Thời của tiếng Việt… ‘lôm côm’

Don Jong Un

Súng hết đạn
Vatican-City
Khi một thế hệ lớn lên với những từ ngữ bỡn cợt, dùng sai từ nghĩa đến âm; khi truyền hình quốc gia tiếp tay cho sự lệch lạc ngôn ngữ; khi nhà trường dạy tiếng Việt như một môn chính trị… thì tiếng Việt ngày càng bị đầu độc và tiều tụy đến mức thảm hại.
Báo chí Việt Nam đang sử dụng tiếng Việt sai lệch, cẩu thả, thậm chí phi ngữ pháp ngày càng phổ biến. Trong hình, một sạp báo ở Hà Nội. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Từ các chương trình truyền hình đến cách dùng hằng ngày trên báo chí đều thường xuyên xuất hiện những lỗi không thể chấp nhận. Có những lỗi dùng nhiều đến mức đã được mặc định là đúng (chẳng hạn cách nói sai phổ biến “cặp đôi”)…


Tiếng Việt loạn cào cào!

Đáng lên án nhất là chương trình “Vua Tiếng Việt” của đài Truyền Hình Việt Nam (VTV). “Vua Tiếng Việt” liên tục hứng nhiều chỉ trích từ giới chuyên môn và khán giả do những sai sót nghiêm trọng về ngôn ngữ, chính tả và cách hiểu từ ngữ; trở thành là một thứ hổ lốn nhảm nhí.

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công từng nhiều lần chỉ ra vô số lỗi sai trong “Vua Tiếng Việt:” Từ việc đưa ra những phương án sai lệch như “trậm trễ” – một từ không hề tồn tại, đến việc phủ nhận tính hợp lệ của từ “dúm dó,” vốn là phương ngữ được ghi nhận trong các từ điển chính thống.

Lỗi không chỉ dừng ở việc sai chính tả, mà còn sai về nghĩa, ngữ pháp, cách hiểu thành ngữ và thậm chí xuyên tạc cả chữ nghĩa văn học. Thay vì làm giàu ngôn ngữ, “Vua Tiếng Việt” tạo ra tiền lệ nguy hiểm dẫn đến thói quen tệ hại: Biến cái đúng thành sai và “sửa” cái chuẩn thành cái méo mó.

Sự sa sút trong việc sử dụng tiếng Việt không chỉ là lỗi của “Vua Tiếng Việt.” Trên thực tế, chương trình này chỉ là phần nổi của tảng băng, phản ảnh một vấn đề trầm trọng hơn nhiều: Tiếng Việt đang bị sử dụng sai, bị bóp méo và mất dần bản sắc Việt Ngữ thuần túy trong đời sống xã hội hiện đại. Những lỗi này không chỉ xuất hiện ở học sinh, mà cả trong báo chí, văn bản hành chính, thậm chí sách in chính thức.

Và nữa. Còn là mạng xã hội. Facebook, TikTok và YouTube… đang trở thành “ổ” lỗi ngôn ngữ. Chưa hết, các đài truyền hình cũng nhan nhản lỗi, khi nhiều MC nói tiếng Việt không chỉ dùng sai từ mà còn sai văn phạm. Truyền hình không chỉ giải trí. Với sức ảnh hưởng rộng khắp, nó là kênh quan trọng góp phần định hình ngôn ngữ, thẩm mỹ, và tư duy công chúng, đặc biệt giới trẻ. Biên tập viên và phát thanh viên truyền hình được xem là hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ: Phát âm chuẩn, cách nói mạch lạc, văn phong rõ ràng. Một từ sai, một lỗi phát âm cũng bị xem là vấn đề nghiêm trọng và đáng xấu hổ. Bây giờ, MC – đặc biệt các MC điều khiển những chương trình gameshow – nói sai rất nhiều.

Chính trị hóa ngôn ngữ

Hiện tượng méo mó tiếng Việt không phải là lỗi cá nhân mà là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là giáo dục. Văn chương trong nhà trường ngày nay là một thế giới bị màu sắc chính trị làm cho úa tàn. Học văn không còn là hành trình cảm nhận, mà trở thành một dạng “giải đề.”

Giáo viên phân tích từng đoạn, chia bố cục, gạch đầu dòng những “biện pháp nghệ thuật,” “đặc sắc ngôn ngữ”…; trong khi học sinh ghi chép, học thuộc, viết lại đúng mô hình ấy để tạo ra những bài văn mẫu. Văn chương – lẽ ra để dẫn dắt người ta bước vào thế giới nội tâm – giờ được dạy như một môn văn hóa chính trị. Bài văn tốt là bài đúng ý thầy cô, đúng yêu cầu định hướng, chứ không phải đúng và đẹp với trái tim người viết.

Trong nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, học sinh trung học được dạy viết luận, viết phản biện, viết truyện ngắn, thơ… Ở Việt Nam, viết văn nghĩa là một công thức: Mở bài-thân bài-kết luận; phân tích-chứng minh-nhận xét-(và) kết thúc bằng “để lại những ấn tượng sâu sắc” gì. Ngày nay, ngay từ đầu, tiếng Việt đã bị làm hỏng từ trong nhà trường. Hậu quả, thế hệ trẻ trở thành những công dân mù mờ về tư duy và yếu ớt về ngôn ngữ.

