Ăn chơi Sài Gòn tháng mấy có mưa, tiết trời dịu mát cho vừa lòng em

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm nay Nam Bộ bắt đầu mùa mưa vào cuối tháng 5, trễ hơn khoảng nửa tháng so với năm 2023. Từ nay đến khi mùa mưa bắt đầu sẽ còn nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cường độ gay gắt.

nang-sg1-read-only-1713578895176798206635.jpg

Nắng nóng gay gắt nhiều ngày qua ở TP.HCM khiến người dân mệt mỏi khi ra đường - Ảnh: THANH HIỆP
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mùa mưa năm 2024 bắt đầu từ khoảng nửa cuối tháng 5, kết thúc khoảng cuối tháng 11. Tổng lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 10 - 15%.

Mùa mưa bắt đầu sớm ở các tỉnh ven biển phía tây nam, sau đó lan rộng ra toàn Nam Bộ. Đặc trưng của mùa mưa Nam Bộ là ngày nắng gián đoạn, trưa chiều trời chuyển và có mưa về chiều tối. Trong mùa mưa, thời tiết vẫn có những đợt nắng nóng chứ không phải mưa diễn ra xuyên suốt.

Ông Lê Đình Quyết, trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết tình hình nắng nóng còn diễn ra từ nay tới cuối tháng 5. Thời kỳ này rất ít khả năng có mưa, gió nhẹ, lượng nước bốc hơi cao. Nắng liên tục khiến sông, hồ, kênh, rạch bốc hơi mạnh dẫn đến khô hạn tiếp diễn trên hầu hết khắp Nam Bộ.

Tại hội nghị tổng kết tình hình khí tượng thủy văn năm 2023, nhận định tình hình mưa lũ năm 2024 vừa diễn ra, cơ quan khí tượng dự báo thêm về tình hình thủy văn tại Nam Bộ thời gian tới. Cụ thể nùa mưa gây ngập úng năm nay tại sông Sài Gòn - Đồng Nai rơi vào tháng 8, tháng 9; tại ĐBSCL vào tháng 10, tháng 11. Đỉnh lũ năm nay có thể cao hơn năm 2023 nhưng không đáng kể.

Xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL có xu hướng giảm, đến cuối tháng 6 giảm hẳn. Từ nay đến tháng 6, khả năng xuất hiện từ ba đợt xâm nhập mặn nữa rơi vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Nửa đầu tháng 5 là thời kỳ chuyển từ mùa khô sang mùa mưa. Thời kỳ này sẽ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa lớn, đặc biệt là sét đánh. Về cuối năm Enso sẽ chuyển sang pha La Nina. Đây là hình thái mưa nhiều, bão, lũ tăng do đó các địa phương cần theo dõi để chủ động ứng phó.

Ông Hoàng Đức Cường, phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), cho biết từ đầu năm 2024 đến nay ĐBSCL hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60 - 95%), ngày nắng kéo dài làm cho một lượng lớn nước mặt tích trữ trong các ruộng, kênh, sông, hồ bị bốc hơi.

Xâm nhập mặn năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và của năm 2023. Xâm nhập mặn sâu nhất xuất hiện từ ngày 8 đến 13-3 vào sâu 40 - 66km. Tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã vào sâu tới 70 - 76km tùy theo sông.

Các kênh rạch một số tỉnh miền Tây đang khô cạn, tình trạng sụp lún vẫn còn tiếp tục tại một số tỉnh nam sông Hậu. Điều này có thể gây bất lợi đối với sản xuất lúa. Đáng lo ngại hơn, nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong chảy về khu vực ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết khu vực sẽ bước vào giai đoạn chuyển mưa từ cuối tháng 4 khi xuất hiện gió mùa tây nam yếu. Thời điểm này sẽ có những cơn mưa ở diện hẹp vài nơi. Sẽ vẫn có những cơn mưa nặng hạt xen lẫn các cơn mưa giải nhiệt.

LÊ PHAN

 
Top