Những hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động vẫn đang tiếp diễn tại nhà máy làm giàu uranium Fordow của Iran - nơi bị oanh tạc cơ B-2 của Mỹ tấn công hồi tháng trước.
tuoitre.vn
giờ này còn đưa tin Fordow hả. Iran nó chuyển qua cơ sở mới sâu 140m rồi .

.ĐM 100 tha hồ mà thả bom nhá
Iran có cơ sở hạt nhân khác khó tấn công hơn: Chiến lược oanh kích của Trump bị vô hiệu hóa?
Cuộc oanh kích bất ngờ của Mỹ ngày 21/06/2025, nhắm vào ba cơ sở hạt nhân Iran, bị chính quyền Trump cáo buộc là nơi sản xuất vũ khí nguyên tử, có hủy diệt được năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân của Teheran hay không ? Sau những tuyên bố hùng hồn đầu tiên về chiến thắng tuyệt đối, « hủy diệt hoàn toàn » năng lực hạt nhân quân sự của Iran, chính quyền Trump đã bắt đầu phải xuống giọng trong bối cảnh nhiều nguồn tin tình báo Mỹ đưa ra các chỉ báo trái ngược.
Đăng ngày: 30/06/2025 - 16:26
7 phútThời gian đọc
Hình ảnh vệ tình về cơ sở hạt nhân núi Kuh-e Kolang Gaz La (dưới), gần địa điểm Natanz (trên). Ảnh chụp ngày 20/06/2025. © Planet Labs PBC / AP
Trọng Thành
Đặc biệt đáng chú ý là các thông tin về sự tồn tại của
cơ sở hạt nhân Kuh-e Kolang Gaz La, nằm sâu trong lòng núi, sâu hơn nhiều so với cơ sở Fordo, nơi mà Mỹ đã phải dùng loại bom khoan phá GBU-57, vốn được coi là uy lực nhất, mới có thể chạm đến.
Cơ sở hạt nhân thứ tư nằm sâu hơn 140 mét dưới lòng đất
Cơ sở thứ tư này nằm trong lòng ngọn núi Kuh-e Kolang Gaz La, cao 1.600 mét. Một ngọn núi cao gấp đôi ngọn núi nơi có cơ sở hạt nhân Fordo. Cơ sở mới này nằm ngay cạnh nhà máy làm giàu uranium Natanz, nơi đã bị tấn công ngày 21/06. Độ cao của núi cho phép đặt một số lượng lớn máy ly tâm ở độ sâu hơn 140 mét dưới lòng đất, tức là sâu hơn nhiều so với địa điểm làm giàu Fordo, nơi mà quân đội Israel vốn đã không thể dùng vũ khí tấn công, mà phải nhờ đến sự can thiệp của Mỹ.
Cơ sở này dường như đã tồn tại từ năm 2007. Theo báo cáo của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS), có trụ sở tại Washington, từ cuối tháng 4/2025, sau hơn mười năm không hoạt động, nhiều công trình quan trọng đã được thực hiện trong 5 năm qua để phục hồi cơ sở này. Báo cáo của ISIS đã chỉ ra rằng trong sáu tháng qua, các thay đổi đã diễn ra nhanh hơn.
Theo báo cáo của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS), vành đai an ninh xung quanh chân núi đã được tăng cường, nối cơ sở này với cơ sở Natanz và được mở rộng đến tận xa lộ chính. Báo cáo kết luận : «
Nhìn chung, hình ảnh vệ tinh cho thấy địa điểm này đang được bảo vệ nghiêm ngặt ».
Điều đáng lo ngại hơn nữa là trong nhiều tháng qua, trước cuộc tấn công của Mỹ, Iran đã cấm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA thanh tra địa điểm này. Trả lời báo chí trong chuyến thăm Washington vào tháng 4 năm ngoái, ông Rafael Grossi, giám đốc AIEA, khẳng định : «
Rõ ràng nơi này diễn ra nhiều hoạt động quan trọng » liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Việc Iran cấm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA thanh tra địa điểm này là vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
« Vị trí
Ông David Albright, chủ tịch Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS), khi trả lời Reuters vào tháng 4/2025, đã đặt câu hỏi : phải chăng Iran sử dụng địa điểm này để lưu trữ uranium làm giàu cao hoặc các nhiên liệu hạt nhân không khai báo, cũng như các máy ly tâm tiên tiến có khả năng tinh chế nhanh chóng lượng uranium đủ sản xuất một trái bom nguyên tử.
