Don Jong Un
Xamer mới lớn

Khoảng 44% các nhà đầu tư sản xuất hàng hóa đang chuyển bớt các hoạt động ra khỏi Việt Nam để tránh các rủi ro thiệt hại từ “thuế quan đối ứng”.
Tổ chức nghiên cứu thị trường và cố vấn đầu tư PwC mới đây công bố bản nghiên cứu cho hay như vậy sau khi xảy ra đại nạn “thuế quan đối ứng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt cho các đối tác thương mại, trong đó gồm cả Việt Nam.
Thợ may đang máy các mũ giày trong công đoạn hoàn tất giày da tại một hãng sản xuất ở khu vực Hà Nội. Khoảng 44% nhà sản xuất chuyển bớt hoạt động khỏi Việt Nam để tránh vạ “thuế quan đối ứng”. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Trong bản công bố đề ngày 24 Tháng Sáu, PwC cho hay các nhà sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam đang đối diện với hoàn cảnh phức tạp của năm 2025. Cả hai giới vừa nói đều âu lo về tính ổn định vĩ mô của chế độ cầm quyền, gia tăng phí tổn sản xuất, luật lệ quy định và nhất là các hoạt động sản xuất đang đối diện với chính sách bảo hộ thương mại trong khi thị trường xuất cảng trồi sụt bất thường.
PwC, được gọi tắt từ tên PricewaterhouseCoopers, trụ sở chính tại London Anh Quốc và văn phòng hoạt động tại 140 quốc gia trên thế giới, là một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, pháp lý, kế toán, phân tích thị trường, cố vấn tài chính v.v… cho giới kinh doanh.
Theo PwC, việc chính phủ ông Trump từ đầu Tháng Tư 2025 áp đặt thuế quan đối ứng 46% với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất giày dép, quần áo, đồ gỗ, nông thủy sản từ nước này. Những thứ vừa kể, khi thuế quan đối ứng bị áp dụng sẽ đội giá sản xuất lên rất cao, dẫn đến đơn hàng từ giảm sút đến biến mất khi họ bị các nước khác cạnh tranh như Mexico, Indonesia, Malaysia.
Trong khi Hà Nội đang cố gắng thuyết phục Washington “giơ cao đánh khẽ” vì cho rằng hai nước là “Đối tác chiến lược toàn diện”, người ta hiện chưa biết kết quả cuộc đàm phán thương mại song phương ra sao khi ngày 9 Tháng Bảy tới đây là hạn chót để tránh cái vạ “đối ứng”.
PwC mở cuộc khảo sát với giới đầu tư sản xuất và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thì thấy rằng, 86% họ bầy tỏ vô cùng lo ngại về tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ đối với hoạt động làm ăn của họ. Trong đó, 23% dự đoán phí tổn sản xuất sẽ tăng lên trong khi thị trường bán hàng bị chuyển dịch, trong khi 15% cho rằng nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ bị sụt giảm.
Nhằm đối phó với tình huống khó khăn và giảm thiểu tác động xấu cho mình, theo PwC, khoảng 44% công ty đa dạng hóa hoạt động sản xuất sang nhiều nước khác, thay vì chỉ tập trung phần lớn tại Việt Nam. Trong khi đó, khoảng 34% các công ty tái điều đình lại các thỏa thuận đã có với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và phụ tùng.
Giày thể thao của công ty Nike trưng bày tại một cửa hàng ở tiểu bang Maryland, Mỹ. Giới đầu tư sản xuất đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Việt Nam để tránh vạ lây “thuế quan đối ứng”. (Hình: Jim Watson/AFP/Getty Images)
Bên cạnh đó, họ cũng cố gắng cải tiến phương thức và phương tiện điều hành doanh nghiệp sản xuất sao cho hiệu quả hơn. Có 40% nhà sản xuất bước sang tự động hóa và hợp lý hóa quy trình. Nhờ vậy, 32% các nhà sản xuất thấy cải thiện được hiệu năng và giảm bớt lãng phí.
Chỉ riêng ngành dệt may, giày dép, Việt Nam là một nhà cung cấp cho thị trường thế giới đang cạnh tranh giữ hạng nhì với Bangladesh sau Trung Quốc. Đến cuối năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP) đã đạt $47.3 tỉ USD, gia tăng 7.09%. Nước này trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực nhưng lại cũng rất dễ gặp khủng hoảng khi kinh tế phụ thuộc phần lớn vào xuất cảng của giới đầu tư ngoại quốc và các bất định địa chính trị trên thế giới.
Một trong những áp lực của chính phủ Mỹ là thúc ép chế độ Hà Nội phải gỡ bỏ dần phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu và phụ tùng của Trung Quốc. Nhưng CSVN làm được bao nhiêu phần khi sự tồn tại của chế độ vẫn phải đu đưa theo chiều áp lực
Tổ chức nghiên cứu thị trường và cố vấn đầu tư PwC mới đây công bố bản nghiên cứu cho hay như vậy sau khi xảy ra đại nạn “thuế quan đối ứng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt cho các đối tác thương mại, trong đó gồm cả Việt Nam.

