Sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất trở thành "đặc sản" trên bàn nhậu

Sam đã tồn tại qua 450 triệu năm, sống sót qua 5 lần đại tuyệt chủng, trong đó có sự kiện xóa sổ khủng long.​

Trong danh sách hải sản được phục vụ tại một số nhà hàng ven biển Việt Nam, có một cái tên khiến giới khoa học không khỏi giật mình: Sam biển.

Không phải vì món ăn lạ miệng, mà vì sinh vật này thực chất là một trong những loài cổ xưa nhất còn sống sót trên Trái Đất – có mặt từ trước cả khủng long, và nay lại đang đóng góp rất to lớn cho khoa học thế giới.

Hóa thạch sống 450 triệu năm

Sam biển (Horseshoe crab) thuộc lớp hình móng ngựa – một nhóm sinh vật biển cổ đại xuất hiện từ kỷ Ordovic (khoảng 450 triệu năm trước). Tức là, khi khủng long vẫn chưa xuất hiện trên hành tinh này, thì sam đã âm thầm bơi lội trong lòng đại dương.

Đặc điểm nhận diện của sam là phần thân hình vòm giáp cứng, đuôi nhọn như kiếm và tám chân ẩn dưới thân, trông giống một sinh vật đến từ thời tiền sử – và thực tế đúng là như vậy.

Sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất trở thành đặc sản trên bàn nhậu - 1

Sam được xem là đặc sản ở một số vùng biển Việt Nam (Ảnh: Getty).

Sam hiện diện ở nhiều khu vực ven biển châu Á, trong đó có Việt Nam, chủ yếu tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa và một số tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, theo các nhà sinh học, chúng không phải là cua như nhiều người lầm tưởng, mà có họ hàng gần hơn với nhện và bọ cạp.

Giọt máu xanh quý giá hơn vàng

Điều khiến sam trở thành “viên ngọc thầm lặng” trong giới y học toàn cầu nằm ở máu của chúng.

Khác với máu đỏ của con người, máu sam có màu xanh dương – do chứa chất đồng (copper) thay vì sắt (iron) như trong hemoglobin. Đáng nói hơn, máu này chứa một loại tế bào đặc biệt gọi là amebocyte, có khả năng phát hiện cực kỳ nhạy với độc tố vi khuẩn Gram âm – loại vi khuẩn có thể gây sốc nhiễm khuẩn, tử vong nhanh nếu không được phát hiện kịp thời.

Sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất trở thành đặc sản trên bàn nhậu - 2

Máu sam rất quý giá với y học (Ảnh: Getty).

Hợp chất LAL (Limulus Amebocyte Lysate) chiết xuất từ máu sam có khả năng phát hiện ra độc tố vi khuẩn chỉ trong vòng vài phút. Nhờ đó, LAL trở thành chỉ số vàng để kiểm tra độ tinh khiết của vaccine, huyết thanh và thiết bị y tế.

Từ vaccine Covid-19, thuốc tiêm insulin cho đến kim tiêm hoặc túi truyền dịch – tất cả đều phải qua “bài kiểm tra máu sam” trước khi được đưa ra thị trường.

Theo báo cáo từ National Geographic, chỉ 1 gallon máu sam (khoảng 3,8l) có giá lên đến 60.000 USD. Hàng năm, ngành công nghiệp sinh học toàn cầu cần hàng trăm nghìn con sam để lấy máu phục vụ nghiên cứu và sản xuất y tế.

Nguy cơ tuyệt chủng

Dù các công ty tuyên bố chỉ lấy khoảng 30% lượng máu từ mỗi con sam rồi thả về biển, nhưng theo nghiên cứu của Science Advances năm 2020, 10-30% số sam sau khi hiến máu sẽ chết, và nhiều con khác sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn, mất khả năng sinh sản hoặc mất phương hướng di chuyển.

Thêm vào đó, sam còn đang bị săn bắt để làm thực phẩm ở nhiều nơi – trong đó có Việt Nam.

Tại Mỹ, loài sam móng ngựa được Cục Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên liệt kê là loài cần được bảo vệ.

Ở châu Á, Trung Quốc đã cấm khai thác sam vào mùa sinh sản, còn Nhật Bản đã tuyên bố bảo vệ loài này từ những năm 1920.

Việc mất đi sam biển không chỉ là mất một mắt xích sinh thái quý hiếm, mà còn là mất đi phương pháp phát hiện độc tố vi khuẩn hiệu quả nhất hiện nay.

Dù giới khoa học đã phát triển chất thay thế nhân tạo gọi là rFC (recombinant Factor C), nhưng vẫn còn nhiều hãng dược trên thế giới tiếp tục phụ thuộc vào LAL từ máu sam vì tính ổn định và độ tin cậy lâu dài.

Tiến sĩ Jennifer Mattei (ĐH Sacred Heart, Mỹ) cảnh báo: “Nếu chúng ta không thay đổi thói quen khai thác hiện tại, sam biển sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới. Và cùng với đó là nguy cơ đe dọa đến ngành y tế toàn cầu”.
 
Hôm nhậu gọi ra ăn 1 lần chán hẳn,dở vl

Hồi bé đi biển, dân chai họ bán, tao muốn mua ăn thử mà ông bà già nhất quyết từ chối, bảo trông to thế chứ chả có gì mà ăn, tao không tin. Sau này có review từ youtube thì đúng thật, toàn vỏ với trứng, đéo có gì mà ăn.
 
450 triệu năm mà ko tiến hóa đc thành loài có trí thông minh để thống trị hành tinh này, chỉ an phận làm con mồi thì bây giờ mới bị diệt chủng là hơi muộn đấy :vozvn (13):

giáo sư Chu Hảo từng nói thuyết tiến hóa không đúng.

Dna mỗi loài có tính chất riêng, k có chuyện loài này tiến hóa thành loài kia.

Tổ tiên chúng ta không phải là vượn / khỉ.
 
giáo sư Chu Hảo từng nói thuyết tiến hóa không đúng.

Dna mỗi loài có tính chất riêng, k có chuyện loài này tiến hóa thành loài kia.

Tổ tiên chúng ta không phải là vượn / khỉ.
Giáo sư Chu Hảo là một trong những giáo sư hiếm hoi của VN dám đứng lên thừa nhận thuyết tiến hoá là sai. Thuyết tiến hoá này cách đây 20 năm đã có nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu đưa ra nó là sai rồi. Chính thức là nhờ giải Nobel Hoá học năm 2016 của hai nhà Hoá-Sinh mà từ đó người ta dùng công trình đó để gián tiếp chứng minh Thuyết tiến hoá là sai. Bần tăng cũng từng tranh luận chán chê trên này rồi, cách tiếp cận chứng minh nó sai đa phần người ta dựa vào 2 luận cứ quan trọng ngắn gọn để chứng minh:
1. Ty thể.
2. Mệnh đề Menden.
 
Giáo sư Chu Hảo là một trong những giáo sư hiếm hoi của VN dám đứng lên thừa nhận thuyết tiến hoá là sai. Thuyết tiến hoá này cách đây 20 năm đã có nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên cứu đưa ra nó là sai rồi. Chính thức là nhờ giải Nobel Hoá học năm 2016 của hai nhà Hoá-Sinh mà từ đó người ta dùng công trình đó để gián tiếp chứng minh Thuyết tiến hoá là sai. Bần tăng cũng từng tranh luận chán chê trên này rồi, cách tiếp cận chứng minh nó sai đa phần người ta dựa vào 2 luận cứ quan trọng ngắn gọn để chứng minh:
1. Ty thể.
2. Mệnh đề Menden.

Vấn đề lớn nhất của thuyết tiến hóa là không có bất kỳ bằng chứng khảo cổ nào của loài vượn người được tìm thấy kể từ khi thuyết tiến hóa ra đời.
 
Đến cái con cá dọn bể(cá lau kiếng) bẩn thỉu sống ở đáy kênh.Mà bọn namkiki còn cho nên bàn nhậu rồi gọi đó là đặc sản đc.Thì con này có bị tuyệt chủng ở VN cũng ko có gì lạ....
 
giáo sư Chu Hảo từng nói thuyết tiến hóa không đúng.

Dna mỗi loài có tính chất riêng, k có chuyện loài này tiến hóa thành loài kia.

Tổ tiên chúng ta không phải là vượn / khỉ.
Đột biến + chọn lọc tự nhiên mới gọi là tiến hoá.
Khi môi trường ổn định thì mấy con đột biến ko phù hợp sẽ chết trc khi sinh sản, hoặc đột biến đó vẫn phù hợp môi trường hiện tại thì vẫn duy trì gen đó cho đời sau. Khi môi trường bất lợi, những cá thể mang gen đột biến thích nghi với môi trường mới sẽ sống sót.
Tiến hoá là câu chuyện hàng triệu, hàng tỷ năm, nên dùng kiến thức và doublecheck bản thân để tìm hiểu thế giới, đừng quá tin vào 1 người có học thức mà vội thay đổi quan điểm.
 
Tiến hóa, chọn lọc tự nhiên, thích nghi, di truyền ko hẳn là sai hoàn toàn.
 

Sam đã tồn tại qua 450 triệu năm, sống sót qua 5 lần đại tuyệt chủng, trong đó có sự kiện xóa sổ khủng long.​

Trong danh sách hải sản được phục vụ tại một số nhà hàng ven biển Việt Nam, có một cái tên khiến giới khoa học không khỏi giật mình: Sam biển.

