Ăn thịt thú rừng, con người có thể đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp

Trong loạt bài “Máu thú rừng vẫn chảy” mà Lao Động vừa đăng tải, có thể thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn thịt thú rừng, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Không ít người cho rằng thịt động vật hoang dã có thể bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Liệu động vật hoang dã có những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe hay không, có thể giúp con người chữa bệnh hay không?
Ăn thịt thú rừng, con người có thể đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp
Một cá thể khỉ bị săn bắt từ rừng, nuôi nhốt và chờ bán cho khách. Khỉ thường bị giết hại rất dã man, phục vụ niềm tin mù quáng của một bộ phận người dân cho rằng ăn thịt khỉ, uống cao khỉ có thể chữa bệnh. Ảnh: PV Lao Động
Phóng viên đã gửi những thắc mắc này đến chuyên gia y tế, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam để tìm câu trả lời.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng: Sở dĩ, vẫn còn tình trạng thú rừng đang bị tàn sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, một phần là do tại Việt Nam có nhu cầu cao trong sử dụng động vật hoang dã như làm thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền; làm thực phẩm xa xỉ, làm quà tặng và làm thú cưng. Hiện nay, sản phẩm được săn lùng nhiều hơn cả để chữa bệnh là mật gấu, vảy tê tê, sừng tê giác, cao hổ...
Thế nhưng, trong thực tế, hiện chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng dược lý trong điều trị bệnh của động vật hoang dã, chưa khẳng định động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh. Mật gấu hay vảy tê còn có thể gây nguy hiểm cho con người; vảy tê tê có thể gây ung thư; sừng tê giác cũng chỉ có cấu tạo như móng tay người... Chúng đều không phải là thần dược.
"Không những thế, động vật hoang dã có thể lây nhiễm nhiều dịch bệnh cho con người, gây ra những hậu quả khủng khiếp. Thực tế là điều này đã xảy ra"- TS Trương Hồng Sơn nói.
Theo WHO, Việt Nam được xác định là một trong những "điểm nóng" toàn cầu, có nguy cơ cao xuất hiện các tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã.
Theo thống kê trong 30 năm trở lại đây, hơn 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, hai phần ba trong số này từ động vật hoang dã.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra 46 virus có khả năng lây truyền giữa người và động vật, có 26 virus mới chưa từng được phát hiện trước đó.
Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động
Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Thế giới đã ghi nhận khoảng 200 bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người với nhiều tác nhân khác nhau. Trong đó, có những bệnh trở thành đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 200 bệnh này, có 15 bệnh nguy hiểm thường gặp, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân, có thể kể đến một số bệnh như:
Bệnh dại lây qua nước bọt của con vật bị nhiễm bệnh cắn như chó, dơi, khỉ.
Bệnh than từ các loài động vật ăn cỏ như dê, lạc đà, ngựa
Bệnh dịch hạch ở chuột và một số loại thú gặm nhấm
Bệnh viêm não có nguồn gốc từ một số loại thú gặm nhấm
Cúm gia cầm, nhiễm liên cầu từ lợn
Các dịch bệnh đã khiến con người "lao đao" như SARS, MERS hay gần đây nhất chính là đại dịch COVID-19...
Các loại virus, kí sinh trùng gây bệnh được phát hiện trên cả động vật và người, đặc biệt là các virus được phát hiện có trên nhiều loài động vật hoang dã khác nhau (cầy, tê tê, nhím, dúi, chuột, gà rừng, loài linh trưởng...) ở tại các mắt xích của chuỗi cung ứng động vật hoang dã như: các điểm thu thập phân dơi làm phân bón; cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; khu vực chợ/ nhà hàng/điểm buôn bán động vật sống và động vật hoang dã tịch thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật.
Hàng loạt những đợt bùng dịch nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), có nguồn gốc từ cầy hương; Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), có nguồn gốc từ lạc đà; hay dịch bệnh EBOLA, COVID-19; bệnh đậu mùa ở khỉ đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và lây truyền từ động vật sang người.
Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động
Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Lúc đầu khi mầm bệnh từ động vật sang người gây ra đại dịch, dịch bệnh. Khi thích ứng với cơ thể con người các mầm bệnh này có thể hình thành các bệnh lưu hành hàng năm. Nếu như chúng ta còn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ, ăn động vật hoang dã, có thể phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới.
"Người dân cần nhận thức rõ về tác hại, rủi ro về sức khỏe do bệnh lây truyền cũng như rủi ro về pháp lý để hạn chế và tiến tới loại bỏ việc tiêu thụ động vật hoang dã, sản phẩm và bộ phận của động vật hoang dã. Đồng thời, cần thay thế và tăng cường sử dụng các vị thuốc dược liệu, cây thuốc thay thế các sản phẩm từ động vật hoang dã" - TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.
 
Tao chỉ ăn thịt người thôi;
Nhưng mà nhớ chừa phần não người ra - nếu ăn não người mày sẽ bị nhiễm bệnh Kuru (là 1 dạng Prion)
 
Thịt rừng bảo quản rất tệ, đa phần bị nhiễm khuẩn, virus, nấm...Thậm chí thịt bị phân hủy rồi, vẫn được rửa sạch, chà muối, cấp đông để bán trong quán nhậu. Cứ duy trì ăn thịt rừng, tụi mày sẽ có cơ hội được nổi tiếng, được đặt tên cho 1 căn bệnh hay chủng virus mới chẳng hạn.:vozvn (20)::vozvn (20)::vozvn (20):
 
Ăn cho nó hết đi , hết thú rừng tuyệt chủng loài thì làm lồn gì còn nguy cơ nữa mà sợ :doubt:
 
Thằng viết bài này chắc chưa đc ăn heo rừng hấp đây hé
 
Trong loạt bài “Máu thú rừng vẫn chảy” mà Lao Động vừa đăng tải, có thể thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn thịt thú rừng, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Không ít người cho rằng thịt động vật hoang dã có thể bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Liệu động vật hoang dã có những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe hay không, có thể giúp con người chữa bệnh hay không?
Ăn thịt thú rừng, con người có thể đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp
Một cá thể khỉ bị săn bắt từ rừng, nuôi nhốt và chờ bán cho khách. Khỉ thường bị giết hại rất dã man, phục vụ niềm tin mù quáng của một bộ phận người dân cho rằng ăn thịt khỉ, uống cao khỉ có thể chữa bệnh. Ảnh: PV Lao Động
Phóng viên đã gửi những thắc mắc này đến chuyên gia y tế, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam để tìm câu trả lời.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng: Sở dĩ, vẫn còn tình trạng thú rừng đang bị tàn sát ở một số tỉnh Tây Nguyên, một phần là do tại Việt Nam có nhu cầu cao trong sử dụng động vật hoang dã như làm thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền; làm thực phẩm xa xỉ, làm quà tặng và làm thú cưng. Hiện nay, sản phẩm được săn lùng nhiều hơn cả để chữa bệnh là mật gấu, vảy tê tê, sừng tê giác, cao hổ...
Thế nhưng, trong thực tế, hiện chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng dược lý trong điều trị bệnh của động vật hoang dã, chưa khẳng định động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh. Mật gấu hay vảy tê còn có thể gây nguy hiểm cho con người; vảy tê tê có thể gây ung thư; sừng tê giác cũng chỉ có cấu tạo như móng tay người... Chúng đều không phải là thần dược.
"Không những thế, động vật hoang dã có thể lây nhiễm nhiều dịch bệnh cho con người, gây ra những hậu quả khủng khiếp. Thực tế là điều này đã xảy ra"- TS Trương Hồng Sơn nói.
Theo WHO, Việt Nam được xác định là một trong những "điểm nóng" toàn cầu, có nguy cơ cao xuất hiện các tác nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, bao gồm các bệnh lây truyền từ vật nuôi, động vật hoang dã.
Theo thống kê trong 30 năm trở lại đây, hơn 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật, hai phần ba trong số này từ động vật hoang dã.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra 46 virus có khả năng lây truyền giữa người và động vật, có 26 virus mới chưa từng được phát hiện trước đó.
Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động
Hình ảnh thú rừng bị giết hại, phục vụ nhu cầu làm thực phẩm xa xỉ của một bộ phận người dân. Ảnh: PV Lao Động
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Thế giới đã ghi nhận khoảng 200 bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người với nhiều tác nhân khác nhau. Trong đó, có những bệnh trở thành đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 200 bệnh này, có 15 bệnh nguy hiểm thường gặp, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân, có thể kể đến một số bệnh như:
Bệnh dại lây qua nước bọt của con vật bị nhiễm bệnh cắn như chó, dơi, khỉ.
Bệnh than từ các loài động vật ăn cỏ như dê, lạc đà, ngựa
Bệnh dịch hạch ở chuột và một số loại thú gặm nhấm
Bệnh viêm não có nguồn gốc từ một số loại thú gặm nhấm
Cúm gia cầm, nhiễm liên cầu từ lợn
Các dịch bệnh đã khiến con người "lao đao" như SARS, MERS hay gần đây nhất chính là đại dịch COVID-19...
Các loại virus, kí sinh trùng gây bệnh được phát hiện trên cả động vật và người, đặc biệt là các virus được phát hiện có trên nhiều loài động vật hoang dã khác nhau (cầy, tê tê, nhím, dúi, chuột, gà rừng, loài linh trưởng...) ở tại các mắt xích của chuỗi cung ứng động vật hoang dã như: các điểm thu thập phân dơi làm phân bón; cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; khu vực chợ/ nhà hàng/điểm buôn bán động vật sống và động vật hoang dã tịch thu được từ hoạt động buôn bán trái pháp luật.
Hàng loạt những đợt bùng dịch nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), có nguồn gốc từ cầy hương; Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), có nguồn gốc từ lạc đà; hay dịch bệnh EBOLA, COVID-19; bệnh đậu mùa ở khỉ đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và lây truyền từ động vật sang người.
Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động
Theo chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh không chỉ đến trực tiếp từ thịt động vật hoang dã mà trong quá trình săn bắt, bảo quản, chế biến thịt thú rừng cũng có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Ảnh: PV Lao Động
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: Lúc đầu khi mầm bệnh từ động vật sang người gây ra đại dịch, dịch bệnh. Khi thích ứng với cơ thể con người các mầm bệnh này có thể hình thành các bệnh lưu hành hàng năm. Nếu như chúng ta còn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ, ăn động vật hoang dã, có thể phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới.
"Người dân cần nhận thức rõ về tác hại, rủi ro về sức khỏe do bệnh lây truyền cũng như rủi ro về pháp lý để hạn chế và tiến tới loại bỏ việc tiêu thụ động vật hoang dã, sản phẩm và bộ phận của động vật hoang dã. Đồng thời, cần thay thế và tăng cường sử dụng các vị thuốc dược liệu, cây thuốc thay thế các sản phẩm từ động vật hoang dã" - TS.BS Trương Hồng Sơn khuyến cáo.
Tao ăn có sao đâu?
 
Toàn bọn cán bụ với bọn đại gia chứ thằng nào ăn
 
Ăn thịt bò Salt Bea, công lực tăng gấp 3, đánh thằng nào chết thằng đó.
Kể cả là đối thủ mạnh đến đâu
 
Top