Có Video Bốn người tử nạn khi ngồi trên xe VinFast ở Mỹ.

Chưa có đầy đủ bằng chứng bọn mày đừng có vội kết luận. Tao cũng ghét lão vượng nhưng chưa chắc đây đã là tai nạn do lỗi xe. Rất có thể là một vụ tự sát.
Họ tự sát bằng cách mua xe vin fast.
Mua vinfast ngoài bảo hiểm xe còn có bằng tổ quốc ghi công và chứng nhận anh hùng cảm tử vũ trang nhân dân rồi
 
Con xe Tàu ghẻ là Chery Omoda gãy hệ thống treo ở tận Malay, chưa toi mạng nào, mà mấy thằng Chã bên Oto phân làm hẳn cái nick OF-News đăng vào quán cafe như kiểu sợ ko đăng vào đó với nick đấy thì đếch thằng nào thèm đọc. Vin giờ phải chi tiền cho bài đánh đấm bẩn bựa kiểu đó, chứng tỏ xoắn dái với mấy anh Tàu sắp tràn vào lắm rồi. Cơ mà chơi trò bẩn bựa với ai chứ với Tàu khựa thì Vượn xác định luôn đê, bọn nó lại chả chấp mười con vượn :d
 
Anh Vượn chắc phải đổi tên thành anh Điệp cho xứng cặp với chị Lan VTP? :d


GRAND WORLD PHÚ QUỐC - Phi Vụ Lừa Đảo TỶ USD của VINGROUP & Techcombank

Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World Phú Quốc tọa lạc trên đường Gành Dầu – Cửa Cạn thuộc khu Bãi Dài của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Dự án có quy mô 85,3 ha, Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Đầu tư LDG (LDG Investment; mã chứng khoán LDG). Tháng 11/2018, LDG Investment đã chuyển nhượng toàn bộ dự án Grand World Phú Quốc cho Công ty New Vision là một Công ty con do Vingroup trực tiếp điều hành.

Quy mô dự án hơn 2.733 căn với TỔNG GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG 1 TỶ USD và đã được BÁN HẾT vào năm 2021. Trong đó bao gồm:

- Nhà phố liền kề (gọi lách luật là Shophouse) 1.035 căn, trung bình mỗi căn trị giá 15 tỷ đồng
- Boutique Hotel 198 căn, trung bình mỗi căn trị giá 40 tỷ đồng.
- Vin Holiday 1&2 có 1.500 căn Condotel, trung bình mỗi căn trị giá 2,5 tỷ đồng.

Theo như Hợp đồng mua bán được ký kết, trong mục 5.2 Nghĩa vụ của bên bán “có trách nhiệm làm thủ tục với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua”. Theo Điều 1 của TT 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014: “Thông tư này quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).”
“Giấy chứng nhận” trong Hợp đồng mua bán được hiểu là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Hợp đồng mua bán:

Grand World Phú Quốc được Vingroup giới thiệu là một dự án nghỉ dưỡng bất động sản được các nhà đầu tư săn đón. Nhưng đáp lại sự kỳ vọng, tập đoàn #Vingroup cùng với #Techcombank đã giăng ra một bẫy “ma trận lừa đảo” để chiếm đoạt các khoản đầu tư của khách hàng một cách trắng trợn với con số ước tính lên hơn 1 TỶ USD.

———————————————

Đầu tiên, cần nói đến chức năng và pháp lý của dự án:

1. Sổ đỏ dự án Grand World ghi rõ mục đích sử dụng: ‘ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ’.
Gồm 02 sổ: tổng diện tích 85,3ha:

Sổ 1. CU 861652, Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm, diện tích: 407.951,7m2
Sổ 2. CU 861653, Nhà nước cho thuê trả tiền một lần, diện tích:374.975,4m2
Sổ đỏ (QSDĐ) dự án Grand World:


2. Văn bản Quyết định số: 230/QĐ-BQLKKTPQ năm 2018 của Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc về quy hoạch dự án Grand World cũng ghi rõ tính chất chức năng quy hoạch của dự án: “Xác định là khu du lịch, dịch vụ tổng hợp với các dịch vụ du lịch, khách nghỉ dưỡng, quảng trường, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật,...”
Quyết định số 230/QĐ-BQLKKTPQ:


