Don Jong Un
Xamer mới lớn

Nhiều người dân nuôi heo ở tỉnh Quảng Ngãi tố cáo chuyện họ phải chi tiền “lót tay” 600,000 đồng để tiêu hủy số heo chết do bệnh dịch tả heo Phi Châu.
Quảng Ngãi là một trong số 20 tỉnh, thành sau sáp nhập có dịch tả heo Phi Châu lan rộng và lượng heo chết do dịch tả được ghi nhận “tăng lên từng ngày.”
Tiêu hủy heo bị bệnh dịch tả tại tỉnh Quảng Ngãi. (Hình: Vạn Tượng/Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ hôm 19 Tháng Bảy dẫn lời một phụ nữ được nêu tên tắt là bà H. ở xã Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết ba ngày trước, một con heo trong đàn 10 con của gia đình có dấu hiệu mắc bệnh dịch tả và chết.
Bà báo cho trưởng thôn để nhờ trợ giúp tiêu hủy.
Sau đó, một đội thu gom đến nhà và một người trong số này yêu cầu bà đưa 600,000 đồng mới đưa xác con heo bệnh đi.
“Heo chết rồi, nếu để lại thì hôi thối, gây ô nhiễm và lây dịch bệnh cho hộ khác nên tôi đành phải nộp tiền,” bà H. nói.
Cùng lúc, bà TTT ở cùng địa phương, cho biết có người đến chở xác heo bệnh đi tiêu hủy và “tiện tay” thu 600,000 đồng.
Bà T. nói: “Heo chết, người nông dân trắng tay, giờ tiêu hủy cũng tốn tiền!”
Mức tiền “lót tay” tùy thuộc vào trọng lượng của con heo, con càng nặng thì phí càng cao.
Các đội thu gom và tiêu hủy heo chết do dịch tả heo Phi Châu tại Quảng Ngãi quy tụ những người có sức khỏe, dân quân và một số cán bộ tại địa phương.
Một giới chức ẩn danh của xã Nghĩa Hành cho biết “khá bất ngờ” khi biết chuyện người dân phải nộp tiền tiêu hủy xác heo bệnh.
Giới chức này khẳng định người dân “không phải chi trả bất kỳ chi phí hay khoản tiền nào cho việc thu gom, tiêu hủy xác heo bệnh.”
Tuy vậy, nhà chức trách “chưa thể xác định ai là người thu tiền.”
Phun khử trùng chuồng heo tại tỉnh Quảng Ngãi. (Hình: Vạn Tượng/Tuổi Trẻ)
Bản tin của hãng Reuters hôm 18 Tháng Bảy cho biết, bệnh dịch tả heo có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực tại Việt Nam.
Hồi năm 2023, Việt Nam đã phê duyệt việc sử dụng vaccine dịch tả heo Phi Châu đầu tiên do Việt Nam sản xuất, nhưng các quan chức cho biết tỷ lệ heo được chích vaccine vẫn còn thấp.
Một cán bộ thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chỉ khoảng 30% số heo tại tỉnh này được chích vaccine.
Nguyên do được cho là khả năng cung cấp vaccine có hạn hoặc địa phương không đủ chi phí.
Công ty AVAC Việt Nam, nhà sản xuất vaccine dịch tả heo Phi Châu, cho biết hồi tháng trước họ đã bán được 3 triệu liều vaccine ngừa dịch tả heo Phi Châu tại thị trường nội địa và xuất cảng 600,000 liều sang Philippines và Indonesia
Quảng Ngãi là một trong số 20 tỉnh, thành sau sáp nhập có dịch tả heo Phi Châu lan rộng và lượng heo chết do dịch tả được ghi nhận “tăng lên từng ngày.”

Báo Tuổi Trẻ hôm 19 Tháng Bảy dẫn lời một phụ nữ được nêu tên tắt là bà H. ở xã Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết ba ngày trước, một con heo trong đàn 10 con của gia đình có dấu hiệu mắc bệnh dịch tả và chết.
Bà báo cho trưởng thôn để nhờ trợ giúp tiêu hủy.
Sau đó, một đội thu gom đến nhà và một người trong số này yêu cầu bà đưa 600,000 đồng mới đưa xác con heo bệnh đi.
“Heo chết rồi, nếu để lại thì hôi thối, gây ô nhiễm và lây dịch bệnh cho hộ khác nên tôi đành phải nộp tiền,” bà H. nói.
Cùng lúc, bà TTT ở cùng địa phương, cho biết có người đến chở xác heo bệnh đi tiêu hủy và “tiện tay” thu 600,000 đồng.
Bà T. nói: “Heo chết, người nông dân trắng tay, giờ tiêu hủy cũng tốn tiền!”
Mức tiền “lót tay” tùy thuộc vào trọng lượng của con heo, con càng nặng thì phí càng cao.
Các đội thu gom và tiêu hủy heo chết do dịch tả heo Phi Châu tại Quảng Ngãi quy tụ những người có sức khỏe, dân quân và một số cán bộ tại địa phương.
Một giới chức ẩn danh của xã Nghĩa Hành cho biết “khá bất ngờ” khi biết chuyện người dân phải nộp tiền tiêu hủy xác heo bệnh.
Giới chức này khẳng định người dân “không phải chi trả bất kỳ chi phí hay khoản tiền nào cho việc thu gom, tiêu hủy xác heo bệnh.”
Tuy vậy, nhà chức trách “chưa thể xác định ai là người thu tiền.”

Bản tin của hãng Reuters hôm 18 Tháng Bảy cho biết, bệnh dịch tả heo có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực tại Việt Nam.
Hồi năm 2023, Việt Nam đã phê duyệt việc sử dụng vaccine dịch tả heo Phi Châu đầu tiên do Việt Nam sản xuất, nhưng các quan chức cho biết tỷ lệ heo được chích vaccine vẫn còn thấp.
Một cán bộ thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, chỉ khoảng 30% số heo tại tỉnh này được chích vaccine.
Nguyên do được cho là khả năng cung cấp vaccine có hạn hoặc địa phương không đủ chi phí.
Công ty AVAC Việt Nam, nhà sản xuất vaccine dịch tả heo Phi Châu, cho biết hồi tháng trước họ đã bán được 3 triệu liều vaccine ngừa dịch tả heo Phi Châu tại thị trường nội địa và xuất cảng 600,000 liều sang Philippines và Indonesia