Vị huynh đài này nói hay quá. Xin phép được trao đổi.
Nhà tau từ bé đã hướng tau theo phật, vì tau khó sinh, lại đúng tuổi thiên đế, nên hướng phật để được bề trên che chở.
Tuy nhiên, càng lớn thì tư duy càng khác đi, kiến thức nó cũng rộng hơn.
Cá nhân tau tự nhận thấy, thiên địa này có vô số đạo, trắng đen, âm dương, đúng sai, hay kể cả Thiện và Ác, nó luôn có trong mỗi người. Đm đang ngồi tu mà bị muỗi chích, có phải lấy tay đập cái đét ko. Thiện, Ác, ta cho rằng nó đúng, là điều phải làm, thì nó sẽ là đúng cho dù đó là Thiện hay Ác. Nhưng sự hợp lý đối với bản thân mình lại khác với những kẻ khác. Vậy nên, tau hoàn toàn đồng ý với huynh đài: "tự tu tự chứng".
Còn về Nghiệp báo, nhân quả, nó như kết quả của những hành động ở thời điểm hiện tại tác động tới tương lai. Như hiệu ứng cánh bướm vậy. Nó là một chuỗi logic và có thêm phần "ngẫu nhiên" đưa tới những kết quả không thể ngờ tới. Có nhiều thứ tau ko thể giải thích được, ví dụ như Linh hồn sau khi chết, các nguồn năng lượng sống (dương) và năng lượng âm, ảnh hưởng qua lại tới người sống người chết như nào, thật sự rất khó giải thích, hoặc nó nằm ở một quy luật vật lý khác giống như năng lượng tối và Vật chất tối vậy.
Tau cũng tin vào một điều, trường năng lượng xung quanh sẽ làm ảnh hưởng tới năng lượng sinh học của chính mình. Tốt, xấu, mẫn tiệp, khỏe mạnh hay yếu đuối, cũng phần nhiều ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng xung quanh.
Mạn bàn chút vài vấn đề theo ngu kiến
"Cá nhân tau tự nhận thấy, thiên địa này có vô số đạo, trắng đen, âm dương, đúng sai, hay kể cả Thiện và Ác, nó luôn có trong mỗi người. Đm đang ngồi tu mà bị muỗi chích, có phải lấy tay đập cái đét ko. Thiện, Ác, ta cho rằng nó đúng, là điều phải làm, thì nó sẽ là đúng cho dù đó là Thiện hay Ác. Nhưng sự hợp lý đối với bản thân mình lại khác với những kẻ khác. Vậy nên, tau hoàn toàn đồng ý với huynh đài: "tự tu tự chứng".
"Còn về Nghiệp báo, nhân quả, nó như kết quả của những hành động ở thời điểm hiện tại tác động tới tương lai. Như hiệu ứng cánh bướm vậy. Nó là một chuỗi logic và có thêm phần "ngẫu nhiên" đưa tới những kết quả không thể ngờ tới. Có nhiều thứ tau ko thể giải thích được, ví dụ như Linh hồn sau khi chết, các nguồn năng lượng sống (dương) và năng lượng âm, ảnh hưởng qua lại tới người sống người chết như nào, thật sự rất khó giải thích, hoặc nó nằm ở một quy luật vật lý khác giống như năng lượng tối và Vật chất tối vậy."
Tạm giải thích 2 ý này thành 1:
+ Thiện nghiệp và bất thiện nghiệp: Thiện nghiệp là những việc lành, việc tốt. Nhưng định nghĩa như thế nào là việc tốt? Việc tốt có phải là thấy người gặp nạn ra tay cứu giúp? Cái này là điển hình. Nhưng mà trăm người, ngàn người ra tay cứu giúp khi có người gặp nạn, thì tại sao không phải tất cả những người đó đều gặt hái được thiện nghiệp, mà chỉ một số thôi? Vậy thì thiện nghiệp nó hoạt động như thế nào?
- Khi làm một điều gi tốt đẹp, tâm của chúng ta ngay tại sát na đó, khởi lên sự hoan hỷ, hân hoan và ấm áp, và cái trạng thái tâm lúc đó nó kéo dài sự niềm hạnh phúc đó, khi đó thiện nghiệp được đạt thành. Điều này có thể lý giải được vì sao nhiều người làm việc thiện, nhưng tâm làm lúc đó nó không phải vì muốn làm xuất phát từ tâm, mà do hoàn cảnh bắt ép, thì khi đó các vị ấy không đạt được thiện nghiệp, trái lại, tâm lúc đó phát sinh sự bất thiện nghiệp, dẫn đến bất thiện nghiệp đeo bám và không còn hoan hỷ khi làm việc thiện.
