Huhuvay
Trẻ trâu
Bố tôi có thói quen cứ thấy bụi là phải lau. Đi đâu về, ông đảo mắt một vòng, thấy góc nhà bẩn là cầm giẻ. Đang tiếp khách, phát hiện kệ tivi lấm bụi cũng đứng dậy lau ngay. Thói quen đôi khi khiến người khác ái ngại, nhưng phần vì ông vốn sống sạch, phần vì không khí Hà Nội những năm gần đây ngày một ô nhiễm.
Nhà tôi ở trong làng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây - khu vực vốn được coi là có chất lượng không khí khá tốt. Thế nhưng, chiếc kệ tivi vừa lau sạch tối hôm trước, sáng hôm sau đã phủ một lớp bụi dày. Rõ nhất là những chậu cây đặt quanh nhà, lá ken dày bụi xám, chỉ cần vuốt nhẹ là thấy cả mảng bụi bám vào tay.
Tôi từng đi không ít nơi. Ở Sơn La cả tuần, sáng dậy chỉ rửa mặt qua bằng nước vẫn thấy sạch, khô thoáng, không bóng dầu. Ra Phú Quốc, không khí trong trẻo, dễ chịu, đi bộ cả ngày cũng không thấy dính bụi. Ở Singapore, một trong những quốc gia sạch nhất thế giới, tôi cảm nhận đôi giày mình đi càng lúc càng sạch.
Trở lại Hà Nội, chỉ cần bước ra ngõ vài phút là mặt đã bám bụi, áo lấm vệt xám nơi cổ tay, cổ áo, giày dép cũng đổi màu sau một vòng qua phố. Không khí đặc quánh, nặng mùi khói xe, cảm giác sạch sẽ chỉ còn trong ký ức.
Tôi vẫn nhớ những năm 2000, tối đến chỉ cần ngẩng đầu là thấy bầu trời đầy sao. Ban ngày nắng lên trong vắt, xanh như gương. Giờ thì khó. Ánh đèn đêm bị nuốt chửng bởi bụi mịn lơ lửng, ban ngày thì một lớp sương xám phủ đều, nhìn mặt trời cũng nhòe như qua một lớp kính mờ.
Nói không phải cảm tính. Nhiều năm qua, Hà Nội liên tục góp mặt trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sáng 3/1/2025, theo bảng xếp hạng thời gian thực của IQAir, Hà Nội đứng đầu danh sách toàn cầu về mức độ ô nhiễm không khí, vượt qua các đô thị nổi tiếng ô nhiễm như Delhi (Ấn Độ), Karachi (Pakistan) và Vũ Hán (Trung Quốc).
Chất lượng không khí đo được vào lúc 9h25 cùng ngày ở mức trung bình AQI 284, ngưỡng “rất không tốt cho sức khỏe” theo thang cảnh báo quốc tế. Đặc biệt, tại trạm Quảng Khánh, Quảng An (Tây Hồ), chỉ số AQI lên tới 557, mức “cực kỳ nguy hại”, tương ứng với thang màu nâu, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo. Nhiều điểm đo khác như Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân cũng vượt ngưỡng 400, tiệm cận mức nguy hiểm cho người dân, đặc biệt nhóm nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền hô hấp.
Trước thực trạng ấy, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký, ban hành ngày 12/7/2025 đã đặt ra một mốc quan trọng: Từ ngày 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1.
Lộ trình tiếp theo là từ ngày 1/1/2028, không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội cần xây dựng, triển khai đề án xử lý ô nhiễm môi trường tại các đoạn sông, kênh, rạch khu vực nội thành; đề án thu gom, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố, không lấy việc đẩy ô nhiễm sang khu vực khác thay cho xử lý ô nhiễm tại nguồn,...
Đây là bước đi mạnh tay trong quản lý môi trường đô thị. Từ chỗ khuyến khích tự nguyện chuyển đổi, Hà Nội sẽ chuyển sang giai đoạn ràng buộc pháp lý, với các mốc thời gian rõ ràng, lộ trình cụ thể và các vùng kiểm soát chặt chẽ. Mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc giảm phát thải khí độc từ phương tiện, mà tiến tới thiết lập vùng không khí sạch, nâng chất lượng sống của đô thị lên một ngưỡng mới.