Không phải vì món ăn lạ miệng, mà vì sinh vật này thực chất là một trong những loài cổ xưa nhất còn sống sót trên Trái Đất – có mặt từ trước cả khủng long, và nay lại đang đóng góp rất to lớn cho khoa học thế giới.

Hóa thạch sống 450 triệu năm

Sam biển (Horseshoe crab) thuộc lớp hình móng ngựa – một nhóm sinh vật biển cổ đại xuất hiện từ kỷ Ordovic (khoảng 450 triệu năm trước). Tức là, khi khủng long vẫn chưa xuất hiện trên hành tinh này, thì sam đã âm thầm bơi lội trong lòng đại dương.

Đặc điểm nhận diện của sam là phần thân hình vòm giáp cứng, đuôi nhọn như kiếm và tám chân ẩn dưới thân, trông giống một sinh vật đến từ thời tiền sử – và thực tế đúng là như vậy.

Sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất trở thành đặc sản trên bàn nhậu - 1

Sam được xem là đặc sản ở một số vùng biển Việt Nam (Ảnh: Getty).

Sam hiện diện ở nhiều khu vực ven biển châu Á, trong đó có Việt Nam, chủ yếu tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa và một số tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, theo các nhà sinh học, chúng không phải là cua như nhiều người lầm tưởng, mà có họ hàng gần hơn với nhện và bọ cạp.

Giọt máu xanh quý giá hơn vàng

Điều khiến sam trở thành “viên ngọc thầm lặng” trong giới y học toàn cầu nằm ở máu của chúng.

Khác với máu đỏ của con người, máu sam có màu xanh dương – do chứa chất đồng (copper) thay vì sắt (iron) như trong hemoglobin. Đáng nói hơn, máu này chứa một loại tế bào đặc biệt gọi là amebocyte, có khả năng phát hiện cực kỳ nhạy với độc tố vi khuẩn Gram âm – loại vi khuẩn có thể gây sốc nhiễm khuẩn, tử vong nhanh nếu không được phát hiện kịp thời.

Sinh vật cổ xưa nhất Trái Đất trở thành đặc sản trên bàn nhậu - 2

Máu sam rất quý giá với y học (Ảnh: Getty).

Hợp chất LAL (Limulus Amebocyte Lysate) chiết xuất từ máu sam có khả năng phát hiện ra độc tố vi khuẩn chỉ trong vòng vài phút. Nhờ đó, LAL trở thành chỉ số vàng để kiểm tra độ tinh khiết của vaccine, huyết thanh và thiết bị y tế.

Từ vaccine Covid-19, thuốc tiêm insulin cho đến kim tiêm hoặc túi truyền dịch – tất cả đều phải qua “bài kiểm tra máu sam” trước khi được đưa ra thị trường.

Theo báo cáo từ National Geographic, chỉ 1 gallon máu sam (khoảng 3,8l) có giá lên đến 60.000 USD. Hàng năm, ngành công nghiệp sinh học toàn cầu cần hàng trăm nghìn con sam để lấy máu phục vụ nghiên cứu và sản xuất y tế.

Nguy cơ tuyệt chủng

Dù các công ty tuyên bố chỉ lấy khoảng 30% lượng máu từ mỗi con sam rồi thả về biển, nhưng theo nghiên cứu của Science Advances năm 2020, 10-30% số sam sau khi hiến máu sẽ chết, và nhiều con khác sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn, mất khả năng sinh sản hoặc mất phương hướng di chuyển.

Thêm vào đó, sam còn đang bị săn bắt để làm thực phẩm ở nhiều nơi – trong đó có Việt Nam.

Tại Mỹ, loài sam móng ngựa được Cục Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên liệt kê là loài cần được bảo vệ.

Ở châu Á, Trung Quốc đã cấm khai thác sam vào mùa sinh sản, còn Nhật Bản đã tuyên bố bảo vệ loài này từ những năm 1920.

Việc mất đi sam biển không chỉ là mất một mắt xích sinh thái quý hiếm, mà còn là mất đi phương pháp phát hiện độc tố vi khuẩn hiệu quả nhất hiện nay.

Dù giới khoa học đã phát triển chất thay thế nhân tạo gọi là rFC (recombinant Factor C), nhưng vẫn còn nhiều hãng dược trên thế giới tiếp tục phụ thuộc vào LAL từ máu sam vì tính ổn định và độ tin cậy lâu dài.

Tiến sĩ Jennifer Mattei (ĐH Sacred Heart, Mỹ) cảnh báo: “Nếu chúng ta không thay đổi thói quen khai thác hiện tại, sam biển sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới. Và cùng với đó là nguy cơ đe dọa đến ngành y tế toàn cầu”.
Món "gián" chiên cũng có ..con gián là ngang thời long khủng..😁
 

Có thể bạn quan tâm

Top