Đạo lý Thiền Viện XAMVN

Thiền Viện Online XamVN cung cấp cho ae một số đầu sách căn bản.
Ae nào có hứng thú muốn đọc hay tu hành thì tham khảo !
Các sách không hề có thứ tự trước sau lắm, tuỳ vào sở thích mà có thể chọn đọc 🙏

Giáo Lý :









Sách Thiền :











Thiền Viện XamVN không nhận cúng dường dưới bất kì hình thức nào
Lành thay 🙏 🙏 🙏



Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṃ hetuṃ tathāgato āhaTesañca yo nirodho

Evaṃvadī mahāsamano.

“Các pháp nào có nhân thuộc lãnh vực sanh, Đấng Như Lai thuyết về nhân quả của các pháp đó, và thuyết về sự diệt của các pháp đó,

Bậc Đại Sa Môn có luận thuyết như vậy”.
 
Sửa lần cuối:
@Olineasdf , @dungdamchemnhau:

Rất khó để giải thích việc tại sao lại có những hành động không thể kiềm chế của 1 chúng sanh khi tiếp xúc với 1 mội trường thuận lợi cho 1 loại tâm nào đó sinh khởi, nên tao đành tóm tắt 1 chương phức tạp trong Abhidhamma về tiến trình nhận thức -phán đoán-hành động.

1 tiến trình tâm chỉ gói gọn trong 17 chặng, gọi là 17 sátna tâm. Sátna là khoảng thời gian rất nhỏ, trong 1 cái máy mắt có 1 ngàn sátna. Chặng đường sanh diệt liên tục của tâm chỉ gọn trong 17 sátna như vậy. Nếu đứng ngoài tiến trình này và quan sát, ta sẽ thấy chúng là từng chuỗi, từng chuỗi sanh diệt.

Để hiểu rõ bản chất của 1 thứ gì đó chưa biết, người ta phải chia chẻ nhỏ chúng ra để quan sát, cũng vậy, các luận sư ngày xưa đã chỉ rõ tiến trình 17 chặng này.

Sau khi sanh lên, chúng phải diệt lập tức để tạo nền tảng cho 1 tâm kế tiếp sanh lên, đánh số cho dễ hiểu

1. Hữu phần (bhavaṅga) là trạng thái tâm chủ quan khi cảnh chưa hiện khởi. (ví như 1 người đang ngủ say, chưa tiếp xúc cảnh bên ngoài, nếu không có tác động bên ngoài, chúng sẽ yên lặng như vậy, đây là nền tảng cho Alaya thức của Phật giáo Bắc truyền).

2-(V): Hữu phần vừa qua (Atītabhavaṅga) là trạng thái tâm chủ quan sanh diệt đồng thời với cảnh sắp đến. (ví như khi đang ngủ say thì có 1 tiếng động lớn đánh thức, đây chỉ thuần túy là tiếp thu bên ngoài, không có sự cố ý, hoàn toàn vô tình). Sau khi sanh lên, chúng phải diệt lập tức để tạo nền tảng cho 1 tâm kế tiếp sanh khởi

3-(R): Hữu phần rúng động (Bhavaṅgacalana) là trạng thái tâm chủ quan bị cảnh mới chi phối. (quan sát thế giới bên ngoài xem xét cái gì vừa mới gây ra tiếng động)

4-(D): Hữu phần dứt dòng (Bhavaṅgapaccheda) là trạng thái tâm chủ quan chấm dứt nơi đây để nhường cho những tâm khách quan khởi lên tiếp thu và xử sự với cảnh mới. (Đã thấy đối tượng gây ra tiếng động, đến đây thì tâm vô ý( vô ký) chấm dứt, bắt đầu cho luồng tâm cố ý. Sự khác nhau của chúng:

+ Tâm vô ý: không có cảm xúc, không sử dụng kinh nghiệm, không tạo nghiệp quả Kamma, chỉ bị tác động từ bên ngoài...: Cơn đói, cơn khát, vô tình thấy, vô tình gặp gỡ, muỗi chích, tai nạn...
+ Tâm cố ý: Sử dụng kinh nghiệp bản thân, theo cảm xúc khi bị tác động, tạo nghiệp quả theo tiến trình...: Thích khi được vật hợp ý, muốn nắm giữ, muốn chiếm hữu...