3. Văn bản Quyết định số 02/QĐ-BQLKKTPQ năm 2019 của Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc về quy hoạch dự án Grand World tại điều 1 cũng ghi rõ: Công ty TNHH Bất Động Sản New Vision cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất thương mại dịch vụ (thực hiện dự án xây dựng khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World).
Quyết định số 02/QĐ-BQLKKTPQ:


4. Thậm chí khi Grand World đã bán sạch dự án từ năm 2021 và đến ngày 15/09 năm 2023 Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang có Văn bản số: 2479/SXD-QLN trả lời về tính pháp lý cho một công dân (khách hàng đã mua dự án) là:
“Qua kiểm tra, Sở Xây dựng có ý kiến như sau: Dự án Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World thuộc khu du lịch sinh thái Bãi Dài tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đến nay Sở Xây dựng chưa nhận được hồ sơ pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà của dự án. Vì vậy, Sở Xây dựng không có cơ sở để trả lời.”
Công văn trả lời pháp lý dự án Grand World của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang:


Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất Thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Tức đất Thương mại dịch vụ ở đây chỉ là đất Nhà nước cho thuê để doanh nghiệp khai thác và vận hành Thương mại và dịch vụ chứ không phải là đất để phân lô, bán nền kèm theo Công trình xây dựng. Như vậy rõ ràng các giao dịch chuyển nhượng công trình dịch vụ du lịch ở Grand World Phú Quốc đều là chuyển nhượng “ma”.

Vingroup muốn huy động vốn ở #Grand_World Phú Quốc cho nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể là bán lại quyền khai thác căn hộ dịch vụ mà thôi. Nhưng nếu chỉ bán quyền khai thác thì giá trị sẽ không cao. Từ lý do đó, có quyền đặt nghi vấn “Vingroup đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhà đầu tư để LỪA ĐẢO?” bằng cách mập mờ với khách hàng là BÁN CẢ BẤT ĐỘNG SẢN, và phát hành hợp đồng giao dịch là “HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH”.

Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay công trình du lịch theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất, thứ mà Vingroup không thể chuyển nhượng cho khách hàng được.

Điều 174 Luật Đất Đai năm 2013 chủ đầu tư có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất của đất thuê nhà nước trả tiền một lần. Nhưng đó là khi chuyển nhượng TOÀN BỘ dự án hay khu đất đó, tương tự cách mà LDG Investment đã bán lại cho Vingroup như đã nói ở trên,
chứ không được “chia nhỏ từng phần hay còn gọi là phân lô” để bán. Còn riêng đất thuê nhà nước trả tiền hàng năm thì không được chuyển nhượng.

Nói thêm về việc này, chúng ta có thể nhắc về vụ chuyển nhượng Vinpearl cho Melia. Trên báo chí truyền thông, Vingroup chỉ có thể chuyển nhượng quyền quản lý và khai thác của các khách sạn Vinpearl cho Melia chứ không phải bán toàn bộ khách sạn Vinpearl. Lý do là các khu đất mà Vingroup xây dựng Vinpearl thực tế đều là đất đi thuê và các khách sạn của Vinpearl là nằm trong một phần đất đó và cũng không phải là một dự án thành phần. Nên Vingroup không thể bán một phần dự án là các khách sạn cho Melia, mà chỉ có thể chuyển nhượng quyền quản lý và khai thác cho Melia. Từ đó mới hình thành, song hành thương hiệu Melia Vinpearl Phú Quốc.

Thế nên, Hợp đồng mua bán Công trình du lịch của Vingroup đã ký với khách hàng là hoàn toàn vô hiệu và VI PHẠM PHÁP LUẬT vì Quyền sử dụng đất từng khu là không thể. Việc Vingroup đem một sản phẩm Bất động sản KHÔNG THỂ CHUYỂN NHƯỢNG bán cho khách hàng thì chính xác là sai phạm .

TECHCOMBANK CẤU KẾT VỚI VINGROUP CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHÁCH HÀNG VỚI CÁCH THỨC CHẢ KHÁC GÌ MAFIA CHO VAY.

