đéo có hình chó nó tin
Địt Bùng Đạo Tổ

Ngày 14.7, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị sơ kết Kết quả hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2025. Ảnh: Hạo Thiên
Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 14.7, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin:
“Rất buồn khi nhà nước năm nay cấp thêm 25.000 tỉ đồng cho Bộ Khoa học và Công nghệ để chi cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thì các dự án của các bộ, ngành và địa phương gửi về có 80% là để xây nhà, mua máy móc, chỉ 20% là đề xuất làm nghiên cứu”.
Riêng chuyển đổi số, có đến 70% kinh phí chuyển đổi số cũng là mua máy móc, mua phần cứng, không thấy chi cho các nền tảng phần mềm hoặc chi cho đổi mới sáng tạo. Không một đơn vị nào xin ngân sách về chuyển đổi số là để nghiên cứu thay đổi mô hình vận hành hoặc bỏ tiền ra để đổi các quy trình.
Không chỉ Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những ai quan tâm đến sự phát triển khoa học, công nghệ của đất nước cũng có chung nỗi buồn đó.
Đồng ý nghiên cứu khoa học phải có cơ sở vật chất, nhưng xây nhà và mua sắm hết 80% tổng số tiền nhà nước cấp cho thì không còn là nghiên cứu khoa học nữa. Đây là một tỉ lệ bất hợp lý.
Sản phẩm khoa học công nghệ không phải là hàng hóa bình thường nên không cần phải nhà xưởng to tát. Vốn liếng để làm ra sản phẩm trí tuệ là chất xám, máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam năm 2019 - khi ông là Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông - rằng: "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam".
Việt Nam có nhiều chính sách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ, nhưng từ đó đến nay đã 6 năm, sản phẩm công nghệ Make in Vietnam vẫn chưa có nhiều trên thị trường như kỳ vọng.
Nhà nước chi 25.000 tỉ đồng cho khoa học công nghệ, nhưng chỉ 20% là đề xuất làm nghiên cứu, đó không chỉ là điều rất đáng buồn. Không có sản phẩm trí tuệ thì một tòa lâu đài được xây lên cũng vô nghĩa, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Chưa kể, cần phải làm rõ: Trong số 20% đó, có bao nhiêu đề tài, công trình trở thành sản phẩm có giá trị, ứng dụng vào thực tế đời sống?