5-(K): Khán Ngũ Môn (Pañcadvāravajjanacittaṃ) là trạng thái tâm Khách quan vừa sanh khởi hướng về đối tượng tức là cảnh mới sắp hiện vào. (Sử dụng 5 cơ quan cảm giác để tìm kiếm đối tượng gây ra tiếng động nói trên).

6-(5): Ngũ Song Thức (pañcaviññāṇa) là cặp Nhãn thức, cặp nhĩ thức, cặp Tỷ thức, cặp Thiệt thức, cặp Thân thức là nơi năm cảnh hiện khởi vào và năm thức sanh lên bắt lấy cảnh. (do sử dụng 5 căn nên tìm thấy đối tượng, ví dụ nơi chốn sanh ra tiếng động nên đi đến đó).

7-(T): Tiếp Thâu (Sampaṭicchana) là trạng thái Tâm TiếpThâu cảnh Ngũ (Cảnh Sắc, Cảnh thinh, Cảnh Khí, Cảnh Vị và Cảnh Xúc). (Thấy vật gây ra tiếng động, ví dụ như mới có 1 thứ gì đó rớt xuống).

8-(Q): Quan Sát (Santīraṇa) là trạng thái xem xét đối tượng mà Tâm Tiếp Thâu vừa lãnh nhận. (Quan sát vật gây ra tiếng động). Xác định được vật gây ra tiếng động, ví dụ như trái xoài rụng).

9-(P): Phân Đoán (Votthabbana) là trạng thái xác định đối tượng tốt, xấu v.v...(Dựa vào kinh nghiệm có được từ màu sắc, hình dáng, mùi hương..., xác định đây là trái xoài).

10-15-(T) Tốc hành tâm (Javana) là trạng thái tâm xử sự với đối tượng cũng gọi là cách tâm hưởng cảnh. (Quyết định ăn hay không ăn trái xoài này).

16-17-(M) Mót (Tadaalambana) là trạng thái Tâm hưởng cảnh dư. (Nếu trái xoài vừa ăn là ngon hoặc dở, chua hay ngọt, tâm sẽ ghi lại như là 1 kinh nghiệm và sẽ sử dụng chúng trong những lần kế tiếp nếu gặp 1 cảnh nào tương tự).

Toàn bộ tiến trình này là tóm tắt sự vận hành tâm. Chúng hoàn toàn kín kẽ, không có lấy 1 quãng dừng, do vậy nếu không có chánh niệm ( samma sati) liên tục để biết tâm đang trong trạng thái nào, chúng sẽ hoàn toàn chảy mạnh theo quán tính. Nhưng còn phức tạp hơn thế này là các tâm không bao giờ đi riêng lẻ, chúng được cấu thành từ những thành phần tâm khác, ví dụ như tham phải đi chung với tà kiến, ngã mạn; sân phải đi với tật, lận, hối... Ví như ta quen gọi là nước chanh, nhưng thực ra chúng gồm: Nước+chanh+đường+đá+ly+muỗng... Các thành phần phụ thường bị bỏ quên và đó là quán tính. Do vậy, mặc dù chúng có mặt nhưng ta lại không hề nhận ra.

Tùy theo năng lực tu tập mà 1 người sẽ kịp thời phát hiện ra sự có mặt của bất thiện(hay thiện) là sớm hay muộn, nhanh hay chậm. Ví như 1 người tỉnh táo sẽ nhận thức được vấn đề nhanh hơn 1 người mệt mỏi lờ đờ.

Định là an trú tâm trên 1 đối tượng như sợi dây trói tâm vào 1 đối tượng, chánh niệm là kiểm soát tâm như 1 người bảo vệ. 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, định không thể thấy được trạng thái tâm, chỉ chánh niệm mới nhận ra sự bất thường của tâm.

Tu tập định chỉ là để tâm hưởng các cảnh tốt của thiền, còn chánh niệm là để loại trừ các ô nhiễm.
Xin update hình ảnh. Tao cũng nghiên cứu rất kĩ về Tâm - Tâm sở - Lộ Tâm.