Trong bản công bố đề ngày 24 Tháng Sáu, PwC cho hay các nhà sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam đang đối diện với hoàn cảnh phức tạp của năm 2025. Cả hai giới vừa nói đều âu lo về tính ổn định vĩ mô của chế độ cầm quyền, gia tăng phí tổn sản xuất, luật lệ quy định và nhất là các hoạt động sản xuất đang đối diện với chính sách bảo hộ thương mại trong khi thị trường xuất cảng trồi sụt bất thường.
PwC, được gọi tắt từ tên PricewaterhouseCoopers, trụ sở chính tại London Anh Quốc và văn phòng hoạt động tại 140 quốc gia trên thế giới, là một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, pháp lý, kế toán, phân tích thị trường, cố vấn tài chính v.v… cho giới kinh doanh.
Theo PwC, việc chính phủ ông Trump từ đầu Tháng Tư 2025 áp đặt thuế quan đối ứng 46% với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất giày dép, quần áo, đồ gỗ, nông thủy sản từ nước này. Những thứ vừa kể, khi thuế quan đối ứng bị áp dụng sẽ đội giá sản xuất lên rất cao, dẫn đến đơn hàng từ giảm sút đến biến mất khi họ bị các nước khác cạnh tranh như Mexico, Indonesia, Malaysia.
Trong khi Hà Nội đang cố gắng thuyết phục Washington “giơ cao đánh khẽ” vì cho rằng hai nước là “Đối tác chiến lược toàn diện”, người ta hiện chưa biết kết quả cuộc đàm phán thương mại song phương ra sao khi ngày 9 Tháng Bảy tới đây là hạn chót để tránh cái vạ “đối ứng”.
PwC mở cuộc khảo sát với giới đầu tư sản xuất và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thì thấy rằng, 86% họ bầy tỏ vô cùng lo ngại về tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ đối với hoạt động làm ăn của họ. Trong đó, 23% dự đoán phí tổn sản xuất sẽ tăng lên trong khi thị trường bán hàng bị chuyển dịch, trong khi 15% cho rằng nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ bị sụt giảm.
Nhằm đối phó với tình huống khó khăn và giảm thiểu tác động xấu cho mình, theo PwC, khoảng 44% công ty đa dạng hóa hoạt động sản xuất sang nhiều nước khác, thay vì chỉ tập trung phần lớn tại Việt Nam. Trong khi đó, khoảng 34% các công ty tái điều đình lại các thỏa thuận đã có với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và phụ tùng.

Bên cạnh đó, họ cũng cố gắng cải tiến phương thức và phương tiện điều hành doanh nghiệp sản xuất sao cho hiệu quả hơn. Có 40% nhà sản xuất bước sang tự động hóa và hợp lý hóa quy trình. Nhờ vậy, 32% các nhà sản xuất thấy cải thiện được hiệu năng và giảm bớt lãng phí.
Chỉ riêng ngành dệt may, giày dép, Việt Nam là một nhà cung cấp cho thị trường thế giới đang cạnh tranh giữ hạng nhì với Bangladesh sau Trung Quốc. Đến cuối năm 2024, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP) đã đạt $47.3 tỉ USD, gia tăng 7.09%. Nước này trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực nhưng lại cũng rất dễ gặp khủng hoảng khi kinh tế phụ thuộc phần lớn vào xuất cảng của giới đầu tư ngoại quốc và các bất định địa chính trị trên thế giới.
Một trong những áp lực của chính phủ Mỹ là thúc ép chế độ Hà Nội phải gỡ bỏ dần phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu và phụ tùng của Trung Quốc. Nhưng CSVN làm được bao nhiêu phần khi sự tồn tại của chế độ vẫn phải đu đưa theo chiều áp lực