Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Trong quá trình chờ đợi, chiếc F-35B hiện được 6 sĩ quan không quân Hoàng gia Anh giám sát suốt ngày đêm trên lãnh thổ nước ngoài, nhằm bảo vệ các công nghệ tuyệt mật trên tiêm kích. Giới chức Ấn Độ đảm bảo an ninh vòng ngoài và cung cấp nơi ăn nghỉ cho các quân nhân Anh.
"Tiêm kích F-35 có rất nhiều công nghệ bí mật cần được bảo vệ", Christoph Bergs, chuyên gia hàng không tại Viện An ninh Quốc phòng Hoàng gia Anh, nói. "Bạn sẽ không muốn ai đó đến gần, can thiệp vào cỗ máy đó, hoặc chụp ảnh cận cảnh hay gây thêm rắc rối".
Xem toàn màn hình
Chiến đấu cơ F-35B của Anh tại sân bay Thiruvananthapuram ở bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh:BBC
Việc một chiếc tiêm kích hiện đại bậc nhất của quân đội Anh bị mắc kẹt ở Ấn Độ làm dấy lên nhiều lo lắng, thậm chí được nêu ra tại Hạ viện Anh. Nghị sĩ đảng Bảo thủ Ben Obese-Jecty yêu cầu chính phủ phải nêu rõ những biện pháp đang được thực hiện để bảo vệ máy bay và giúp nó hoạt động trở lại.
"Chính phủ đang thực hiện những bước nào để khắc phục máy bay này, mất bao nhiêu thời gian và sẽ đảm bảo an ninh cho các công nghệ quan trọng khi máy bay ở trong khu vực bảo dưỡng thế nào", Obese-Jecty đặt câu hỏi.
Quan chức quốc phòng Anh Luke Pollard khẳng định chiếc F-35B vẫn trong tầm kiểm soát chặt chẽ của nước này và được bảo vệ bởi "những người giỏi nhất" thường xuyên túc trực, nhưng không trả lời được khi nào tiêm kích có thể cất cánh trở lại.
Tiến sĩ Sameer Patil, giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ thuộc tổ chức nghiên cứu ORF ở Mumbai, cho rằng Hải quân Anh giờ chỉ có hai lựa chọn: một là sửa chữa tại chỗ để tiêm kích hoạt động trở lại và hai là đưa máy bay rời Ấn Độ bằng một vận tải cơ lớn như C-17 Globemaster.
Giới quan sát cho rằng tháo dỡ và di chuyển chiếc F-35B bằng vận tải cơ cỡ lớn như C-17 là lựa chọn khả thi hơn, khi nỗ lực sửa chữa ở sân bay đến nay chưa thành công. Tuy nhiên, việc chuyển chiếc chiến đấu cơ tàng hình này về Anh cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng.
C-17 là máy bay vận tải quân sự lớn được Mỹ, Anh, Ấn Độ và nhiều quốc gia sử dụng. Máy bay có khoang chở hàng đủ lớn để vận chuyển binh sĩ và thậm chí có thể chở trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Sandeep Unnithan cho biết C-17 có thể chở khoảng 77 tấn hàng, tương đương gần hai chiếc F-35 trong khoang. Tuy nhiên, ông thêm rằng vấn đề của phương án này là F-35 dài khoảng 14 m và sải cánh khoảng 11 m, quá lớn so với khoang hàng của C-17.
Khoang chở hàng của C-17 dài 26 m nhưng chiều rộng chỉ 4 m, đồng nghĩa không thể đưa cả chiếc F-35B nguyên vẹn lên đó. "Các kỹ thuật viên sẽ phải tháo rời cánh của chiếc tiêm kích để nó vừa với khoang chứa của C-17", ông giải thích.
Song đây không phải công việc đơn giản, bởi mọi linh kiện trên chiếc máy bay đều được bảo vệ bằng mã duy nhất trong quá trình tháo rời để giảm nguy cơ bị đánh cắp công nghệ tàng hình. Do đó, việc tháo rời cánh phải do các kỹ sư được tập đoàn Lockheed Martin ủy nhiệm thực hiện.