26mABM3.jpeg
 
Kkk tks hiền giả nhưng này bài Ân Đức Phật cơ bản ,ở mấy chùa khmer còn 1 bản 64 chữ gần như thất truyền rồi :( bản này là 56 chữ
Romanized-Diamond-Armour-Yantra-258x300.jpg
Tui hầu như không đi chùa nên không rành vụ nhật tụng - tụng kinh.

Bài tụng này thuộc nhóm Paritta - kinh hộ trì. Được biết nhiều nhất là trong Kinh Đầu Ngọn Cờ - Tương Ưng Bộ Kinh.
 
Mày cứ quan sát bình thường vậy thôi, để thấy sự sanh diệt của tâm.
Ban đầu niệm, định, tuệ, tinh tấn yếu thì quan sát đc ít, dễ phóng dật.
Về sau nó mạnh thì sẽ chánh niệm dc rõ hơn, liên tục. Từ từ niệm mạnh hơn m sẽ thấy sự sinh diệt nhanh chóng mặt của danh - sắc.

Còn thấy thì có 3 là vô thường, khổ, vô ngã. Người hành thiền khi hành tuỳ căn cơ, khuynh hướng mà thấy 1 trong 3 cái này, tuỳ lúc mà thấy cái nào rõ. Nếu mà m có học thêm về A tỳ đàm sẽ thấy cái hiện tại m quan sát chỉ là những lộ tâm nối nhau. Niệm tuệ càng mạnh thì quan sát càng rõ hơn.
m giỏi vậy,t chả thấy cái gì cả r. hôm kia thiền thấy tay và đầu nặng như chì như có ai ngồi lên là sao nhỉ
 
m giỏi vậy,t chả thấy cái gì cả r. hôm kia thiền thấy tay và đầu nặng như chì như có ai ngồi lên là sao nhỉ
Đó là m thấy Khổ thọ nhiều đó. Cứ quan sát m sẽ thấy là mấy cái khổ đó không liên tục, liên tục sinh diệt tiếp nối lẫn nhau. Không phải là tôi có cơn đau kéo dài hay cơn đau của tôi kéo dài.

Còn nói theo khoa học là có cơn đau rồi nó truyền tín hiệu lên não liên tục chứ không phải là một chuỗi đau dài dài. Nó chỉ nối tiếp nhau.

Muốn ngồi thiền ngon là phải Giới Tịnh.
Giới Tịnh rồi Tâm mới tịnh được.
Tâm Tịnh thì Kiến mới Tịnh.
Từ đó m sẽ nhận ra những cái hiểu lầm đó giờ. Những cái này mà nghe người ta nói 1 là mình ko thấm dc, 2 là hiểu mơ hồ.
 
Với không nhất thiết phải ngồi nhiều quá, 4-5 tiếng hay ngồi 7 ngày 7 đêm ko ăn như người ta hay đồn.

Thiền có thể đứng hoặc đi nữa. Nằm thì cá nhân t thấy buồn ngủ. Nhiều người nó ko phân biệt được pháp hành với pháp học là một hay khác. Thật ra mày đọc kinh hay học kinh bằng chánh niệm - tỉnh giác thì đó cũng là thiền.

Ăn biết đi là ăn, cầm lên múc bỏ vào miệng, nhai nhai biết rõ ko thêm bớt.

Đi vs vạch cu ra đái, biết rõ ko để nó văng ra ngoài hay văng lung tung. Xong lắc lắc con cu cho đừng dính nước đái rồi kéo quần, xả nước, rửa tay. Đó là thiền.

T nói mà nhiều người ko tin. Cứ nghĩ xếp bằng lim dim mới là thiền. Còn ngoài ra là sống phóng dật, tham sân si không thì không nên.

Nhưng mà nếu m sống chánh niệm tỉnh giác ở mọi hoạt thì mỗi giây phút m tạo ra vô số tâm đại thiện hợp trí.
 
Với không nhất thiết phải ngồi nhiều quá, 4-5 tiếng hay ngồi 7 ngày 7 đêm ko ăn như người ta hay đồn.

Thiền có thể đứng hoặc đi nữa. Nằm thì cá nhân t thấy buồn ngủ. Nhiều người nó ko phân biệt được pháp hành với pháp học là một hay khác. Thật ra mày đọc kinh hay học kinh bằng chánh niệm - tỉnh giác thì đó cũng là thiền.