Nhìn rộng ra, đây cũng là xu thế toàn cầu. Pháp, Anh, Trung Quốc… đều đã có những khu vực cấm xe chạy xăng dầu. New York (Mỹ) đặt mục tiêu chuyển hoàn toàn sang xe điện công vụ từ 2035. Tại Đông Nam Á, Singapore không chỉ hạn chế xe xăng mà còn siết chặt quyền sở hữu ô tô cá nhân bằng quota.
Với Hà Nội, việc đưa ra lộ trình cấm xe sử dụng nguyên liệu hóa thạch có thể gây tranh cãi, nhưng không còn là chuyện "nên hay không", mà là làm thế nào để triển khai thực chất, công bằng và không để người dân yếu thế bị bỏ lại. Bởi vì ô nhiễm không khí không phân biệt ai giàu ai nghèo, nó len vào từng hơi thở, không gõ cửa trước khi tấn công lá phổi.
Tất nhiên, cấm xe xăng không phải là giải pháp duy nhất, nhưng nó là xu thế toàn cầu, là bước đi quan trọng để cứu lấy Hà Nội. Nếu không hành động ngay bây giờ, thành phố này sẽ tiếp tục ngột ngạt giữa khói xe, bụi mịn và những hơi thở nặng nề giữa ban ngày.
Chúng ta đã quen với ô nhiễm đến mức tưởng đó là bình thường. Nhưng một thành phố đáng sống không thể chỉ đo bằng số nhà cao tầng hay đèn đường rực rỡ, mà phải bắt đầu từ điều đơn giản nhất: Không khí sạch để hít thở mỗi ngày.
Nếu Hà Nội muốn thay đổi, cấm xe xăng phải là khởi đầu thực chất, không phải một khẩu hiệu. Và điều quan trọng hơn cả, là bước đi ấy phải được làm đến nơi đến chốn, không bị thỏa hiệp bởi sức ì và lợi ích cục bộ.
Có như vậy, trong một tương lai gần, khi ngẩng đầu lên bầu trời Hà Nội, chúng ta mới có thể thấy lại rõ những vì sao.
Hoàng Quốc Hải
Nhà tôi ở trong làng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây - khu vực vốn được coi là có chất lượng không khí khá tốt. Thế nhưng, chiếc kệ tivi vừa lau sạch tối hôm trước, sáng hôm sau đã phủ một lớp bụi dày. Rõ nhất là những chậu cây đặt quanh nhà, lá ken dày bụi xám, chỉ cần vuốt nhẹ là thấy cả mảng bụi bám vào tay.
Tôi từng đi không ít nơi. Ở Sơn La cả tuần, sáng dậy chỉ rửa mặt qua bằng nước vẫn thấy sạch, khô thoáng, không bóng dầu. Ra Phú Quốc, không khí trong trẻo, dễ chịu, đi bộ cả ngày cũng không thấy dính bụi. Ở Singapore, một trong những quốc gia sạch nhất thế giới, tôi cảm nhận đôi giày mình đi càng lúc càng sạch.
Trở lại Hà Nội, chỉ cần bước ra ngõ vài phút là mặt đã bám bụi, áo lấm vệt xám nơi cổ tay, cổ áo, giày dép cũng đổi màu sau một vòng qua phố. Không khí đặc quánh, nặng mùi khói xe, cảm giác sạch sẽ chỉ còn trong ký ức.
Tôi vẫn nhớ những năm 2000, tối đến chỉ cần ngẩng đầu là thấy bầu trời đầy sao. Ban ngày nắng lên trong vắt, xanh như gương. Giờ thì khó. Ánh đèn đêm bị nuốt chửng bởi bụi mịn lơ lửng, ban ngày thì một lớp sương xám phủ đều, nhìn mặt trời cũng nhòe như qua một lớp kính mờ.
