Campuchia bán 300 nghìn tấn cao su sang Việt Nam trong nửa đầu năm 2025

newboi

Con chim biết nói
trong 6 tháng đầu năm nay, Campuchia trở thành nhà cung cấp “vàng trắng” lớn nhất vào Việt Nam.
theo số liệu thống kê sơ bộ mới đây từ Cục Hải quan, lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2025, nước ta đã chi hơn 1,4 tỷ USD để nhập 838.000 tấn cao su, tăng 20,8% về trị giá và tăng 6,6% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
avatar1753087961062-17530879617311279441589-17-0-328-498-crop-1753087972255892390918.jpg

về thị trường, theo Cục Hải quan, Campuchia đang là nhà cung cấp cao su lớn nhất của Việt Nam, với hơn 309.000 tấn, trị giá hơn 424 triệu USD. Sau Campuchia, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường lớn tiếp theo xuất khẩu nhiều cao su sang Việt Nam, lần lượt với 127.000 tấn và 91.000 tấn.


Campuchia đang là quốc gia xuất khẩu nhiều cao su nhất cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025. ảnh trên: MH

ở chiều ngược lại, theo số liệu từ Cục Hải quan, tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cao su của nước tađạt 693.826 tấn, kim ngạch 1,29 tỷ USD (giá trung bình 1.856 USD/tấn), giảm 4,5% về lượng nhưng tăng 16,3% về kim ngạch và tăng 21,8% về giá so với cùng kỳ năm ngoái.

thực tế, cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, khi chiếm 70% về lượng và chiếm 69,3% về kim ngạch.

Việt Nam nhập khẩu nhiều cao su vì do nhu cầu trong nước gia tăng

Vì sao Việt Nam phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn cao su?​

theo các chuyên gia, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Sở dĩ Việt Nam nhập khẩu nhiều cao su từ các quốc gia khác là do nhu cầu trong nước gia tăng cho các hoạt động sản xuất lốp xe, găng tay và những sản phẩm công nghiệp.

năm 2018-2023 giá cao su lao dốc khiến nông dân trong nước chặt bỏ hoặc chuyển đổi cây trồng, diện tích khai thác cao su suy giảm. Kết quả, nguồn mủ nội địa không đủ cho nhu cầu chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm. Thực tế này buộc các doanh nghiệp phải tìm tới nguồn cung láng giềng. Mặt khác, việc nhập mủ thiên nhiên với giá cạnh tranh vẫn rẻ hơn chi phí tái mở rộng diện tích trong nước, đặc biệt là khi Thái Lan và Indonesia đã khống chế phần lớn thị phần khu vực.

Việt Nam đang nhập khẩu nhiều cao su từ Campuchia, vì thị trường này đang có nhiều lợi thế. Campuchia hiện đang có hơn 400.000 ha cao su. Trong đó, 100% diện tích tại một số dự án do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đã vào kỳ khai thác, từ đó góp phần tạo việc làm ổn định cho hơn 12.500 lao động địa phương. Đáng chú ý, nhờ chính sách mở cửa đất nông nghiệp, thuế ưu đãi và đường biên ngắn, mủ thô của Campuchia có lợi thế đặc biệt khi xuất khẩu sang các nhà máy ở Tây Ninh, Bình Phước của Việt Nam.

thực tế, đối với mặt hàng cao su, Thái Lan vẫn là đối thủ trực tiếp và lâu dài của Việt Nam. Theo Hiệp hội cao su Thái Lan, trong năm 2024, quốc gia này đứng thứ hai thế giới, với sản lượng 4,69 triệu tấn. Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện chiến lược tăng giá trị trên diện tích trồng, cũng như nâng giá trị xuất khẩu từ 7,9 tỷ USD lên 25,2 tỷ USD/năm.

theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, nếu tính cả các sản phẩm chế biết từ cao su và gỗ cao su thì kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 2024 đạt 10,2 tỷ USD.

về triển vọng trong năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng, vì nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại. Nguồn cung toàn cầu dự kiến vẫn thắt chặt, tuy nhiên xuất khẩu được dự báo tăng trưởng nhờ giá bán cao và thị trường châu Á ổn định.

theo các chuyên gia, nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng, nên phụ thuộc mạnh vào nhập khẩu. Ngoài Thái Lan, Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia về sản lượng, giá cả và tiêu chuẩn kỹ thuật.

để tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần tập trung vào chế biến sâu, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa thị trường, nhất là trong bối cảnh các tiêu chuẩn như EUDR từ EU tiếp tục được áp dụng.
 

Có thể bạn quan tâm

Top