Ăn biết đi là ăn, cầm lên múc bỏ vào miệng, nhai nhai biết rõ ko thêm bớt.

Đi vs vạch cu ra đái, biết rõ ko để nó văng ra ngoài hay văng lung tung. Xong lắc lắc con cu cho đừng dính nước đái rồi kéo quần, xả nước, rửa tay. Đó là thiền.

T nói mà nhiều người ko tin. Cứ nghĩ xếp bằng lim dim mới là thiền. Còn ngoài ra là sống phóng dật, tham sân si không thì không nên.

Nhưng mà nếu m sống chánh niệm tỉnh giác ở mọi hoạt thì mỗi giây phút m tạo ra vô số tâm đại thiện hợp trí.
t thiền gần 1h là trong tâm đã muốn thoát ra vì chán,vì k chịu dc. nhưng lúc muốn mở mắt thì lại sợ thế giới ngoài kia,lại có chút k muốn thoát ra nữa
 
t thiền gần 1h là trong tâm đã muốn thoát ra vì chán,vì k chịu dc. nhưng lúc muốn mở mắt thì lại sợ thế giới ngoài kia,lại có chút k muốn thoát ra nữa
Ngồi nhiều m sẽ thấy cuộc đời nó ko vui như m tưởng.
Nếu mà thiền quen thì ngoài lúc ngủ m sẽ có 2 kiểu sống :
- chánh niệm tỉnh giác
- thất niệm phóng dật

Khi m để cái đầu bay lung tung = phóng dật. Khi m làm gì biết đó = chánh niệm tỉnh giác.
Ko có kiểu sống thứ 3.

Mục đích của Vipassana là “nhiếp phục tham - ưu ở đời”. Nếu luôn thường trực chánh niệm tỉnh giác thì tham ưu đâu ra đúng k.
 
Ngồi nhiều m sẽ thấy cuộc đời nó ko vui như m tưởng.
Nếu mà thiền quen thì ngoài lúc ngủ m sẽ có 2 kiểu sống :
- chánh niệm tỉnh giác
- thất niệm phóng dật

Khi m để cái đầu bay lung tung = phóng dật. Khi m làm gì biết đó = chánh niệm tỉnh giác.
Ko có kiểu sống thứ 3.

Mục đích của Vipassana là “nhiếp phục tham - ưu ở đời”. Nếu luôn thường trực chánh niệm tỉnh giác thì tham ưu đâu ra đúng k.
Ủa ngoài 2 kiểu sống đó ra còn kiểu nào nữa vậy?
 
Với không nhất thiết phải ngồi nhiều quá, 4-5 tiếng hay ngồi 7 ngày 7 đêm ko ăn như người ta hay đồn.

Thiền có thể đứng hoặc đi nữa. Nằm thì cá nhân t thấy buồn ngủ. Nhiều người nó ko phân biệt được pháp hành với pháp học là một hay khác. Thật ra mày đọc kinh hay học kinh bằng chánh niệm - tỉnh giác thì đó cũng là thiền.

Ăn biết đi là ăn, cầm lên múc bỏ vào miệng, nhai nhai biết rõ ko thêm bớt.

Đi vs vạch cu ra đái, biết rõ ko để nó văng ra ngoài hay văng lung tung. Xong lắc lắc con cu cho đừng dính nước đái rồi kéo quần, xả nước, rửa tay. Đó là thiền.

T nói mà nhiều người ko tin. Cứ nghĩ xếp bằng lim dim mới là thiền. Còn ngoài ra là sống phóng dật, tham sân si không thì không nên.

Nhưng mà nếu m sống chánh niệm tỉnh giác ở mọi hoạt thì mỗi giây phút m tạo ra vô số tâm đại thiện hợp trí.
Dm trên này cũng có tml hiểu bát nhã. Tao thì chỉ yên lặng quan sát tư tưởng của tao. Nó phóng thì tao biết nó phóng, tao buông bỏ ko theo nó. Trong yên lặng tao thấy nó hiện ra rất nhiều thứ. Tao biết đó chỉ là vọng tưởng, chỉ nhìn nó và cười. Người ngoài nhìn ko biết có tưởng tao ko đc bình thường ko.
 