"Tháo rời cánh của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm cực kỳ tiên tiến này sẽ là quá trình rất phức tạp. Nhưng có vẻ không còn lựa chọn nào khác", ông Unnithan nói.
Quân đội Anh nhiều khả năng sẽ phải giám sát chặt chẽ quá trình để bảo vệ các hệ thống tàng hình, bởi mọi thông tin rò rỉ có thể làm lộ khả năng chiến đấu quan trọng của F-35.
Một chiếc C-17 Globemaster chuyển thiết bị hỗ trợ hoạt động cứu trợ thiên tai ở Beirut vào đầu năm 2020. Ảnh: RAF
Hồi tháng 5/2019, một tiêm kích F-35 Lightning II cũng được tháo cánh và vận chuyển thành công từ căn cứ không quân Eglin ở Florida tới căn cứ không quân Hill ở bang Utah ở Mỹ, theo trang web của căn cứ Eglin.
Mới đây, chiếc F-35A của Hàn Quốc gặp sự cố hạ cánh bằng bụng vào năm 2022 cũng được tháo rời cánh để đảm bảo an toàn khi vận chuyển bằng đường bộ từ Seosan tới căn cứ không quân Cheongju.
Dù biện pháp này có thể khả thi và giúp Anh đưa chiếc F-35B về nước, tiến sĩ Patil cho hay mỗi ngày chiến đấu cơ bị mắc kẹt ở Ấn Độ trôi qua, "hình ảnh của F-35B và hải quân Anh càng bị ảnh hưởng tiêu cực".
"Những trò đùa, tin đồn và cả thuyết âm mưu đang ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của hải quân Anh. Máy bay mắc kẹt càng lâu càng có nhiều thông tin sai lệch được đưa ra", ông nói.
Ông thêm rằng trục trặc kỹ thuật của chiếc F-35B dường như nghiêm trọng hơn nhiều so với dự tính ban đầu và hải quân Anh dường như chưa chuẩn bị tốt cho những "kịch bản xấu nhất" như vậy.
"Nếu tình huống này xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia không thân thiện, mọi thứ sẽ ra sao? Điều này tạo nên hình ảnh rất tệ đối với lực lượng hải quân chuyên nghiệp", ông nói.
"Tiêm kích F-35 có rất nhiều công nghệ bí mật cần được bảo vệ", Christoph Bergs, chuyên gia hàng không tại Viện An ninh Quốc phòng Hoàng gia Anh, nói. "Bạn sẽ không muốn ai đó đến gần, can thiệp vào cỗ máy đó, hoặc chụp ảnh cận cảnh hay gây thêm rắc rối".

Chiến đấu cơ F-35B của Anh tại sân bay Thiruvananthapuram ở bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh:BBC
Việc một chiếc tiêm kích hiện đại bậc nhất của quân đội Anh bị mắc kẹt ở Ấn Độ làm dấy lên nhiều lo lắng, thậm chí được nêu ra tại Hạ viện Anh. Nghị sĩ đảng Bảo thủ Ben Obese-Jecty yêu cầu chính phủ phải nêu rõ những biện pháp đang được thực hiện để bảo vệ máy bay và giúp nó hoạt động trở lại.
"Chính phủ đang thực hiện những bước nào để khắc phục máy bay này, mất bao nhiêu thời gian và sẽ đảm bảo an ninh cho các công nghệ quan trọng khi máy bay ở trong khu vực bảo dưỡng thế nào", Obese-Jecty đặt câu hỏi.
Quan chức quốc phòng Anh Luke Pollard khẳng định chiếc F-35B vẫn trong tầm kiểm soát chặt chẽ của nước này và được bảo vệ bởi "những người giỏi nhất" thường xuyên túc trực, nhưng không trả lời được khi nào tiêm kích có thể cất cánh trở lại.
Tiến sĩ Sameer Patil, giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ thuộc tổ chức nghiên cứu ORF ở Mumbai, cho rằng Hải quân Anh giờ chỉ có hai lựa chọn: một là sửa chữa tại chỗ để tiêm kích hoạt động trở lại và hai là đưa máy bay rời Ấn Độ bằng một vận tải cơ lớn như C-17 Globemaster.
