Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Khi các biện pháp ngoại giao thất bại vào năm 1980, Mỹ đưa Delta, lực lượng biệt kích tinh nhuệ nhất của quân đội, đột kích thủ đô Iran để giải cứu con tin bị giam ở đại sứ quán báo chí đưa tin thất bại, nhưng nó chẳng là nghĩa lý gì...
![]() |
chiến dịch giải cứu con tin Mỹ ở Iran vào năm 1980, mang tên "Móng vuốt Đại bàng", đã thất bại. Chiến dịch này được thực hiện để giải cứu 52 con tin Mỹ bị giữ tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Chiến dịch diễn ra vào đêm 24 tháng 4 năm 1980, đã gặp nhiều trục trặc và kết thúc trong thất bại. Các máy bay trực thăng gặp sự cố, một chiếc bị rơi và một chiếc khác bị hỏng, buộc phải hủy bỏ chiến dịch. Xác máy bay biệt kích Mỹ sau vụ va chạm ở Iran chẳng là nghĩa lý gì khi so với vụ giải cứu BAT21 |
Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal “Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất. Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.

Trung tá Không quân Hoa Kỳ Hambleton.
Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng “Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được. Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.

Sau này dựng lại BAT-21

Phi công Hambleton, người được cứu sống sau khi nhảy dù ra khỏi máy bay bị phòng không Việt Cộng bắn hạ, trốn trong rừng đến 11 ngày, bị săn đuổi bởi cán binh Việt Cộng. Cuộc giải cứu này được dựng thành phim do tài tử Gene Hackman đóng vai Hambleton.

Bản đồ, địa điểm của hai viên phi công mỹ được giải cứu, ông Clark thì ngay bờ sông còn ông Hambleton thì cách bờ sông Miếu giang độ gần 1 cây số. Hai người lính Biệt Hải, 1 Mỹ và 1 việt, chèo ghe lên và đi tìm ông Hambleton, bỏ lên ghe, chèo xuống lại, cải trang là nông dân Việt Nam. Điều hay là ông Norris người Mỹ rất cao mà qua mặt được Cộng quân. Lâu quá không nhớ rõ chi tiết.
Theo người Mỹ thì cuộc tìm cứu ông phi công Iceal Gene Hambleton, bị bắn rớt khi lái chiếc EB-66 trong vùng tạm chiếm của Việt Cộng dài nhất trong chiến tranh Việt Nam. 5 máy bay khác bị bắn hạ trong cuộc tìm cứu ông Hambleton, khiến gây tử thương thêm 11 người mỹ, 2 người bị bắt tù binh và một phi công khác, đi tìm cứu chiến hữu bị bắn hạ.

Máy bay EB-66, có 6 phi hành đoàn, loại này được sử dụng để phá rối hệ thống phòng không SA của Liên Xô, nhưng mãi lo phá rồi hệ thống phòng không để phòng bị các pháo đài B 52, họ không kịp tránh đạn hoả tiễn của Việt Cộng. 5 người chết khi máy bay nổ tung khi lãnh quả hoả tiễn thứ 2, ông Hambleton kịp nhấn nút ghế bung ra sau khi máy bay trúng đạn thứ 1, được giải cứu sau 11 ngày.
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, 2 chiếc phi cơ của không lực Hoa Kỳ EB-66 do hai phi công Robert Singletary, BAT 20 và Hambleton BAT 21, hộ tống 3 chiếc B-52 bay thả bom. Hai chiếc EB-66 này có nhiệm vụ phá rối hệ thống phòng không của bắc Việt. Chiếc BAT 21 bị hỏa tiễn SA-2 bắn rơi trên vùng đóng quân của Bắc việt. Ông Hambleton là người sống sót duy nhất trong số 6 người của phi hành đoàn, nhảy dù xuống vùng địch. Sau đó một ông phi công khác, tên Mark Clark đi kiếm ông Hambleton bị bắn hạ và được giải cứu bởi toán biệt nhái người Việt và ông Norris, cố vấn lực lượng đặc biệt. Dạo ấy, quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu rút lui, chỉ còn độ 10 người cố vấn lực lượng đặc biệt mỹ.

Máy bay B 52 bay trên cao còn EB-66 bay thấp hơn để phá rối hệ thống hoả tiễn SA
Ông Hambleton, 53 tuổi sắp về hưu, chuyên gia về chống hoả tiễn SAM, và biết về hệ thống vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ (USAF ICBM). Nếu ông ta bị bắt, dịp may cho Liên Xô. Theo ông này, nếu bị bắt thì chắc chắn sẽ không được đưa đến Hoả Lò mà đưa thẳng sang Liên Xô. Do đó bằng mọi cách không lực Hoa Kỳ phải giải cứu ông này. Để khỏi bị bắn nhầm, họ ra lệnh không được bắn trong chu vi 27 cây số, (No Fire Zone) trong thời gian tìm kiếm hai phi công còn sống sót, chưa bị Việt Cộng bắt làm tù binh; Ông Hambleton và một phi công khác tên Mark Clark, bị bắn rơi khi thi hành nhiệm vụ tìm kiếm ông Hambleton. Trên nguyên tắc ông này không nên tham dự phi vụ này vì biết nhiều tin tức về quốc phòng Hoa Kỳ nhưng vì thiếu người, dạo ấy quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam nên ông ta phải tự lái. Xin nhắc lại là sau hiệp định Paris thì Việt Cộng xua quân qua vỹ tuyến 17 để đánh Việt Nam Cộng Hoà.

Phòng không của Bắc Việt do Nga viện trợ SA-2
hệ thống phòng không của Liên Xô trang bị cho bắc Việt khá chính xác nên họ mới bắn rơi rất nhiều phi cơ của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Bù lại Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ khá nhiều chiến xa của Liên Xô nhưng máy bay đắt tiền hơn. Nếu mình không lầm thì Hà Nội cho người sang Iraq để giúp quân đội Sadam Hussein, sử dụng súng phòng không để đối phó với không lực Hoa Kỳ, khi cuộc tấn công của Hoa Kỳ.
Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống còn…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.
Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.
Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris – (hình trái) – US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt. Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung Tá Hambleton cách giòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo mô hình của US Navy SEALs.
Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiểu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.
Sửa lần cuối: