ta biết đến hay sao ? k phải là bị diệt từ trứng nước cả đạo hay sao ?

Huynh có nghĩ vậy không ?
 
Đồng ý với huynh là Tịnh độ tông cũng là 1 pháp tốt.
Nhưng đệ k đồng ý việc không chấp vào pháp, giả sử ta k có điều kiện hoặc khả năng tiếp xúc với chánh đạo thì có thể theo pháp nào cũng được, miễn là tốt hơn. Còn như đã biết, tại sao lại k theo chánh pháp mà phải theo pháp k chánh, trái ngược với chánh pháp, nếu k chấp hành ngay cả khi đã được biết thì thật đáng hổ thẹn.

Nếu như vậy năm xưa Thích ca chưa tìm được đạo, không phải cũng có những pháp khổ hạnh, pháp Bà La Môn, . . . các pháp trên cũng răn đe về mặt đạo đức, cũng tốt, chưa kể có Kỳ Na giáo, có thể xem là đạo gần chánh pháp nhất bấy giờ. Nếu Thích ca cũng k chấp pháp, cứ pháp nào theo thì k phải đã k có bậc giác ngộ, đạo chánh pháp cho ta biết đến hay sao ? k phải là bị diệt từ trứng nước cả đạo hay sao ?

Huynh có nghĩ vậy không ?
Mỗi người có sự hiểu biết khác nhau, điều kiện khác nhau nên việc tu, chọn pháp cũng tùy sơ cơ từng người. Nếu tinh tấn tu học thì ai cũng giác ngộ, như bản thân Đức phật cũng trải qua thời gian tu luyện với nhiều tông phái khác nhau mới đạt thành đạo quả. Ngài chỉ ra các sai lầm của các vị đồng tu khổ hạnh, Bà La Môn chứ ngài không phủ nhận các đạo, giáo phái.

Theo ý kiến cá nhân, thì chữ chánh trong chánh pháp là chính, từ đối nghĩa là phụ, chứ không phải chánh và tà. Vậy hiện nay, các thầy cũng hướng mọi người theo chánh pháp, tuy nhiên mỗi người lại cảm thụ khác nhau nên quá trình giác ngộ sẽ nhanh chậm tùy theo căn cơ và duyên của từng người. Trong đó, thiền tông, tịnh độ tông, mật tông đều là những pháp chánh được ghi nhận để mọi người theo học. Nếu vì mình tu theo thiền tông mà chê tịnh độ tông, mật tông hay ngược lại là tà pháp thì do mình chưa hiểu đủ mà thôi.

Vài ý kiến cá nhân đến Dung Dị Ca
 
Mỗi người có sự hiểu biết khác nhau, điều kiện khác nhau nên việc tu, chọn pháp cũng tùy sơ cơ từng người. Nếu tinh tấn tu học thì ai cũng giác ngộ, như bản thân Đức phật cũng trải qua thời gian tu luyện với nhiều tông phái khác nhau mới đạt thành đạo quả. Ngài chỉ ra các sai lầm của các vị đồng tu khổ hạnh, Bà La Môn chứ ngài không phủ nhận các đạo, giáo phái.

Theo ý kiến cá nhân, thì chữ chánh trong chánh pháp là chính, từ đối nghĩa là phụ, chứ không phải chánh và tà. Vậy hiện nay, các thầy cũng hướng mọi người theo chánh pháp, tuy nhiên mỗi người lại cảm thụ khác nhau nên quá trình giác ngộ sẽ nhanh chậm tùy theo căn cơ và duyên của từng người. Trong đó, thiền tông, tịnh độ tông, mật tông đều là những pháp chánh được ghi nhận để mọi người theo học. Nếu vì mình tu theo thiền tông mà chê tịnh độ tông, mật tông hay ngược lại là tà pháp thì do mình chưa hiểu đủ mà thôi.

Vài ý kiến cá nhân đến Dung Dị Ca
Đệ cũng k phủ nhận các tông phái, chỉ là trước kia đệ cũng đã từng nghiên cứu qua và tự chọn lọc thôi. Nay huynh lại cho rằng k nên chấp pháp nên đệ mới k đồng ý chứ cũng k phải chê trách hay bài trừ.
Nhưng đệ chỉ lưu ý với huynh, theo pháp nào thì là tự do cá nhân, nhưng các pháp đều có những quy tắc rất riêng và đôi khi đối lập nhau, ta cứ theo pháp mà làm. Còn k chấp vào pháp thì để cải thiện đạo đức thì ổn chứ để tinh tấn trong tu tập thì rất khó.

Đệ cũng k có ý tranh luận với huynh, xin huynh hiểu cho.
 
Hưởng ứng phong trào kêu gọi xây dựng chùa Bề Đề ngày càng lớn mạnh, bên cạnh việc phát triển vật chất thì tư tưởng cũng cần phải được chú trọng phát triển tương đương mà cụ thể là Phật pháp - bảo vật trấn phái của chùa.

Hôm nay đệ xin mạo muội giản lược bài giảng Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề của chủ tịch @ALau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bang chúng được tiếp cận với tư tưởng của Tổ sư. Do bài giảng khá dài nên đệ đã giản lược khá nhiều và chỉ ghi lại các câu giảng quan trọng của tổ sư, nếu các huynh đệ sau khi đọc thấy được sự Vô minh của mình thì có thể đọc bản full tại topic của chủ tịch để tiến xa hơn.

Ý tưởng ban đầu đệ muốn ghi chú giải của mình nhưng sau khi suy nghĩ và tự nhục nên đệ đã post bài giảng nguyên bản và sẽ thảo luận với các huynh đệ tại phần comment.

Giản lược bài giảng: Phật tổ nói gì dưới gốc cây bồ đề - TTGG & GĐCL
xin hỏi vài câu mang tính riêng tư chút
1. Dung Dị tiểu ca tuổi đời nhiều chưa ?
2. Dung Dị quan niệm sao về ái dục ?
3. Dung dị đã lập gia đình chưa ?
 
xin hỏi vài câu mang tính riêng tư chút
1. Dung Dị tiểu ca tuổi đời nhiều chưa ?
2. Dung Dị quan niệm sao về ái dục ?
3. Dung dị đã lập gia đình chưa ?
1. 28 t
2. Bình thường, là nhu cầu, k lạm dụng cũng k tiết chế.
3. Có vk được 2 năm rồi
 
1. 28 t
2. Bình thường, là nhu cầu, k lạm dụng cũng k tiết chế.
3. Có vk được 2 năm rồi

vậy Bề Đề tự hiện thiếu nhân sự bộ phận nào chưa
Tết nhất đến nơi và nhân dân Xàm có nhu cầu sinh hoạt tinh thần thì Bản Tự có chương trình chào đón Xuân 2020 như thế nào k nhỉ ?
 
vậy Bề Đề tự hiện thiếu nhân sự bộ phận nào chưa
Tết nhất đến nơi và nhân dân Xàm có nhu cầu sinh hoạt tinh thần thì Bản Tự có chương trình chào đón Xuân 2020 như thế nào k nhỉ ?
Chùa lúc nào cũng nườm nượp ng cúng dường, công quả, nên k dám nói là thiếu nhân sự được.
Chương trình thì lúc nào cũng có nhưng có lúc dưới danh nghĩa diễn đàn, có lúc lại là danh nghĩa chùa, chung quy cũng là có chùa tham mưu. Còn đợt này thì chưa thể tiết lộ được huynh đệ ạ
 
Khuynh hướng tha lực, tức mời thượng đế ra khỏi tâm trí mình sẽ hình thành tôn giáo. Con người có những lo lắng, sợ sệt, đồng thời cũng có những ước vọng, ham muốn. Tất cả những yếu tố ấy được con người phóng ra trước mặt mình để tạo thành Thượng Đế và các Thần Thánh đủ loại. Khi một người quỳ trước một đấng "linh thiêng" để cầu xin thì trong thực chất chỉ quỳ trước những ước vọng, ham muốn của mình, hay nói chính xác là thờ cúng tâm lý đầy ham muốn và lo sợ của mình. Nhưng, người ta hoàn toàn không ý thức được điều ấy, và vẫn nghĩ Thần Linh, cũng như Thượng Đế là những thực thể biệt lập. Mặt khác, để cho Thượng Đế kia có thể chu toàn sứ mạng che chở, và đem lại những gì mình mong muốn, người ta có nhu cầu phải biến Thượng Đế thành một đấng Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Thiện. Rồi tính lo lắng cũng khiến người ta cảm thấy cần kết tụ những mảnh tâm lý đầy dục vọng và âu lo được phóng ra ngoài tâm hồn mình như vừa nói, thành một hệ thống bao gồm những nghi thức chính xác, những giáo điều phải tin theo v.v… Thế là Tôn Giáo hình thành.
Tuy nhiên, với khuynh hướng mời Thượng Đế ra khỏi tâm trí, gắn liền với việc loại bỏ Thượng Đế ra khỏi thiên nhiên (con người cũng thuộc thiên nhiên). Một thực thể không còn liên hệ gì với tâm trí, và cho nó một sự sống biệt lập, đó là Thượng Đế toàn thiện toàn trí, toàn năng. Những gì Thượng Đế ấy đòi hỏi, phán truyền qua những giáo sĩ truyền đạo, chính là những gì đa số con người tự cảm thấy trong đầu óc, và đa phần là những điều cần thiết cho xã hội. Thật ra, cũng có những trường hợp, đấng Thượng Đế ấy bị "bắt cóc" bởi một giai cấp thần quyền, nhân danh Ngài phán dạy những điều thiên lệch, những "chân lý" bị uốn nắn theo những quyền lợi bè cánh, giai cấp, hay bị lu mờ bởi những tâm lý bệnh hoạn …
Việc phóng những gì thuộc về mình ra ngoài mình, rồi xem đó như một thực thể khác biệt với mình, chính là hiện tượng "vong thân", đánh mất chính mình, cản trở sự phát triển của nhận thức bản thân cũng như bánh xe phát triển của lịch sử, xã hội, văn hóa ở cấp độ tư tưởng cao.
Thượng Đế tạo ra con người còn là một giả thuyết. Con người làm ra Thượng Đế : một điều hiển nhiên! Hãy thận trọng với tha lực :)
 
Đệ cũng k phủ nhận các tông phái, chỉ là trước kia đệ cũng đã từng nghiên cứu qua và tự chọn lọc thôi. Nay huynh lại cho rằng k nên chấp pháp nên đệ mới k đồng ý chứ cũng k phải chê trách hay bài trừ.
Nhưng đệ chỉ lưu ý với huynh, theo pháp nào thì là tự do cá nhân, nhưng các pháp đều có những quy tắc rất riêng và đôi khi đối lập nhau, ta cứ theo pháp mà làm. Còn k chấp vào pháp thì để cải thiện đạo đức thì ổn chứ để tinh tấn trong tu tập thì rất khó.

Đệ cũng k có ý tranh luận với huynh, xin huynh hiểu cho.
Việc tranh luận là bình thường và cần thiết để hiểu nhau trong các vấn đề, do mỗi người 1 góc nhìn khác nhau.

Về vấn đề tu học, mỗi giai đoạn mình tinh tấn theo pháp đang theo và có thầy hướng dẫn, mình đã gặp sư Bắc tông đi học thiền theo Phật giáo nguyên thủy ở Miến Điện, sư tịnh độ học thiền tông và ngược lại rất nhiều...

Về giới luật đa phần trùng nhau nên cũng không trở ngại trong quá trình tu học, chỉ có một số kinh điển khác nhau theo tông phái thôi.
 
Việc tranh luận là bình thường và cần thiết để hiểu nhau trong các vấn đề, do mỗi người 1 góc nhìn khác nhau.

Về vấn đề tu học, mỗi giai đoạn mình tinh tấn theo pháp đang theo và có thầy hướng dẫn, mình đã gặp sư Bắc tông đi học thiền theo Phật giáo nguyên thủy ở Miến Điện, sư tịnh độ học thiền tông và ngược lại rất nhiều...

Về giới luật đa phần trùng nhau nên cũng không trở ngại trong quá trình tu học, chỉ có một số kinh điển khác nhau theo tông phái thôi.
Sư huynh phật pháp thật uyên quảng bác. DD lãnh giáo.
 
Rất hay bạn ơi. Mình rất ngạc nhiên khi lướt diễn đàn, mà lại có một bài viết về chủ đề Giác Ngộ.Cảm ơn bạn, ngắn gọn đầy xúc tích!
 
Nghiên cứu Đạo phật hay mà chúng mày. Khi đọc nhiều sẽ thấy một số lời dạy của Đức Phật là giống với tư tưởng phương Tây. Chẳng qua ít người có thể giải nghĩa một cách tận tường và khoa học. Tao ví dụ:
1. Phương Tây thường có những câu nói ý là: Thành công hôm nay chính là kết quả của nỗ lực hôm qua...thì trong Đạo Phật điều này được diễn giải rất kỹ trong Luật Nhân Quả. Đạo Phật còn hơn nữa là Luật Nhân quả bao trùm mọi đời ( kiếp sống ) chứ ko chỉ 1 đời như các tư tưởng phương Tây.
2. Phương Tây có ý: Hãy là chính mình rồi tự tin là chính mình....(đại loại ý thế) thì điều này là điều đầu tiên trong Bát chánh đạo của Phật giáo. Sống là phải có chánh kiến tức là phải tự tin có ý kiến riêng của mình, biết phân biệt đúng, sai.
3. Còn nhiều điều nữa nhưng tao không nhớ hết...
- Nói chung tao thấy tư tưởng của Phật giáo cao siêu hơn các tư tưởng phương Tây rất nhiều. Tu Phật chủ yếu là tu giải thoát, giải thoát là ko phải giải thoát khỏi KHỔ ( Tứ diệu đế) mà Đức Phật khi nhìn thấu được cuộc đời con người chỉ trong vòng tuần hoàn Sinh - Lão - Bệnh - Tử nên Ngài tu tập để thoát khỏi vòng luân hồi này, không còn tái sinh nữa, tiêu diêu tự tại. Ngài cũng ko nhận là Phật thay đấng cao siêu nào cả, Ngài chỉ nhận mình là người dẫn đường. Phật có trong mỗi người,..
- Tao cũng tương đối nhiều tuổi rồi nên tao thấy Đức tin thật là quan trọng, nhưng phải hiểu một cách văn minh ko được sà đà thì sẽ bị thành mê tín dị đoan. Ở VN nhiều người hay nói đi cúng lễ này nọ nhưng ko ai biết ở Tây tuần nào họ cũng đi Nhà thờ. Rồi ngay cả trên tờ đô la Mỹ cũng ghi rõ: In God We Trust. Đất nước phát triển nhất thế giới còn tin vào Chúa ( 1 tôn giáo) thì ko có lý do gì chúng ta nghi ngờ về Phật về Thánh cả. :)
- Chúng mày có ý kiến gì thì tranh luận nhé, tao sẽ cố gắng giải thích theo hiểu biết của tao...
 
Top