Bộ binh CSVN tập trận chung với bộ binh Trung Quốc

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Lính bộ binh Trung Quốc và lính bộ binh quân đội CSVN sẽ phối hợp tập trận ở khu vực tự trị Quảng Tây Choang, theo thông báo của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc.

Trang mạng quốc phòng Trung Quốc đưa ra một loan báo ngắn gọn cho biết như vậy về một biến cố lần đầu diễn ra và nói rằng cuộc tập trận hỗn hợp của bộ binh Trung Quốc với bộ binh CSVN vào khoảng giữa đến cuối Tháng Bảy 2025.
Lính biên phòng CSVN gặp lính biên phòng Trung Quốc ngày 15 Tháng Năm 2025 để tuần tra chung hàng năm ở khu vực A Pa Chải-Long Phú, Điện Biên, Việt Nam tiếp giáp với Mông Tự, Trung Quốc. (Hình: TTXVN)
Nguồn tin vừa kể viết rằng “Đây là lần đầu tiên có cuộc tập luyện hỗn hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc với chủ đề nhấn mạnh luyện tập tuần tra chung biên giới”.


Thật ra, hàng năm, CSVN với Trung Quốc có các cuộc tuần tra chung biên giới, tuần tra chung trên biển và tàu Hải Quân CSVN cũng nhiều lần sang tập trận với tàu Hải Quân Trung Quốc. Nhưng có vẻ lần này với dấu hiệu được nhấn mạnh hơn khi Bộ Quốc Phòng Trung Quốc xác nhận lần đầu tiên có một sự kiện như vậy giữa bộ binh hai nước.

Truyền thông tại Việt Nam loan tin rằng nhà cầm quyền CSVN sẽ mời cả quân đội Trung Quốc tham gia “diễu hành” 2 Tháng Chín tới đây.

Ngày 30 Tháng Tư vừa qua, lính Trung Quốc cũng đã được mời tham dự “diễu binh” kỷ niệm ngày ******** nhuộm đỏ được cả nước Việt Nam.

Đây là dấu hiệu hai bên muốn chôn thật sâu cuộc chiến biên giới Tháng Hai 1979 đã làm thiệt hại hàng chục ngàn quân lính hai bên khi Đặng Tiểu Bình xua quân tràn qua sáu tỉnh biên giới của Việt Nam để “dạy cho bài học”.

Hiến Pháp CSVN năm 1982 gọi Trung Quốc là “kẻ thù truyền kiếp” nhưng đến năm 1991 thì nối lại bang giao và cái bản hiến pháp đó bị chôn theo.

Năm 1999 ký hiệp ước biên giới trên bộ và năm sau ký hiệp định phân chia vịnh Bắc Bộ. Tuy vậy, Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền giống hình “Lưỡi Bò” chiếm đến 90% Biển Đông, nhiều khu vực lấn sâu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khi Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cướp từ năm 1974.

Cũng vì vậy, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông vẫn là cái cục xương ngáng cổ trong mối quan hệ hai nước suốt nhiều năm qua.

Vì cần chỗ dựa từ Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, khi vừa mới leo lên ghế tổng bí thư đảng CSVN được ít ngày nên ngày 18 Tháng Tám 2024, ông Tô Lâm đã vội vã bay sang Bắc Kinh tỏ dấu hiệu thần phục.

Giữa Tháng Tư vừa qua, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội hô hào “tiếp tục làm sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” bản tuyên bố chung ngày 15 Tháng Tư 2025 viết.

Qua chuyến đến Hà Nội, Tập Cận Bình muốn lôi kéo CSVN chống lại hành động “bắt nạt” của Washington nhìn qua “thuế quan đối ứng” nhưng các cuộc đàm phán giữa CSVN với Mỹ cho người ta hiểu Hà Nội vẫn muốn giữ thế đu dây giữa hai trung tâm quyền lực vì cần cả hai.

Hồi năm 2017, dân Hà Nội tưởng niệm các binh sĩ tử trận khi Trung Quốc xâm lược sáu tỉnh biên giới của Việt Nam Tháng Hai, 1979. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Cũng trong Tháng Tư vừa qua, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Đổng Quân đến Việt Nam “giao lưu” với Bộ Trưởng Quốc phòng CSVN Phan Văn Giang, nay thì loan báo một cuộc tập trận hỗn hợp bộ binh.

Bắc Kinh cần Hà Nội hợp tác chặt chẽ hơn trong chiến lược tham vọng thay thế Mỹ làm lãnh đạo thế giới nên lặng thinh để CSVN bồi đắp, cơi nới hơn 8.5km2 trên 11 đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa
 

Có thể bạn quan tâm

Top