CHÍNH PHỦ THỤY SĨ KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN GIẢM THỊT VÌ MÔI TRƯỜNG



735P3T.jpeg


Chính phủ Thụy Sĩ vừa đưa ra Chiến lược Khí hậu mới cho Nông nghiệp và Thực phẩm, trong đó nêu rõ những lợi ích của việc giảm tiêu thụ thịt đối với nước này. Chiến lược nêu rõ lượng khí nhà kính thải ra để sản xuất lương thực phải giảm 2/3 mỗi người vào năm 2050 khi so với mức năm 2020. Lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp trong nước phải giảm ít nhất 40% so với mức năm 1990.

🇨🇭
Chiến lược nêu rõ rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm thực vật và ít thịt sẽ “có lợi cho cả sức khỏe và môi trường”. Trong đó cũng đề cập rằng, so với hướng dẫn dinh dưỡng chính thức, mức tiêu thụ thịt trong nước quá cao, trong khi mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, trái cây và rau quả lại quá thấp.

Theo dữ liệu năm 2018, người Thụy Sĩ tiêu thụ trung bình 52,06 kg thịt từ động vật trên cạn mỗi năm – chủ yếu là thịt heo, thịt gia cầm và thịt bò; 8,72 kg cá và động vật có vỏ. Tức là mỗi người ăn khoảng 166g thịt mỗi ngày từ động vật trên cạn và dưới biển. Trong khi đó, mức tiêu thụ trái cây và rau quả trung bình hàng ngày chỉ là 3,6 phần – ít hơn mức khuyến nghị 5 phần một ngày. Văn phòng Liên bang về An toàn Thực phẩm và Thú y cho biết: “Hai đến ba phần thịt mỗi tuần là mức tối đa xét theo quan điểm sức khỏe. Chúng ta đang ăn nhiều gấp ba lần.”

Nông nghiệp chiếm 36% đất đai ở Thụy Sĩ, với phần lớn đất được sử dụng để chăn nuôi gia súc. Có khoảng 1,5 triệu con bò ở Thụy Sĩ, mặc dù số lượng bò hiện nay ít hơn so với những năm 1990. Chúng là nguồn phát thải lớn nhất trong nông nghiệp. Sự suy giảm số lượng gia súc trong ba thập kỷ qua đã giúp giảm lượng khí thải nông nghiệp của nước này.

🇨🇭
Theo một nghiên cứu gần đây, một số biện pháp chính sách nhất định nhằm giảm tiêu thụ thịt ở Thụy Sĩ được các bên liên quan chấp nhận nhiều hơn những biện pháp khác. Các chính sách có tỷ lệ tán thành cao nhất là những chính sách liên quan đến giáo dục cộng đồng về chế độ ăn uống bền vững và các biện pháp tự nguyện theo ngành. Các biện pháp như khuyến khích mọi người thay thế thịt và hạn chế thịt trong bữa ăn công cộng nhận được ít sự ủng hộ hơn.

Các bên liên quan này được rút ra từ khoa học và nghiên cứu, các tổ chức công cộng, các đảng phái chính trị, các tổ chức phi chính phủ, “các nhóm lợi ích” và ngành công nghiệp thực phẩm. Những người có quyền lợi trong sản xuất lương thực thường từ chối các biện pháp can thiệp sâu hơn để giảm tiêu thụ thịt, trong khi các tổ chức phi chính phủ và các nhóm nghiên cứu thì ủng hộ hơn.
©️
: Plant Based News
-----------------------
🌻
Đừng bỏ lỡ 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 thay đổi sang:
Cuộc sống xanh hơn
🌱

Khỏe mạnh hơn
💪🏻

Giúp đỡ mạng sống của nhiều loài động vật
🐷
🐥
🐟
🐄
 
Top