Hợp đồng mua bán Công trình du lịch mà New Vision ký với khách hàng gọi là bên mua, là một hợp đồng vi phạm pháp luật, nên chắc chắn rằng Hợp đồng mua bán và Hợp đồng tín dụng để thực hiện thanh toán không đủ điều kiện đăng ký công chứng “tài sản giao dịch đảm bảo” lên Sở TN-MT nhằm thực hiện thế chấp theo đúng quy định pháp luật. Techcombank đã vi phạm đã vi phạm quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006; điểm a, khoản 1, Điều 3 và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch đảm bảo và sau đó thay thế bằng quy định tại Điều 4, Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 01/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch đảm bảo, đối với tài sản bảo đảm: quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bất động sản) phải thực đăng ký giao dịch bảo đảm, thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Như đã nói ở trên, các “Công trình du lịch” ở dự án Grand World là các tài sản “không thể chia nhỏ từng phần hay còn gọi là phân lô” để chuyển nhượng. Vì lẽ đó, khi khách hàng mua sản phẩm ở dự án Grand World cần vay vốn, Vingroup và Techcombank đã cấu kết nhau qua mặt khách hàng.

Cụ thể, để được giải ngân khoản tiền vay Techcombank đã yêu cầu bên vay cũng là bên mua Công trình du lịch Grand World Phú Quốc phải ký Hợp đồng ủy quyền toàn bộ tài sản mua và tất cả những gì thuộc/nằm trong tài sản mua cho Công ty #Sao_Thủy tại văn phòng Công chứng #Nguyên_Ngọc. Sao Thủy là Công ty con của Techcombank, có chức năng đòi nợ thuê, khủng bố bên mua/bên vay nếu trả chậm hoặc được quyền chiếm luôn tài sản vì bên vay/bên mua đã ký với họ Hợp đồng Ủy quyền. Đây là cách mà không cần phải ra tòa dân sự để thi hành án phát mãi tài sản theo đúng quy trình hợp pháp của Pháp luật.

Bởi, trước khi làm việc với Techcombank về khoản vay và cách thức vay thì bên mua cũng là bên vay đã thanh toán trước cho Vingroup từ 30% - 40% số tiền trên tổng giá trị Bất động sản mà họ đã thỏa thuận giao dịch trên Hợp đồng mua bán. Thế Nên, nếu không đồng ý ký vào Hợp đồng Ủy quyền theo yêu cầu của Techcombank thì hoặc là không được duyệt cho vay hoặc là mất hoàn toàn khoản tiền đã thanh toán trước đó hoặc là phải tự chi trả hết 100% số tiền. Vì rõ ràng, từ khi khách hàng ký vào Hợp đồng Ủy quyền cho Công ty Sao Thủy là khách hàng đã giao toàn bộ tài sản của mình cho Techcombank. Như thế, Techcombank và Vingroup hoàn toàn có thể cấu kết với nhau để chiếm dụng cho các mục đích khác. Và hành vi này hoàn toàn vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

Hợp đồng tín dụng: https://drive.google.com/file/d/1Cu-eZFCQIVCZbohaESFyCrghzpBht-AS/view?usp=sharing

Hợp đồng Ủy quyền: https://drive.google.com/file/d/1WWuuFqdAfIkPDhHVeAKU71SaeyuGJVS4/view?usp=sharing

Với những thủ đoạn trên, #Techcombank đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999. Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có sự thay đổi tên gọi thành tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tội vi phạm các quy định trong hoạt động ngân hàng được thực hiện với lỗi cố ý và có tổ chức.

Đó là còn chưa kể các Hợp đồng mua bán “Công trình xây dựng” này là bất hợp pháp và vô hiệu như đã nói ở trên. Thì bản thân tài sản khi bị thanh lý cũng không chuyển nhượng được.