Còn nữa, có một kiểu ngôn ngữ mà người đọc báo chỉ cần lướt qua là nhận ra ngay: Ngôn ngữ công an. Không có thứ gì làm ngôn ngữ trở nên khô khan bằng thứ ngôn ngữ vô hồn theo “phong cách công an” được thể hiện trên báo chí hàng ngày. Rất ít người nhận ra rằng ngôn ngữ báo chí Việt Nam đang bị “chính trị hóa,” “công an hóa,” tức viết theo “format công an” một cách vô thức, xài lâu, quen dần, đến mức trở thành bình thường.

Tình trạng này xảy ra bởi vì báo chí sao chép nguyên văn các bản tin từ công an. Báo chí – thay vì viết lại theo cách riêng của mình – lại khuếch đại thứ ngôn ngữ quyền lực chính trị, khiến công chúng dần quen với kiểu diễn đạt rập khuôn. Từ đó, dẫn đến việc sử dụng những từ quái đản, chẳng hạn “thanh kiểm tra” – có nghĩa dùng những từ ghép thừa thãi một cách vô tội vạ. Có vô số từ tương tự kiểu “thanh kiểm tra:” Kiểm soát kiểm tra; Thẩm tra xác minh; Tuyên truyền vận động; Tổ chức thực hiện; Triển khai thực hiện; Xây dựng củng cố; Kiến nghị đề xuất…; thậm chí “Lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện”…

Đây là cách nói rất điển hình của “ngôn ngữ chế độ” mà một phần trong đó vay mượn từ cách nói của ******** Trung Quốc vốn phổ biến và len lỏi vào tiếng Việt từ thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, người từng cổ xúy “sự trong sáng của tiếng Việt,” trong bối cảnh mà vô số nhà văn lừng lẫy có thể được xem là bậc thầy văn chương bị tống vào tù hoặc bị đày đọa, trong chiến dịch trấn áp “Nhân văn-Giai phẩm.”

Một thế hệ nhà báo… dốt tiếng Việt

Làm báo, sống bằng chữ nghĩa, nhưng rất dốt tiếng Việt – đó là nhận xét của không ít nhà báo cựu trào. Báo chí Việt Nam đang đối mặt với một thực trạng đáng buồn: Việc sử dụng tiếng Việt sai lệch, cẩu thả, thậm chí phi ngữ pháp ngày càng phổ biến. Và điều này không phải chỉ là chuyện nhỏ “lỗi chính tả,” mà là một vấn đề nghiêm trọng có thể làm nghèo đi vốn Việt ngữ nói chung. Chưa dừng lại ở lỗi chính tả, nhiều bài báo hiện nay còn sử dụng câu văn dài dòng, cấu trúc câu rối rắm…

Báo chí hiện “sống” bằng view. Do đó, họ phải đặt những tít giật gân, quá đà, thậm chí sai nghĩa. Trong một tít bài, báo Trí Thức Trẻ viết: “Á hậu, MC bình thản khai nhận nhiều lần bán dâm ngàn USD cho khách ở trụ sở công an.” Đáng ra phải là “ở trụ sở công an, Á hậu – MC khai nhận nhiều lần bán dâm ngàn USD” thì cách viết của Trí Thức Trẻ khiến người đọc hiểu rằng, ngay tại trụ sở công an, một người đẹp từng là á hậu đã “bình thản” nhiều lần bán dâm! Tình trạng nhà báo viết sai và viết ẩu có thể dễ dàng thấy ngay trên trang mạng cá nhân của họ, khi họ “bày biện” chữ nghĩa lủng củng và đầy lỗi chính tả.

Có thể dẫn lại một bài viết gần đây trên trang cá nhân của nhà báo Nguyễn Thông – cựu biên tập viên báo Thanh Niên, người chuyên bắt lỗi báo chí và đóng góp rất nhiều cho những tiếng nói cảnh báo sự suy đồi tiếng Việt trong giới báo chí – để thấy rõ hơn việc một số nhà báo tự bôi nhọ như thế nào khi tự làm lộ ra sự dốt tiếng mẹ đẻ của mình.

Với tựa “Lại báo dốt,” nhà báo Nguyễn Thông nói rằng ông “chỉ mong mục ‘báo dốt’ lâu lâu mới tòi ra một lần, chứ cứ vài ba hôm lại ‘báo dốt’ thế này thì mệt lắm, tội nghiệp tiếng Việt lắm.”