Nói không phải cảm tính. Nhiều năm qua, Hà Nội liên tục góp mặt trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sáng 3/1/2025, theo bảng xếp hạng thời gian thực của IQAir, Hà Nội đứng đầu danh sách toàn cầu về mức độ ô nhiễm không khí, vượt qua các đô thị nổi tiếng ô nhiễm như Delhi (Ấn Độ), Karachi (Pakistan) và Vũ Hán (Trung Quốc).
Chất lượng không khí đo được vào lúc 9h25 cùng ngày ở mức trung bình AQI 284, ngưỡng “rất không tốt cho sức khỏe” theo thang cảnh báo quốc tế. Đặc biệt, tại trạm Quảng Khánh, Quảng An (Tây Hồ), chỉ số AQI lên tới 557, mức “cực kỳ nguy hại”, tương ứng với thang màu nâu, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo. Nhiều điểm đo khác như Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân cũng vượt ngưỡng 400, tiệm cận mức nguy hiểm cho người dân, đặc biệt nhóm nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền hô hấp.
Trước thực trạng ấy, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký, ban hành ngày 12/7/2025 đã đặt ra một mốc quan trọng: Từ ngày 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1.
Lộ trình tiếp theo là từ ngày 1/1/2028, không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Hà Nội cần xây dựng, triển khai đề án xử lý ô nhiễm môi trường tại các đoạn sông, kênh, rạch khu vực nội thành; đề án thu gom, xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố, không lấy việc đẩy ô nhiễm sang khu vực khác thay cho xử lý ô nhiễm tại nguồn,...
Đây là bước đi mạnh tay trong quản lý môi trường đô thị. Từ chỗ khuyến khích tự nguyện chuyển đổi, Hà Nội sẽ chuyển sang giai đoạn ràng buộc pháp lý, với các mốc thời gian rõ ràng, lộ trình cụ thể và các vùng kiểm soát chặt chẽ. Mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc giảm phát thải khí độc từ phương tiện, mà tiến tới thiết lập vùng không khí sạch, nâng chất lượng sống của đô thị lên một ngưỡng mới.
Nhìn rộng ra, đây cũng là xu thế toàn cầu. Pháp, Anh, Trung Quốc… đều đã có những khu vực cấm xe chạy xăng dầu. New York (Mỹ) đặt mục tiêu chuyển hoàn toàn sang xe điện công vụ từ 2035. Tại Đông Nam Á, Singapore không chỉ hạn chế xe xăng mà còn siết chặt quyền sở hữu ô tô cá nhân bằng quota.
Với Hà Nội, việc đưa ra lộ trình cấm xe sử dụng nguyên liệu hóa thạch có thể gây tranh cãi, nhưng không còn là chuyện "nên hay không", mà là làm thế nào để triển khai thực chất, công bằng và không để người dân yếu thế bị bỏ lại. Bởi vì ô nhiễm không khí không phân biệt ai giàu ai nghèo, nó len vào từng hơi thở, không gõ cửa trước khi tấn công lá phổi.
Tất nhiên, cấm xe xăng không phải là giải pháp duy nhất, nhưng nó là xu thế toàn cầu, là bước đi quan trọng để cứu lấy Hà Nội. Nếu không hành động ngay bây giờ, thành phố này sẽ tiếp tục ngột ngạt giữa khói xe, bụi mịn và những hơi thở nặng nề giữa ban ngày.
Chúng ta đã quen với ô nhiễm đến mức tưởng đó là bình thường. Nhưng một thành phố đáng sống không thể chỉ đo bằng số nhà cao tầng hay đèn đường rực rỡ, mà phải bắt đầu từ điều đơn giản nhất: Không khí sạch để hít thở mỗi ngày.
Nếu Hà Nội muốn thay đổi, cấm xe xăng phải là khởi đầu thực chất, không phải một khẩu hiệu. Và điều quan trọng hơn cả, là bước đi ấy phải được làm đến nơi đến chốn, không bị thỏa hiệp bởi sức ì và lợi ích cục bộ.
Có như vậy, trong một tương lai gần, khi ngẩng đầu lên bầu trời Hà Nội, chúng ta mới có thể thấy lại rõ những vì sao.
Hoàng Quốc Hải