Sốc: Khách vắng bất thường sát lễ 30-4 và 1-5, chuyện gì đang xảy ra với du lịch Hội An, Đà Nẵng?

25/04/2024 16:02 GMT+7
Khách vắng bất thường sát lễ 30-4 và 1-5, chuyện gì đang xảy ra với du lịch Hội An, Đà Nẵng?

@Hotboidn91

Bước vào mùa cao điểm du lịch nhưng nhiều doanh nghiệp ở Hội An, Đà Nẵng như ngồi trên lửa vì lượng khách đặt phòng, tour tuyến ít bất thường.

Không chỉ khách nội địa giảm, dòng khách truyền thống như Mỹ, Úc, châu Âu, Đài Loan… đến Hội An, Đà Nẵng ít hơn thường lệ khiến không ít người phải đặt câu hỏi rằng du lịch miền Trung đang xảy ra chuyện gì?

Do vé máy bay tăng, chiến tranh hay kinh tế khó khăn?
Những ngày này, từ đầu giờ chiều đi dọc đường ven biển từ Đà Nẵng vào Hội An vẫn thấy cảnh xe con, xe khách nối đuôi nhau hướng vào trung tâm phố cổ Hội An.

Nhưng sự đông đúc ở Hội An không đồng nghĩa với doanh thu tăng. Phố cổ chỉ tấp nập vào giờ cao điểm. Khách tham quan xong rồi quay hướng ra Đà Nẵng, Huế.

"Không hiểu vì sao năm nay lượng đặt tour của khách từ tháng 4, tháng 5 và tháng 6 tới công ty chúng tôi ít hơn lệ thường. Chúng tôi là doanh nghiệp chuyên dòng khách quốc tế, đưa đón tour sinh thái đồng quê.

Nếu nói khách ít do vé máy bay thì cũng không hẳn vì bay quốc tế hiện giá khá rẻ", ông Trần Văn Khoa - giám đốc Công ty Du lịch Jack Tran Tours Hoi An - nói.

Khách nước ngoài trải nghiệm tour tham quan rừng dừa Cẩm Thanh bằng thúng chai - Ảnh: B.D.
Khách nước ngoài trải nghiệm tour tham quan rừng dừa Cẩm Thanh bằng thúng chai - Ảnh: B.D.

Tình cảnh ít khách bất thường ngay trước cao điểm du lịch hè bao gồm cả khách nội địa lẫn khách quốc tế đang khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi băn khoăn.

Ông Trần Thế Do - chủ khu lưu trú 5 sao Silk Sence Hoi An resort - cũng nói rằng hiện lượng khách đặt tới Silk Sence chỉ đạt 50% công suất. Đây là một con số thấp bất thường.

Ông Do cho rằng vé máy bay tăng cao cùng với xu hướng thắt chặt chi tiêu trên toàn cầu, chiến tranh Nga - Ukraine, điểm nóng xung đột Trung Đông… đang làm khách ít đi du lịch hơn.

Những khu lưu trú được đánh giá là "ít khi thiếu khách" như La Siesta Hoi An, Furama Đà Nẵng… nhưng ngay sát lễ mà phòng ốc vẫn chưa lấp đầy.

Ông Vương Đình Mạnh - tổng quản lý La Siesta Hoi An - cho biết 90% phòng tại đây đã được đặt tới hết ngày 1-5. Tuy nhiên số phòng được đặt từ tháng 5 tới tháng 7 thì hiện đạt tỉ lệ thấp.

"Số liệu năm nay cho thấy khách quốc tế cũng suy giảm chứ không riêng nội địa" - ông Mạnh nói.

Du khách đã chuyển hướng?
Mùa du lịch hè từ năm 2024 này được các doanh nghiệp miền Trung kỳ vọng là giai đoạn bùng nổ, "bù lại những gì đã mất" từ đại dịch COVID-19.

Các khách sạn, resost, các hãng lữ hành sẵn sàng nhân lực và chương trình đón khách nhưng hiện mọi thứ chưa như kỳ vọng.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương - giám đốc kinh doanh, tiếp thị khu lưu trú Bellerive Hoi An - cho biết doanh nghiệp chọn tháng 5 để công bố khu lưu trú đạt chuẩn 5 sao nhằm thu hút khách. Tuy nhiên lượng phòng hiện nay còn trống rất nhiều, dù tới sát kỳ nghỉ dài 30-4, 1-5.

"Chúng tôi đầu tư rất công phu để xây dựng khách sạn theo hướng xanh, thân thiện môi trường, khai thác trải nghiệm văn hóa con người ở các làng chài ven sông.

Thánh địa Mỹ Sơn hiện đang ghi nhận khách quay lại mạnh mẽ - Ảnh: B.D.
Thánh địa Mỹ Sơn hiện đang ghi nhận khách quay lại mạnh mẽ - Ảnh: B.D.

Để kích cầu, chúng tôi áp dụng các ưu đãi cho khách đặt phòng sớm, khách ở dài ngày. Rồi tặng các dịch vụ đi kèm, tăng cường các hoạt động cho khách lưu trú như tour xe đạp, các lớp học thắt dây, gấp khăn, nấu ăn ngay trong khách sạn, đưa khách trải nghiệm rừng dừa Bảy Mẫu… Nhưng tới nay vẫn ghi nhận khách du lịch ít hơn các năm trước" - bà Dương nói.