Dẫn nguồn bài báo “Công an tìm tung tích người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ gần chùa” của VietNamNet, ông Nguyễn Thông giải thích: “‘Tung’ có nghĩa là chân, bàn chân. ‘Hành tung’ là chân đi… ‘Tích’ là dấu vết, chứng cứ để lại. ‘Tung tích’ nghĩa là dấu chân, vết chân, dấu vết để lại… Biệt tích là mất sạch dấu vết. Trốn biệt tích là trốn không để lại dấu vết… ‘Tìm tung tích’ là tìm kẻ đang lẩn trốn…

“(Trong khi đó), ‘tông’ để chỉ gốc, nguồn gốc, gia thế, người thân họ hàng. Dân gian có câu ‘con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.’ Khi điều tra, chưa biết đương sự là con cái nhà ai, ông bà cha mẹ anh chị em vợ chồng hoặc người yêu của kẻ phạm là ai thì công an sẽ dò hỏi tìm tông tích để xác định…

“Tóm lại, đối với đương sự cần tìm, nếu biết gốc tích nó rồi nhưng nó đang biến đi đâu ấy thì dùng từ ‘tung tích.’ Còn với đứa chưa biết nó con nhà ai thì dùng ‘tông tích’… Trở lại tít báo nói trên, nạn nhân sờ sờ ra đó, dù đã chết, thì tìm tông tích, chứ nó còn trốn được đi đâu mà tung với cẳng. Dùng lung tung, thiên hạ cười cho.” (Hết trích)

Trong khuôn khổ giới hạn, không thể liệt kê các lỗi trong cách dùng tiếng Việt bát nháo hiện tại, chỉ có thể nói rằng tiếng Việt đang lâm nguy và chưa bao giờ tình trạng này trở nên tồi tệ như đang thấy.

Để tạm kết thúc, xin nhắc đến cách dùng “đối với” – trong những câu đại loại “công an vừa truy tố tội trộm cắp đối với Nguyễn Văn A.” Tại sao phải thêm “đối với,” trong khi chỉ cần nói “truy tố Nguyễn Văn A tội trộm cắp?” Có lẽ cách này sẽ thích hợp khi nói rằng “Chúng ta cần lên án sự tàn phá tiếng Việt đối với chế độ ******** Việt Nam.”
 
Trong này có thằng nào nghiên cứu ngôn ngữ học giống tao không?
Đồng ý là ngôn ngữ luôn sống và đổi mới
Nhưng mà cách tiếng Việt thay đổi theo chiều hướng này có thể xem là hậu quả của môi trường giáo dục - văn hóa - xã hội
Ư ừ ứ

 
Trong này có thằng nào nghiên cứu ngôn ngữ học giống tao không?
Đồng ý là ngôn ngữ luôn sống và đổi mới
Nhưng mà cách tiếng Việt thay đổi theo chiều hướng này có thể xem là hậu quả của môi trường giáo dục - văn hóa - xã hội
Tại bọn báo chí chúng nó ngu, 9 điểm 3 môn thì biết gì về ngôn ngữ đâu
 
5W57e1Rg.jpg
 
Trong này có thằng nào nghiên cứu ngôn ngữ học giống tao không?
Đồng ý là ngôn ngữ luôn sống và đổi mới
Nhưng mà cách tiếng Việt thay đổi theo chiều hướng này có thể xem là hậu quả của môi trường giáo dục - văn hóa - xã hội
mày nghiên cứu về phương diện nào?
 
mày nghiên cứu về phương diện nào?
Thật ra tao thấy Quốc ngữ khá lủng củng lộn xộn, đọc cho biết thôi. Tao nghiên cứu mảng tiếng Anh nhiều hơn, mà chính là về lịch sử phát triển từ gốc tới ngọn. Nói chung vẫn chủ yếu thuần về chữ nghĩa lý thuyết thôi, tao gốc dân khoa học tự nhiên nên toàn tự học
 
Trong này có thằng nào nghiên cứu ngôn ngữ học giống tao không?
Đồng ý là ngôn ngữ luôn sống và đổi mới
Nhưng mà cách tiếng Việt thay đổi theo chiều hướng này có thể xem là hậu quả của môi trường giáo dục - văn hóa - xã hội
tao ko nghiên cứu ngôn ngữ học, nhưng tao đọc sách báo, nghiên cứu Tiếng Anh nhiều ! Quay sang nghe bọn miền Nam nhất là lũ miền Tây dùng tiếng Việt kinh bỏ m* ra !! Ngta thì bảo à " Giống nhau thế. Ôi ! Giống y như thật'', cái đám mọi miên lại " Giống y chang, giống y hệt" là giống cái quái gì tao nghe nó bần vcl ! Sợ nhất tiếng việt lũ miền Tây ! Thua..........
 
tao ko nghiên cứu ngôn ngữ học, nhưng tao đọc sách báo, nghiên cứu Tiếng Anh nhiều ! Quay sang nghe bọn miền Nam nhất là lũ miền Tây dùng tiếng Việt kinh bỏ m* ra !! Ngta thì bảo à " Giống nhau thế, giống y như thật'', cái đám mọi miên lại " Giống y chang, giống y hệt" là giống cái quái gì tao nghe nó bần kinh cả tởm thật sự ! Sợ tiếng việt lũ miền Tây vcl
Địt con mẹ mày bố mày giân miền Tây đây
 

Có thể bạn quan tâm

Top