Giới quan sát cho rằng tháo dỡ và di chuyển chiếc F-35B bằng vận tải cơ cỡ lớn như C-17 là lựa chọn khả thi hơn, khi nỗ lực sửa chữa ở sân bay đến nay chưa thành công. Tuy nhiên, việc chuyển chiếc chiến đấu cơ tàng hình này về Anh cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng.
C-17 là máy bay vận tải quân sự lớn được Mỹ, Anh, Ấn Độ và nhiều quốc gia sử dụng. Máy bay có khoang chở hàng đủ lớn để vận chuyển binh sĩ và thậm chí có thể chở trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Sandeep Unnithan cho biết C-17 có thể chở khoảng 77 tấn hàng, tương đương gần hai chiếc F-35 trong khoang. Tuy nhiên, ông thêm rằng vấn đề của phương án này là F-35 dài khoảng 14 m và sải cánh khoảng 11 m, quá lớn so với khoang hàng của C-17.
Khoang chở hàng của C-17 dài 26 m nhưng chiều rộng chỉ 4 m, đồng nghĩa không thể đưa cả chiếc F-35B nguyên vẹn lên đó. "Các kỹ thuật viên sẽ phải tháo rời cánh của chiếc tiêm kích để nó vừa với khoang chứa của C-17", ông giải thích.
Song đây không phải công việc đơn giản, bởi mọi linh kiện trên chiếc máy bay đều được bảo vệ bằng mã duy nhất trong quá trình tháo rời để giảm nguy cơ bị đánh cắp công nghệ tàng hình. Do đó, việc tháo rời cánh phải do các kỹ sư được tập đoàn Lockheed Martin ủy nhiệm thực hiện.
"Tháo rời cánh của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm cực kỳ tiên tiến này sẽ là quá trình rất phức tạp. Nhưng có vẻ không còn lựa chọn nào khác", ông Unnithan nói.
Quân đội Anh nhiều khả năng sẽ phải giám sát chặt chẽ quá trình để bảo vệ các hệ thống tàng hình, bởi mọi thông tin rò rỉ có thể làm lộ khả năng chiến đấu quan trọng của F-35.

Một chiếc C-17 Globemaster chuyển thiết bị hỗ trợ hoạt động cứu trợ thiên tai ở Beirut vào đầu năm 2020. Ảnh: RAF
Hồi tháng 5/2019, một tiêm kích F-35 Lightning II cũng được tháo cánh và vận chuyển thành công từ căn cứ không quân Eglin ở Florida tới căn cứ không quân Hill ở bang Utah ở Mỹ, theo trang web của căn cứ Eglin.
Mới đây, chiếc F-35A của Hàn Quốc gặp sự cố hạ cánh bằng bụng vào năm 2022 cũng được tháo rời cánh để đảm bảo an toàn khi vận chuyển bằng đường bộ từ Seosan tới căn cứ không quân Cheongju.
Dù biện pháp này có thể khả thi và giúp Anh đưa chiếc F-35B về nước, tiến sĩ Patil cho hay mỗi ngày chiến đấu cơ bị mắc kẹt ở Ấn Độ trôi qua, "hình ảnh của F-35B và hải quân Anh càng bị ảnh hưởng tiêu cực".
"Những trò đùa, tin đồn và cả thuyết âm mưu đang ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của hải quân Anh. Máy bay mắc kẹt càng lâu càng có nhiều thông tin sai lệch được đưa ra", ông nói.
Ông thêm rằng trục trặc kỹ thuật của chiếc F-35B dường như nghiêm trọng hơn nhiều so với dự tính ban đầu và hải quân Anh dường như chưa chuẩn bị tốt cho những "kịch bản xấu nhất" như vậy.
"Nếu tình huống này xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia không thân thiện, mọi thứ sẽ ra sao? Điều này tạo nên hình ảnh rất tệ đối với lực lượng hải quân chuyên nghiệp", ông nói.