Dm trên này cũng có tml hiểu bát nhã. Tao thì chỉ yên lặng quan sát tư tưởng của tao. Nó phóng thì tao biết nó phóng, tao buông bỏ ko theo nó. Trong yên lặng tao thấy nó hiện ra rất nhiều thứ. Tao biết đó chỉ là vọng tưởng, chỉ nhìn nó và cười. Người ngoài nhìn ko biết có tưởng tao ko đc bình thường ko.
Tao ko tìm hiểu Bát Nhã.
Mày có ở Hn ko tao qua hướng dẫn thực tập cho tao mấy buổi
Tao ko ở HN
 
Dm trên này cũng có tml hiểu bát nhã. Tao thì chỉ yên lặng quan sát tư tưởng của tao. Nó phóng thì tao biết nó phóng, tao buông bỏ ko theo nó. Trong yên lặng tao thấy nó hiện ra rất nhiều thứ. Tao biết đó chỉ là vọng tưởng, chỉ nhìn nó và cười. Người ngoài nhìn ko biết có tưởng tao ko đc bình thường ko.
Do mày thấy ko bình thường thôi, người khác chả chắc có quan tâm đâu.
 
Sau một thời gian nghiên cứu về Phập Pháp nói chung hay hành thiền nói riêng.
Càng nghiên cứu t càng sợ cái cảnh 1 ông sư phụ kêu đệ tử ngồi là ngồi, đi là đi mà trong đầu nó không có một cái gì hết.
Nên nay làm 1 bài ngắn dựa trên Chánh Kinh và các phần phụ được gom nhặt.

Chánh Kinh :
  • Aṅguttara Nikāya
  • XVII. Phẩm Ðạo Hành

4.170. Gắn Liền Cột Chặt​

Một thời, Tôn giả Ananda sống ở Kosàmbi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ananda gọi các Tỷ-kheo:

—Thưa các Hiền giả Tỷ-kheo.

—Thưa vâng, Hiền giả.

Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ananda nói như sau:

—Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

Dựa vào bài Kinh trên thì rõ ràng ta thấy được 4 phương pháp để Tu Tiến. Và có bài viết diễn giải về vấn đề này.

Còn sâu hơn thì nằm trong Vô Ngại Giải Đạo ( Phân Tích Đạo) - Tiểu Bộ Kinh :

- Chỉ trước Quán sau : https://vdpzoom.com/trung/collected/chiquan/read.php?id=chitrcquan_cq

- Quán trước Chỉ sau : https://vdpzoom.com/trung/collected/chiquan/read.php?id=quantrcchi_cq

- Chỉ Quán song tu : https://vdpzoom.com/trung/collected/chiquan/read.php?id=songtu_cq

- Tâm khuấy động : https://vdpzoom.com/trung/collected/chiquan/read.php?id=xphongdat_cq
 
Kính bạch sư trụ trì, hãy cho con nương tựa vào Bồ đề cổ tự.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.
 
Kính bạch sư trụ trì, hãy cho con nương tựa vào Bồ đề cổ tự.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh nước Cực Lạc.
@saigonvip xin hãy thuyết pháp 🙏
 
Đức Phật giải thích "Định Luật Hấp Dẫn"

Các chúng sanh nặng về vật chất thế gian thường có cùng suy tầm (hướng đến) và cùng suy tư, họ chỉ thích giao thiệp với người nào mà họ cảm thấy phù hợp, thích thú.

Nhưng khi nói chuyện về chủ đề Bất Động (Giải Thoát), những người ấy không nghe, không lắng tai nghe và không để tâm an trú vào thượng trí, và người ấy không giao thiệp với người mà họ không thích thú (họ cảm thấy không phù hợp).

Cũng như một người đã xa quê hương lâu ngày, và có một người nọ từ quê người ấy đi tới. Người xa quê lâu ngày gặp người này mới hỏi hang xem xứ nơi ông vừa đến hiện tại nay như thế nào? Và người ấy trả lời xứ đó hiện tại như thế này, thế kia.

==> Các chúng sanh phù hợp với nhau hay không là dựa vào suy tầm hay suy tư mà họ hướng tới. Tức là đồng thanh, đồng khí hoặc còn gọi là "luật hấp dẫn".

MN 105

 
Top