Bà Dương cho biết khi liên hệ với đồng nghiệp làm du lịch ở các tỉnh thì được thông tin rằng năm nay khách đổ dồn về Phú Quốc, Kiên Giang, Hạ Long… rất lớn do chính sách kích cầu ở những điểm đến này tốt.

Một nguyên do khác, đó là hiện nhóm khách từ Đài Loan đang quay hướng qua các điểm đến khác thay vì chọn miền Trung.

Trong tình thế thiếu khách, ngay trước lễ 30-4 và 1-5, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách thu hút du khách như tặng dịch vụ, giữ nguyên giá phòng, ở càng dài ngày thì được hưởng giá tốt… Tuy nhiên hiện tình hình vẫn khá căng thẳng.

Lo Hội An, Đà Nẵng "hụt hơi" trong cạnh tranh nguồn khách
Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng gần đây nhiều lần đề nghị ngành du lịch hai địa phương năng động hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm mới, thay đổi hình ảnh diện mạo xưa cũ chính mình lâu nay để hấp dẫn hơn với khách, nhất là sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên hiện tại cho thấy các sự dịch chuyển đang diễn ra khá chậm. Số dịch vụ mới lạ, khác biệt hiện rất hiếm.

Tại Hội An, dù khách đổ về ùn ùn nhưng lượng lưu trú, chi tiêu tăng không nhiều. Hội An đang lo trở thành nơi tham quan, khách sau khi vào Hội An sẽ không chi tiêu mà ra lại Đà Nẵng lưu trú, ăn uống.

Báo cáo tình hình du lịch 4 tháng đầu năm cho thấy có gần 1 triệu lượt khách đã tham quan mua vé vào phố cổ Hội An với tổng số tiền gần 80 tỉ đồng. Tuy vậy, lượng khách nội địa ghi nhận giảm tới gần 40%.


Vé máy bay nội địa cao quá gây áp lực cho du lịch Đà Nẵng


THÁI BÁ DŨNG
0
0
0
Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ
 
CS làm cái lol gì cũng nát.
Toàn phe phái lợi ích nhóm...nạnh thằng nào nấy làm. Vé máy bay còn cao hơn tour thái lan, thì tại sao ko đi thái.
Chỉ cần cho thị trường hàng không cạnh tranh tự do, thì giá vé sẽ giảm. Nhưng ko, chúng ta phải cứu Vietnam airlines, làm ăn như con cak, toàn phá.
Đúng là nát như tương,nghành nào cũng như vậy
1 mớ hỗn mang như nồi cám heo
 
Yên tâm đi bạn. Bất chấp mùa du lịch có như thế nào thì anh em Đà Nẵng vẫn đủ tiền đi đá phò non :)) @chuột lang nước @DNnewbie @Betapbay
42955ed6e331da8e858b1797d88afda1.jpg
ihihi bạn ve ở đây hả, súc âm vật chuột mình ở miền nước sầm sơn sướng hơn nhiều lêulêu
 
Kt 1 phần, vấn đề là chất lượng. Dân V vẫn đi dl nước ngoài đều đó thôi

Thằng thái mỗi tháng đón gần 4 triệu khách QT
 
Hình như cái thuế đó tháng 6 mới chính thức áp dụng, nghe đồn bị đánh giá dư lượng kháng sinh quần què gì nữa kìa
Nó điều tra bán phá giá, Việt Nam, Ecuador, ấn Độ, Indo Việt Nam bị áp cái thuế khung cao nhất vcl, còn tại sao thuế mình luôn khung cao nhất so với 3 thằng kia vì Việt Nam là thành viên dự khuyết của WTO, thành viên dự khuyết nên nó áp cái thuế cc gì mình cũng đi giải trình đéo kiện ngược lại lên WTO được, muốn lên thành viên chính thức thì công đoàn độc lập tư pháp độc lập.... Việt Nam đéo có cái đó 🤣, nên cứ bị kiện bán phá giá là Việt Nam chuẩn bị giấy tờ đi giải trình, Việt Nam vô địch ngồi cùng mâm trong mắt bò đỏ là như vậy đây
 
Bay từ hàn về vé khứ hồi của vn airline hết có 6,5 triệu. Dm bay nội địa 4,2 triệu khứ hồi hn- nha trang 😭
Chúng nó bào nội địa bù lỗ, vcl thật chứ, giờ dư chút tiền cứ bay quanh các nước cho nó mở mang tầm mắt biết vị thế hộ chiếu +s như nào 😁
 
Tiền vé mắc quá ai dám đi. T mới book cho cả nhà đi Thái sướng hơn, 2 con vk vs đứa con chưa tới 20tr.
 
Ai hiểu giải thích dùm t với. Chuyện là bữa t từ SG ra HN chơi, giá vé loanh quanh 1tr đổ lại, nhưng đhs bay từ HN về SG giá vé từ 2tr5 tới hơn 3tr?? Mắc hơn gấp 3lần đéo hiểu được?
mày hỏi thiệt hay hỏi chơi đấy? chuyện vé HN => SG mắc hơn chứng tỏ nhu cầu ngoài đó vào trong này nhiều hơn, mà máy bay thì chỗ chứa có hạn nên giá cao, quy luật cung - cầu thôi + thêm đợt covid các hãng hàng không lỗ nên giờ nâng giá vé cao vãi lz
 
Top