Cô gái Phùng Thị Hoài Thương (26 tuổi) bỏ việc làm Văn Phòng lương 15 triệu đồng ở TPHCM để về quê Lâm Đồng nuôi trang trại 200 con heo

VIP0005

Đàn iem Duy Mạnh

Từ làm việc trong phòng điều hòa, mặc quần áo tươm tất, Hoài Thương chuyển sang công việc dậy từ 6h, tay cầm dụng cụ dọn… phân, đỡ đẻ, đổ cám cho 200 con heo.
Bỏ phố về quê năm 26 tuổi

6h, Phùng Thị Hoài Thương (26 tuổi, quê tại tỉnh Lâm Đồng) lật đật dậy sau một đêm ngủ ngon giấc. Từ ngày rời xa bàn giấy, máy tính, điều hòa, cô gái bộc bạch một ngày của mình trở nên bận rộn hơn.
Không còn là những bộ đồ tươm tất, trắng tinh, mà thay bằng quần áo làm nông, thỉnh thoảng còn ám mùi khó chịu.
Cô gái bỏ việc ổn định ở TPHCM, về quê… đỡ đẻ cho heo - 1

Cô gái bỏ phố về quê, tiếp quản nông trại 200 con heo (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Thế nhưng, cô gái trải lòng rằng bản thân luôn thấy thoải mái, cuộc sống trải qua nhẹ nhàng và đỡ được nhiều áp lực.

Công việc 4 tiếng đầu ngày của Hoài Thương chính là kiểm tra chuồng trại, rồi dọn phân, đổ cám cho heo ăn. Sau đó, cô gái sẽ nghỉ trưa rồi bắt đầu vệ sinh chuồng, pha men, thuốc bổ và chăm sóc heo con.

Cô gái còn phụ trách đỡ đẻ, tiêm thuốc cho heo. Với thân hình nhỏ nhắn, Hoài Thương khiến người khác bất ngờ khi chia sẻ, có khi phải vác 20 bao cám một ngày, mỗi bao nặng 25kg. Thời gian làm việc hằng ngày đôi khi kết thúc từ rất sớm, nhưng lắm lúc phải đến tối muộn mới xong việc, khác hẳn với thời gian làm cố định ở thành phố.
Cô gái bỏ việc ổn định ở TPHCM, về quê… đỡ đẻ cho heo - 2

Ở nông trại heo, Thương có khi phải vác 20 bao cám một ngày (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Lúc ấy, mức lương của tôi dao động 10-15 triệu đồng, thậm chí có thời điểm cao hơn. Nhưng khi chị gái kết hôn, em trai nhập ngũ, bản thân cảm thấy lạc lõng ở thành phố lớn, không thể theo kịp nhịp sống quá nhanh và càng không hạnh phúc sau những giờ tan ca”, Thương bộc bạch.

Nghĩ đến bố mẹ ở quê đang một mình xoay xở với trang trại heo, cô gái quyết định bỏ phố, trở về phụ gia đình tiếp quản.

“Khi bày tỏ mong muốn này, gia đình rất ủng hộ vì vốn dĩ, bố mẹ mong muốn con sống và làm việc gần nhà”, Thương nói.

Thay đổi tích cực hơn

Thời gian đầu, Hoài Thương chủ yếu phụ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, làm vườn. Nhưng khi được giao tiếp quản nông trại heo, Thương mới nhận ra đang đứng trước thử thách lớn.

“Từ công việc văn phòng chuyển sang lao động chân tay, thú thật lúc đầu tôi thấy một chút ngại ngùng. Quần áo lúc nào cũng lấm lem từ sáng đến tối, bản thân lại không có một thu nhập ổn định nào. Những tưởng về quê thì sẽ đỡ bận rộn nhưng công việc còn nhiều hơn, thậm chí có lúc không có thời gian ăn cơm”, cô gái chia sẻ.

Hoài Thương kể rằng bản thân không thể quên được cảnh bị heo cắn, hất văng vào chuồng, cơ thể bị ám mùi hôi vô cùng khó chịu trong nhiều ngày hay làm việc đến sưng tấy bàn tay.

Cô gái bỏ việc ổn định ở TPHCM, về quê… đỡ đẻ cho heo - 3

Thương bộc bạch bản thân thay đổi tích cực hơn sau khi bỏ phố về quê (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Những lúc bất lực gần như rơi nước mắt, Thương chẳng những không bỏ cuộc mà còn cố gắng hơn, bởi cô gái cảm nhận rõ những vất vả mà bố mẹ từng trải qua. Nhờ có sự hỗ trợ của gia đình, Hoài Thương vừa vượt qua nhiều khó khăn, vừa học được nhiều kiến thức mới trong chăn nuôi.

Cô gái cho hay từ khi bỏ phố về quê, cô gái nhận thấy bản thân có nhiều thay đổi tích cực.

“Nhờ lối sống lành mạnh, ngủ và dậy đúng giờ, tôi đã giảm được 26kg. Được giao phó tiếp quản nông trại heo nên tôi cũng trở nên có trách nhiệm với từng hành động của mình hơn. Nhịp sống chậm ở vùng quê giúp cho tôi cũng sống chậm hơn một chút, từ đó bản thân có thời gian suy nghĩ thấu đáo, đưa ra những quyết định thật đúng đắn”, Thương nói.

Cô gái chia sẻ còn ghi lại khoảnh khắc làm việc của mình và đăng tải lên mạng xã hội. Không ít người trẻ bày tỏ ý định bỏ phố về quê, làm nông giống như Thương.

“Ban đầu, tôi chỉ định truyền tải năng lượng tích cực nhưng không ngờ được mọi người quan tâm nhiều đến vậy. Nếu cuộc sống ở thành phố lớn quá áp lực, bạn có thể thử về quê trải nghiệm cuộc sống.

Với những người con đi học xa quê, việc được trở về nhà sống gần bố mẹ là điều đáng quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với chuyện bỏ phố về quê để làm nông. Vì thế, bạn phải chuẩn bị tinh thần và kế hoạch thật kỹ lưỡng. Không có công việc nào là nhàn hạ cả”, Thương khẳng định.
 
Địt mẹ. Giờ nuôi lợn lấy công làm lãi là chủ yếu, béo bọn cty cám là chính. Nếu ko dính dịch thì lãi được, dính dịch 1 phát thì lỗ vỡ mặt Lồn luôn. Nuôi 200 con lợn thì vất vả gấp bao lần làm văn phòng. Mà nhà nó làm được trang trại 200 con thì gia đình cũng thuộc dạng giàu có đấy.
 
Địt mẹ. Giờ nuôi lợn lấy công làm lãi là chủ yếu, béo bọn cty cám là chính. Nếu ko dính dịch thì lãi được, dính dịch 1 phát thì lỗ vỡ mặt lồn luôn. Nuôi 200 con lợn thì vất vả gấp bao lần làm văn phòng. Mà nhà nó làm được trang trại 200 con thì gia đình cũng thuộc dạng giàu có đấy.
Dính dịch vài lần là bú hết, đám cp đợt dịch cũng bù lỗ sml vốn nó dày nên không sao còn dân thì đắm đuối
 
200 con lợn cơ ngơi bạc tỷ đấy. đm t mà có trại vs logic kỹ sư bố cũng về làm chứ tội cặc gì chui trong nhà máy lương 18tr
Kỹ sư thú y mày phải thuê, chứ đéo ai mà ôm hết cả trại lợn 200 con. Thuê nhân công hết, đầu tư trang trại khoảng 10 tỏi nữa. Nên đừng có nghe về quê để chữa lành đâu.
 

Có thể bạn quan tâm

Top