Don Jong Un
Xamer mới lớn

Số ca sốt xuất huyết đang tăng mạnh, trong đó giới hữu trách ghi nhận đã có 10 người chết, đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống y tế ở Sài Gòn trong việc điều trị và kiểm soát dịch.
Hôm 21 Tháng Bảy, trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Sài Gòn “diễn biến phức tạp,” với 1,268 ổ dịch và con số này tiếp tục gia tăng, Sở Y Tế TP.HCM đã họp với các đơn vị trực thuộc tăng cảnh báo dịch bệnh.
Bác sĩ bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết. (Hình: Quỳnh Trần/VNExpress)
Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Bác Sĩ Lê Hồng Nga, phó giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP.HCM (HCDC), trong 28 tuần đầu năm, khu vực phía Nam Việt Nam đã ghi nhận 33,633 ca nhiễm, tăng tới 80% so với cùng kỳ năm 2024.
Riêng tại Sài Gòn ghi nhận 15,502 ca sốt xuất huyết, trong đó khu vực Sài Gòn (cũ) có 11,914 ca, với sáu ca thiệt mạng. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương (cũ) có 2,659 ca nhiễm, ba ca thiệt mạng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) ghi nhận 929 ca, với một người chết.
Theo HCDC, xu hướng năm nay cho thấy người lớn chiếm tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết ngày càng cao. Tuy nhiên, nhóm tuổi 11-15 vẫn là lứa tuổi có nguy cơ trở nặng nhiều nhất. Đặc biệt, số ca nhiễm tại huyện Củ Chi (cũ) đang tăng nhanh chóng. Chủng virus D2 tiếp tục chiếm ưu thế.
Trẻ em bị sốt xuất huyết nặng được hồi sức tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Sài Gòn. (Hình: Duy Tính/Thanh Niên)
Lãnh đạo bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết hiện mỗi ngày điều trị khoảng 200 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó có tới 20% là ca nặng và luôn có 4-5 ca phải thở máy.
Tương tự, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cũng báo cáo mỗi đêm tiếp nhận 2-3 ca sốt xuất huyết, trong đó có ca phải thở máy…
Dữ liệu giám sát cho thấy, Sài Gòn đang bước vào cao điểm mùa mưa, môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Số ca nhiễm hàng tuần có xu hướng tăng nhanh và lan rộng hơn.
Trong giai đoạn 2019-2022, các đợt dịch sốt xuất huyết lớn đều bùng phát từ giữa Tháng Sáu đến cuối Tháng Tám. Do đó, thời điểm hiện nay cũng là khung thời gian mọi người cần đặc biệt cảnh giác
Hôm 21 Tháng Bảy, trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Sài Gòn “diễn biến phức tạp,” với 1,268 ổ dịch và con số này tiếp tục gia tăng, Sở Y Tế TP.HCM đã họp với các đơn vị trực thuộc tăng cảnh báo dịch bệnh.

Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Bác Sĩ Lê Hồng Nga, phó giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật TP.HCM (HCDC), trong 28 tuần đầu năm, khu vực phía Nam Việt Nam đã ghi nhận 33,633 ca nhiễm, tăng tới 80% so với cùng kỳ năm 2024.
Riêng tại Sài Gòn ghi nhận 15,502 ca sốt xuất huyết, trong đó khu vực Sài Gòn (cũ) có 11,914 ca, với sáu ca thiệt mạng. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương (cũ) có 2,659 ca nhiễm, ba ca thiệt mạng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) ghi nhận 929 ca, với một người chết.
Theo HCDC, xu hướng năm nay cho thấy người lớn chiếm tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết ngày càng cao. Tuy nhiên, nhóm tuổi 11-15 vẫn là lứa tuổi có nguy cơ trở nặng nhiều nhất. Đặc biệt, số ca nhiễm tại huyện Củ Chi (cũ) đang tăng nhanh chóng. Chủng virus D2 tiếp tục chiếm ưu thế.

Lãnh đạo bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết hiện mỗi ngày điều trị khoảng 200 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó có tới 20% là ca nặng và luôn có 4-5 ca phải thở máy.
Tương tự, bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cũng báo cáo mỗi đêm tiếp nhận 2-3 ca sốt xuất huyết, trong đó có ca phải thở máy…
Dữ liệu giám sát cho thấy, Sài Gòn đang bước vào cao điểm mùa mưa, môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Số ca nhiễm hàng tuần có xu hướng tăng nhanh và lan rộng hơn.
Trong giai đoạn 2019-2022, các đợt dịch sốt xuất huyết lớn đều bùng phát từ giữa Tháng Sáu đến cuối Tháng Tám. Do đó, thời điểm hiện nay cũng là khung thời gian mọi người cần đặc biệt cảnh giác