TP.HCM sắp di dời, đốn hạ hơn 450 cây xanh để làm metro số 2

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có thông báo đến các đơn vị liên quan về việc khởi công trình gói thầu di dời cây xanh thuộc dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Gói thầu di dời cây xanh có giá trị gần 1,4 tỷ đồng.
Trong 453 cây xanh thuộc phạm vi dự án metro số 2, nằm dọc các tuyến đường Lê Lai, Trương Định, Phạm Hồng Thái, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh… có 404 cây bị đốn hạ và 49 cây được di dời. Các cây xanh bị đốn hạ gồm: lim sét, sọ khỉ, dầu, bằng lăng, me, sao đen,…
Hàng cây xanh trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú (TP.HCM) nằm trong diện phải di dời hoặc đốn hạ để phục vụ dự án metro số 2. Ảnh: Tuấn Kiệt.

Hàng cây xanh trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú (TP.HCM) nằm trong diện phải di dời hoặc đốn hạ để phục vụ dự án metro số 2. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Theo MAUR, việc di dời và đốn hạ hệ thống cây xanh nhằm phục vụ cho công tác di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm của dự án metro số 2 sẽ được chia làm 2 giai đoạn.
Ở giai đoạn 1 sẽ xử lý đốn hoặc di dời một số cây trong phạm vi thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đối với các cây nằm trên vỉa hè hiện hữu trong phạm vi nhà ga không ảnh hưởng đến quá trình thi công trên thì tạm giữ lại để tạo bóng mát cho đoạn tuyến trong thời gian chờ thi công nhà ga ngầm
Dự kiến, công tác này triển khai trong tháng 4 và hoàn thành trước 31/7.
Ở giai đoạn 2, trước khi thi công nhà ga chính, toàn bộ cây xanh trong phạm vi ranh thu hồi sẽ bị đốn hạ hoặc di dời, các cây xanh không thuộc ranh thu hồi đất sẽ có phương án bảo vệ.
Dự án metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được UBND TP phê duyệt năm 2010 và phê duyệt điều chỉnh năm 2019 với tổng mức đầu tư hơn 47.890 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Vốn đối ứng từ ngân sách.
Toàn bộ dự án có chiều dài hơn 11km (trong đó đoạn đi ngầm dài hơn 9km; đoạn đi trên cao dài gần 2km) với 10 nhà ga (9 nhà ga ngầm, 1 nhà ga trên cao).
Trước đó, tuyến này dự kiến hoàn thành năm 2026, nhưng do nhiều vướng mắc nên được gia hạn đến năm 2030.
Tuấn Kiệt

 
thay vì di dời cây xanh qua nơi khác thì tụi chó đẻ congsan lại đốn, để tham nhũng gỗ từ hơn 400 cây đó
 

Đây là cách người Nhật di dời cây xanh​

11/06/2017 05:46

Mới đây, hình ảnh người Nhật Bản di dời một cây cổ thụ 165 tuổi đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Tuy nhiên, liệu đây có phải một trường hợp hiếm gặp ở đất nước mặt trời mọc này không?​

Đây là cách người Nhật di dời cây xanh
Những hình ảnh về việc di dời cây xanh tại Nhật Bản
Việc chặt bỏ cây xanh, phục vụ xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đô thị là điều không còn mới lạ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khi quyết định chặt hạ một cây xanh cũng cần xem xét tới giá trị lịch sử, giá trị tâm linh và ý nghĩa với người dân địa phương cũng như tác động của việc đó tới môi trường.

Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống bảo vệ cây xanh khi từ lâu, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp di dời cây xanh chứ không phải chặt hạ để xây dựng, phát triển thành phố.

Trong một bức hình được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội những ngày gần đây, người ta có thể thấy cảnh người Nhật Bản di dời một cây cổ thụ lâu đời. Được biết, cây cổ thụ này đã có tuổi đời 165 năm, được di dời từ hồi tháng 7/2013 tại Yanaka, Tokyo, Nhật Bản.

Tuy nhiên, đây không phải trường hợp cá biệt tại Nhật Bản khi phương pháp di dời cây xanh như vậy, đặc biệt là những cây cổ thụ có giá trị cảnh quan và lịch sử lâu đời, đã được áp dụng từ rất lâu tại đất nước này.

Trong hình là ví dụ về việc di dời 2 cây long não với tuổi đời hơn 100 tuổi tại Nhật Bản. Đây là một phần trong dự án cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông tại Kyushu, Nhật Bản. Các kỹ sư đã sử dụng phương pháp chuyển cây truyền thông có từ thời Edo để di dời 2 cây nặng hơn 100 tấn.

photo-1-1497070013109


img-0697-1497070333314
Không chỉ vậy, trong trường hợp không di dời được cây xanh, người Nhật Bản sẽ chọn cách né để không phải chặt hạ, như trường hợp một cây long não ở sân ga Kayashima, thành phố Osaka, Nhật Bản.

Cây long não khổng lồ này có tuổi thọ hơn 700 năm. Các kỹ sư xây dựng phải tìm cách để xây dựng nhà ga mà không ảnh hưởng đến cây xanh. Chính vì vậy, thay vì chặt cây đi xây đường ray, kỹ sư xây dựng đã mở rộng vòng, tạo thành một khoảng trống ở giữa cho cây mọc lên, xuyên qua lớp mái của sân ga Kayashima.

Được biết, sân ga Kayashima cũ được xây dựng từ năm 1910. Khi đó, nó chỉ nằm cạnh cây long não. Đến năm 1972, khi dân cư thành phố tăng đáng kể, chính quyền quyết định mở rộng sân ga và có ý định cắt bỏ cây. Tuy nhiên, người dân tin rằng nó là một biểu tượng thiêng liêng và nó cũng gắn liền với một ngôi đền gần đó. Bởi vậy, người dân địa phương đã quyết định biểu tình, phản đối kế hoạch của chính phủ. Cuối cùng, cây long não đã được bảo vệ thành công.
 
Khai dân trí - Chấn dân khí
Một khi người dân ai cũng có kiến thức, có hiểu biết. Biết rõ được sự dối trá, sự thối nát, cái sai trái của tụi congsan này thì cũng là lúc tụi nó phải xuống địa ngục.
Hưởng ứng phòng trào ghi tiền DMCS để khai dân trí
 
Top