Thông tin từ Mỹ dường như đã được xác nhận qua chính tuyên bố của các nhà lãnh đạo Iran vào ngày 12/06/2025, tức chỉ một ngày trước khi Israel mở màn chiến dịch tấn công «
Sư tử vươn mình », đã đề cập đến việc thành lập «
một cơ sở được xây dựng hoàn toàn mới và được đặt tại một nơi an toàn và bất khả xâm phạm ». Theo Mohammad Eslami, giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, «
ngay sau khi hoàn tất việc lắp đặt và đưa các máy ly tâm vào vận hành, quá trình làm giàu uranium sẽ bắt đầu ».
Sau các cuộc ném bom của Mỹ và Israel, Ali Shamkhani, cố vấn của lãnh tụ tối cao Iran, tuyên bố rằng Iran vẫn luôn sở hữu kho uranium làm giàu. Liệu cơ sở thứ tư này có được sử dụng để lưu trữ chúng?
Những hình ảnh vệ tinh được ghi nhận trước cuộc tấn công của Mỹ, cho thấy nhiều xe tải xung quanh cơ sở hạt nhân Fordo, khiến nhiều chuyên gia lo ngại một lượng lớn uranium đã được chuyển khỏi địa điểm này để đưa vào các đường hầm sâu trong lòng núi, mà bom Mỹ không thể hủy diệt. Kho uranium làm giàu ở mức 60% với khối lượng khoảng 400 kg của Iran dường như vẫn nguyên vẹn, theo nhiều nhà quan sát. Lượng lớn uranium làm giàu ở mức cao này được coi là một lá chủ bài trong tay Teheran để nhanh chóng sản xuất vũ khí nguyên tử, một khi Iran quyết tâm thực thi mục tiêu.
Giới thân cận với Trump phải hạ thấp tầm mức của cuộc oanh kích 21/06
Theo trang mạng Úc ABC, hôm 28/06/2025, việc những đánh giá thiệt hại sơ bộ tại các cơ sở hạt nhân Iran, của tình báo Mỹ, được báo chí loan tải đặt ra nghi ngờ về mức độ tê liệt của chương trình hạt nhân Iran, dường như đã khiến một số cộng sự hàng đầu của tổng thống Trump và các nghị sĩ cùng phe buộc phải hạ thấp mức độ tác động của các cuộc tấn công. Trong một phát biểu hôm 25/05, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, một mặt lên án việc rò rỉ thông tin từ tình báo, nhưng rút cục đã phải nói khác với tổng thống, và khi thừa nhận «
đang tìm hiểu thêm » về các tác động cụ thể. Trả lời đài
CNN, nghị sĩ Cộng Hòa Greg Murphy thậm chí còn khẳng định rằng mục tiêu cuộc tấn công không phải là tiêu hủy lượng uranium làm giàu 60% của Iran. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một diều hâu đảng Cộng Hòa, cũng cùng chung quan điểm.
Trump đã rất tức giận về việc tin tức trên truyền thông đã đi chệch hướng với tuyên bố thắng lợi hoàn toàn của tổng thống về tác động của cuộc ném bom. Tổng thống Mỹ thậm chí còn đả kích dữ dội nhà báo đưa tin về việc này, đòi sa thải phóng viên Natasha Bertrand của CNN (người phóng viên này cần bị «
đuổi ra ngoài như một con chó »). Ông Trump cũng cáo buộc «
những người bên đảng Dân Chủ đã tiết lộ thông tin mật », ngụ ý nhắc đến các đánh giá sơ bộ từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Lầu Năm Góc, rằng cuộc can thiệp quân sự do ông Trump quyết định «
chỉ có khả năng làm chậm chương trình hạt nhân của Iran trong nhiều tháng chứ không phải nhiều năm »,
theo The Washington Post.
Có chỗ cho giải pháp ngoại giao?
Khó khăn của tổng thống Mỹ trong việc triệt hạ chương trình hạt nhân Iran đã đặt trở lại vấn đề : Can thiệp quân sự dường như không đủ để buộc Iran từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Sự lộ diện của cơ sở hạt nhân thứ tư của Iran, mà vũ khí Mỹ khó hủy diệt, cho thấy giải pháp ngoại giao
có thể trở lại trung tâm của cuộc chơi.
12 ngày chiến tranh Israel – Iran, đặc biệt là cuộc oanh kích của Mỹ cho thấy rõ sự bất lực của châu Âu. Nhưng tình hình hiện nay rất có thể khiến tổng thống Mỹ Donald Trump, người không thích các đàm phán phức tạp, buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của châu Âu.