Victoria's Secret
Thôi vậy thì bỏ
Chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe xăng sang điện trong 3 năm
Từ đầu năm 2026, khi đăng ký mới với các ứng dụng, tài xế bắt buộc phải sử dụng xe điện. Cùng thời điểm, TP HCM sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi xe đang sử dụng, kéo dài trong hai năm. Cụ thể, đến cuối năm 2026, thành phố đặt mục tiêu chuyển đổi 30% số lượng xe. Năm 2027, tỷ lệ này tăng lên 80% và phần còn lại hoàn tất vào năm 2028. Từ đầu năm 2029, xe máy xăng sẽ bị cấm hoàn toàn trong hoạt động giao hàng và xe ôm công nghệ.
Xem toàn màn hình
Lộ trình đề xuất chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện tại TP HCM. Đồ họa bởi AI
Để thực hiện mục tiêu này, thành phố sẽ triển khai đồng thời nhiều chương trình và chính sách, với sự phối hợp của nhiều bên. Cụ thể, TP HCM dự kiến xây dựng các vùng phát thải thấp, nơi xe xăng sẽ bị cấm lưu thông trong giờ cao điểm từ năm 2027, và cấm hoàn toàn từ năm 2028.
Các chính sách hỗ trợ sẽ theo nguyên tắc "chuyển đổi sớm, hưởng lợi nhiều". Trong hai năm đầu, tài xế chuyển đổi sẽ được hỗ trợ ít nhất 2% lãi suất vay mua xe điện, miễn thuế VAT và lệ phí trước bạ. Đến năm thứ ba, mức hỗ trợ giảm còn 50%. Thành phố cũng dự kiến chi ngân sách để hỗ trợ chuyển đổi cho hàng chục nghìn xe thuộc nhóm tài xế khó khăn và cận nghèo.
Ngoài chính sách công, đề án còn vận động các doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ cùng tham gia. Các doanh nghiệp này sẽ quảng bá lợi ích xe điện, tặng điểm thưởng cho tài xế sử dụng phương tiện điện, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ thân thiện môi trường. Ví dụ, mỗi chuyến xe điện có thể được cộng thưởng 500-1.000 đồng, giúp tài xế cải thiện thu nhập và đồng hành cùng chương trình chuyển đổi.
Từ đầu năm 2026, khi đăng ký mới với các ứng dụng, tài xế bắt buộc phải sử dụng xe điện. Cùng thời điểm, TP HCM sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi xe đang sử dụng, kéo dài trong hai năm. Cụ thể, đến cuối năm 2026, thành phố đặt mục tiêu chuyển đổi 30% số lượng xe. Năm 2027, tỷ lệ này tăng lên 80% và phần còn lại hoàn tất vào năm 2028. Từ đầu năm 2029, xe máy xăng sẽ bị cấm hoàn toàn trong hoạt động giao hàng và xe ôm công nghệ.

Lộ trình đề xuất chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện tại TP HCM. Đồ họa bởi AI
Để thực hiện mục tiêu này, thành phố sẽ triển khai đồng thời nhiều chương trình và chính sách, với sự phối hợp của nhiều bên. Cụ thể, TP HCM dự kiến xây dựng các vùng phát thải thấp, nơi xe xăng sẽ bị cấm lưu thông trong giờ cao điểm từ năm 2027, và cấm hoàn toàn từ năm 2028.
Các chính sách hỗ trợ sẽ theo nguyên tắc "chuyển đổi sớm, hưởng lợi nhiều". Trong hai năm đầu, tài xế chuyển đổi sẽ được hỗ trợ ít nhất 2% lãi suất vay mua xe điện, miễn thuế VAT và lệ phí trước bạ. Đến năm thứ ba, mức hỗ trợ giảm còn 50%. Thành phố cũng dự kiến chi ngân sách để hỗ trợ chuyển đổi cho hàng chục nghìn xe thuộc nhóm tài xế khó khăn và cận nghèo.
Ngoài chính sách công, đề án còn vận động các doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ cùng tham gia. Các doanh nghiệp này sẽ quảng bá lợi ích xe điện, tặng điểm thưởng cho tài xế sử dụng phương tiện điện, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ thân thiện môi trường. Ví dụ, mỗi chuyến xe điện có thể được cộng thưởng 500-1.000 đồng, giúp tài xế cải thiện thu nhập và đồng hành cùng chương trình chuyển đổi.