VN phổ thông hóa bậc đại học nên chương trình đại học vẫn mang tính phổ thông nhiều để đáp ứng trình độ của người học. Dám xiết chỉ tiêu còn 50% hoặc 30% tăng các môn chuyên sâu như tụi RMIT thì khác ngay mà. Nhưng nó lại ngược triết lý giáo dục của VN hiện tại.
khi có nghiên cứu giáo dục thì nên đi từ chuẩn đầu ra của bộ chủ quản ( bộ giáo dục)
tất cả các chuẩn đầu ra này, đều được chuẩn hoá dựa theo các chương trình giáo dục bậc đại học trên thế giới, chứ bộ không hề tự nghĩ ra, trừ một vài môn học bắt buộc như triết học thì không thể thay đổi thôi
nhưng chuẩn đầu ra này thường khi đưa xuống các trường đại học thực thi thì đôi khi nó gặp khó khăn bởi trình độ của sinh viên, cái này phải nhìn nhận thực tế đó là bậc phổ thông của chúng ta còn chưa cải thiện được nhiều trong tư duy của người học.
mình không có nghiên cứu chủ đề giáo dục, hay quản lý giáo dục nên không dám lạm bàn quá nhiều,
theo đúng như tinh thần khoa học thì, khi một cá nhân đưa ra nhận xét ở bất kỳ một lĩnh vực nào người đó điều đầu tiên cần phải cân nhắc đến
THẨM QUYỀN nhận xét của bản thân đến chủ đề đó. Chúng ta phải là một người có quan tâm lớn đến chủ đề đó, có nghiên cứu, có đọc hiểu, có chuyên môn về lĩnh vực chúng ta nói đế.
đây chính là tinh thần của khoa học hiện đại và tư duy hiện đại
đại đa số các bạn trong đây chửi chính quyền cũng chỉ đưa ra được những biểu hiện của xã hội, còn nguyên nhân chuyên môn sâu xa thì ít bạn nào đưa ra được. các bạn có xu hướng đưa ra một nguyên nhân đơn nhất đó là "chế độ"
và các bạn đang mắc phải một lỗi tư duy logic nghiêm trọng đó là :
Lỗi tư duy về đơn giản hóa quá mức (Oversimplification fallacy) hay còn gọi là
lỗi tư duy quy kết (Reductionist fallacy) xảy ra khi ta cố gắng giải thích một vấn đề phức tạp bằng cách đơn giản hóa nó một cách quá mức, bỏ qua các yếu tố quan trọng và sắc thái cần thiết.