Tiếp tục bất ngờ hơn:
Theo đó, ngày 25/10/2023 vừa qua, công ty TNHH Quản lý Đầu tư #Thiên_An (Thiên An) đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu DTACH2328002, với giá trị 1.070 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm. Như vậy ngày đáo hạn của lô trái phiếu này là ngày 25/10/2028. Trước đó, vào ngày 17/10/2023, Thiên An đã phát hành thành công lô trái phiếu DTACH2328001, với giá trị 1.076 tỷ đồng, cùng lãi suất 9,7%/năm, kỳ hạn 5 năm tính từ ngày 17/10/2023 – 17/10/2028.

Đáng chú ý, dự án #Grand_World Phú Quốc tiếp tục được Thiên An đem làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu DTACH2328002, sau khi đã lấy tài sản này làm đảm bảo tại lô trái phiếu DTACH2328001, ít ngày trước đó. Tức giá trị cầm cố tổng cộng là 2.146 tỷ đồng.

Thông tin lô trái phiếu Thiên An - Tài sản đảm bảo là Dự án Grand World Phú Quốc:
https://markettimes.vn/du-an-grand-...o-cho-2-lo-trai-phieu-cua-thien-an-46133.html

Nhìn trên mặt truyền thông thì đây chỉ là hai đợt phát hành trái phiếu bình thường. Nhưng, như mọi người đã biết thì dự án Grand World thời điểm này đã được bán hết cho khách hàng, thậm chí là còn đang bị kiện cáo tranh chấp giữa Vingroup và khách hàng thì Ủy ban chứng khoán, Bộ tài chính, VPBank, Bộ phận thẩm định giá, Kiểm toán, thẩm định tài sản thế nào mà lại có thể tiếp tục cho Vingroup đem đi thế chấp cầm cố và phát hành trái phiếu?!
Đem tài sản đã bán để đi cầm cố thì có phải là lừa đảo thêm lần thứ 2 trên chính Dự án Grand World Phú Quốc?!

Cũng lắm hài hước: Đến thời điểm này Vingroup chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Dự án Grand World Phú Quốc nhưng vẫn được Sở TN-MT cùng các cơ quan bộ ngành thông qua mọi giao dịch, “cao tay” tới mức “tay không bắt giặc” khi có dấu hiệu cấu kết với Bản Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc để xù luôn 97 tỷ tiền thuê đất dự án. https://plo.vn/bql-khu-kinh-te-phu-...-thue-dat-khong-dung-quy-dinh-post732833.html

Rất nhiều đơn kêu cứu và đơn tố giác gửi lên Công An Cơ quan Điều tra nhưng lại không được giải đáp và xử lý.

Đơn kêu cứu lần thứ 1 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng và báo chí:
https://drive.google.com/file/d/1HUg6A8rNqmwdO2oQdQhJrTGinkGI9XDi/view?usp=sharing

Đơn kêu cứu lần thứ 2 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng:
https://drive.google.com/file/d/1EZ91-_lBpXrxP51jRe5onC-_lM19M3_A/view?usp=sharing

Đơn kêu cứu lần thứ 3 gửi của các nạn nhân mua 198 căn khách sạn mini (boutique hotel) lên các cơ quan chức năng:
https://drive.google.com/file/d/1xiBNZyk-2xQx8tUj2cbNdVrPGLWwhRMv/view?usp=sharing

Đơn tố giác tội phạm của 105 nạn nhân mua khách sạn Mini (Boutique Hotel) gửi lên Công An Tỉnh Kiên Giang:
https://drive.google.com/file/d/1rTVa2UXlqJy1PlzEU_QY-QTeRf_gDC6x/view?usp=sharing

Đơn tiếp nhận nguồn tin tội phạm của Công An Tỉnh Kiên Giang với Đơn tố giác tội phạm của bà Nguyễn Lan Phương:
https://drive.google.com/file/d/1v_O6jujk00NBh4cNEW_WZ-K5GvF5ZnqZ/view?usp=sharing

Phiếu chuyển đơn tố giác từ CA TPHCM sang CA Thủ Đức:
https://drive.google.com/file/d/1zv-HhQGwV6ieCtkZn53fnrmTMbBrCARs/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1gHGE9EZdbz3p_Cv_i7bPtvYsPLEFXmuP/view?usp=sharing

Hình ảnh: QSĐ của dự án Grand World Phú Quốc
 
Top