
Sau khi Bộ Công an tiếp nhận phần vốn Nhà nước, CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, UPCoM: FOX) tiếp tục ghi nhận biến động lớn về nhân sự khi 3 lãnh đạo cấp cao đồng loạt có đơn xin từ nhiệm.
CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, mã CK: FOX) vừa công bố đơn từ nhiệm của 3 nhân sự cấp cao gồm 2 Thành viên HĐQT là bà Trần Thị Hồng Lĩnh, ông Phan Thế Thành và Thành viên Ban Kiểm soát là ông Đỗ Xuân Phúc. Ngày làm đơn là 16/7/2025.
Cả 3 người đều cho biết lý do từ nhiệm là sau khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chính thức chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an từ ngày 16/07. Theo đó, SCIC không còn là cổ đông của FPT Telecom và các cá nhân trên cũng không còn là đại diện vốn tại doanh nghiệp này.
Trước đó, cả 3 được bổ nhiệm vào bộ máy quản trị của FPT Telecom từ năm 2023. Sau loạt đơn từ nhiệm, HĐQT FPT Telecom hiện còn 4 thành viên, gồm Chủ tịch Hoàng Việt Anh, cùng các ông Trương Gia Bình, Nguyễn Văn Khoa và bà Chu Thị Thanh Hà. Ban Kiểm soát hiện chỉ còn 2 thành viên.
Chuyển giao sở hữu vốn Nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an
FPT Telecom là một trong những doanh nghiệp có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống hạ tầng viễn thông rộng khắp, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, năng lực quản trị hiện đại. Trong suốt quá trình hoạt động, FPT Telecom đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
Tại buổi lễ, Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC về Bộ Công an, khẳng định đây là một chính sách chiến lược đảm bảo về an ninh dữ liệu, an ninh chủ quyền số quốc gia trong thời kỳ mới, đồng thời bày tỏ tin tưởng Bộ Công an sẽ tiếp tục phát huy tiềm lực và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để FPT Telecom tiếp tục lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong Đề án 06 về xây dựng chính phủ số, xã hội số và các nền tảng dữ liệu quốc gia.
Hiện tại, Bộ Công an tiếp quản 50,17% vốn, còn Tập đoàn FPT sở hữu 45,66%. Dù không nắm cổ phần đa số nhưng với việc chiếm đa số trong HĐQT, từ trước đến nay, FPT vẫn được coi là công ty mẹ của FPT Telecom.

FPT Telecom ra đời cách đây hơn 28 năm, từ tháng 1/1997, khởi nguồn từ trung tâm dịch vụ trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên "Trí tuệ Việt Nam – TTVN". Hiện doanh nghiệp này là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.
Nhiều năm trở lại đây, FPT Telecom đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số. Năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.610 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 18% - đánh dấu kết quả cao nhất kể từ khi thành lập.
Quý 1/2025, công ty đạt doanh thu thuần gần 4.582 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 772 tỷ đồng, tăng 17%.
Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của FPT Telecom đạt 24.663 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 50% tổng tài sản, tương đương 12.286 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, tổng nợ phải trả là 14.228 tỷ đồng, tăng 8,4%; riêng vay và nợ thuê tài chính chiếm 53% tổng nợ, đạt gần 7.620 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, thông tin về việc chuyển giao quyền đại diện vốn giúp cổ phiếu FOX tăng liên tiếp 3 phiên từ ngày 16/07, lên mức đỉnh lịch sử 76,000 đồng/cp trong phiên 18/07, mức cao nhất kể từ khi mã này giao dịch trên UPCoM vào năm 2017.
Kết thúc phiên 22/7, cổ phiếu FOX điều chỉnh xuống 72.800 đồng/cổ phiếu, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng gần 26% trong vòng 3 tháng qua.
CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom, mã CK: FOX) vừa công bố đơn từ nhiệm của 3 nhân sự cấp cao gồm 2 Thành viên HĐQT là bà Trần Thị Hồng Lĩnh, ông Phan Thế Thành và Thành viên Ban Kiểm soát là ông Đỗ Xuân Phúc. Ngày làm đơn là 16/7/2025.
Cả 3 người đều cho biết lý do từ nhiệm là sau khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chính thức chuyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại FPT Telecom về Bộ Công an từ ngày 16/07. Theo đó, SCIC không còn là cổ đông của FPT Telecom và các cá nhân trên cũng không còn là đại diện vốn tại doanh nghiệp này.
Trước đó, cả 3 được bổ nhiệm vào bộ máy quản trị của FPT Telecom từ năm 2023. Sau loạt đơn từ nhiệm, HĐQT FPT Telecom hiện còn 4 thành viên, gồm Chủ tịch Hoàng Việt Anh, cùng các ông Trương Gia Bình, Nguyễn Văn Khoa và bà Chu Thị Thanh Hà. Ban Kiểm soát hiện chỉ còn 2 thành viên.

FPT Telecom là một trong những doanh nghiệp có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống hạ tầng viễn thông rộng khắp, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, năng lực quản trị hiện đại. Trong suốt quá trình hoạt động, FPT Telecom đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
Tại buổi lễ, Tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC về Bộ Công an, khẳng định đây là một chính sách chiến lược đảm bảo về an ninh dữ liệu, an ninh chủ quyền số quốc gia trong thời kỳ mới, đồng thời bày tỏ tin tưởng Bộ Công an sẽ tiếp tục phát huy tiềm lực và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để FPT Telecom tiếp tục lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng trong Đề án 06 về xây dựng chính phủ số, xã hội số và các nền tảng dữ liệu quốc gia.
Hiện tại, Bộ Công an tiếp quản 50,17% vốn, còn Tập đoàn FPT sở hữu 45,66%. Dù không nắm cổ phần đa số nhưng với việc chiếm đa số trong HĐQT, từ trước đến nay, FPT vẫn được coi là công ty mẹ của FPT Telecom.

FPT Telecom ra đời cách đây hơn 28 năm, từ tháng 1/1997, khởi nguồn từ trung tâm dịch vụ trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt Nam mang tên "Trí tuệ Việt Nam – TTVN". Hiện doanh nghiệp này là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.
Nhiều năm trở lại đây, FPT Telecom đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số. Năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.610 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 3.588 tỷ đồng, tăng 18% - đánh dấu kết quả cao nhất kể từ khi thành lập.
Quý 1/2025, công ty đạt doanh thu thuần gần 4.582 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 772 tỷ đồng, tăng 17%.
Tính đến 31/3/2025, tổng tài sản của FPT Telecom đạt 24.663 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 50% tổng tài sản, tương đương 12.286 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, tổng nợ phải trả là 14.228 tỷ đồng, tăng 8,4%; riêng vay và nợ thuê tài chính chiếm 53% tổng nợ, đạt gần 7.620 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, thông tin về việc chuyển giao quyền đại diện vốn giúp cổ phiếu FOX tăng liên tiếp 3 phiên từ ngày 16/07, lên mức đỉnh lịch sử 76,000 đồng/cp trong phiên 18/07, mức cao nhất kể từ khi mã này giao dịch trên UPCoM vào năm 2017.
Kết thúc phiên 22/7, cổ phiếu FOX điều chỉnh xuống 72.800 đồng/cổ phiếu, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng gần 26% trong vòng 3 tháng qua.