- Tương tự, bất thiện nghiệp làm điều không tốt, và tâm lúc đó không trong trạng thái hoan hỷ, ấm áp thì nó dẫn đến bất thiện nghiệp. .
- Khi kết hợp cả 2 thì sao? Vi dụ, giết gà chó, hành động đã phạm vào giới sát sinh, đây là hành động bất thiện nghiệp, chắc chắn sẽ dẫn đến quả của bất thiện nghiệp. Nhưng trạng thái tâm lúc đó, nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ quả mà bản thân m sẽ gặt. Nếu như tâm lúc đó hưởng thụ cái cảm giác giết chóc sinh mạng, cảm giác như một con quỷ, thì có thể tin rằng, quả bất thiện nghiệp nó sẽ rất nặng. Ngược lại, nếu tâm lúc đó đau xót, bởi vì một vài lý do mà chính bản thân vô minh chưa tìm được cách giải quyết, dẫn đến việc ra tay giết hại, hoặc vô tình sát hại, thì khi đó, quả của bất thiện nghiệp này có thể được kéo lại, không chịu mức độ xấu nhất.
- Nên tâm khi hành động luôn là điều quan trọng. Do đó, hãy luôn quan sát tâm.
+ Từ thiện nghiệp và bất thiện nghiệp trên, ta suy ra nhân quả vận hành. Như Thích Ca có nói "Nguồn gốc nhân quả không thể giải thích được". Việc này chỉ có thể thấy được, khi một người hành thiền và đạt đến tứ thiền. Khi bản thân họ có thể thấy được quá khứ nhân của mình, thì họ sẽ hiểu được cách vận hành. Nôm na như thế này, m tưởng tượng, quả của thiện nghiệp là mực nước trong cái bình A, quả của bất thiện nghiệp là mực nước trong cái bình B. Khi m làm điều tốt (theo lý giải thiện nghiệp ở trên), thì m sẽ vào bình A, tương tự là bình B. Và hai cái bình này, nó sẽ đi song song với cuộc đời này của m, do m tích tụ từ các kiếp.
- Ví dụ m trong các kiếp trước 1 2 3 làm rất nhiều việc tốt, cứu mạng nhiều người, dâng hoa cúng Phật, xây chùa xây trường v.v. thì khi tái sinh vào kiếp 4, m sẽ được hưởng cái quả này từ các 1 2 3, nếu tái sinh thanh người, có thể giàu có, làm quan, làm vua. Và nếu trong kiếp 4, m vẫn làm điều tốt, và vẫn hưởng chưa hết trong 1 2 3, thì sẽ cộng dồn vào 5. Điều này cũng lý giải vì sao, nhiều con chó sinh ra là pet của tỷ phú, hoặc gia đình giàu có. Vì khi m tái sinh không làm người, mà làm súc vật, thì vẫn được hưởng những quả của các kiếp 1 2 3.
- Nhưng mà nếu trong kiếp 4 này, khi tái sinh làm người, m làm điều ác tán tận lượng tâm, như ăn hối lộ, giết người, nhưng vì các quả thiện nghiệp trong 1 2 3, nó vẫn đang trổ trong kiếp 4 này, thì không thể bắt m phải chịu cái quả bất thiện nghiệp ngay lập tức được, nó còn phải chờ đủ nhân duyên để "chín". Và hai cái bình A, B này sẽ hoạt động song song nhau. Nhưng nhớ, các quả trong 2 cái bình, nếu đã trổ thì nó trổ rất mạnh. Nên nhiều người "cờ đến tay là phất", nhưng cũng nhiều người từ khi sinh ra đã không còn cha mẹ, nghèo mà không còn gì để nói, bệnh tật xui rủi khắp người. Nếu m gặp nhiều hoàn cảnh, và chiêm nghiệm thì có thể xem xét ý kiến của t có đúng hay không.
- Còn một điều nữa, sinh mạng của những loài vật nhỏ, tương đương linh hồn nó không lớn, thì nghiệp báo có lẽ cũng không nhiều. Nhưng đừng vì điều đó mà lạm sát. Nếu m giết một con muỗi, vì con muỗi này nó cứ cắn con m hoài làm nó đau khó chịu, m phạm giới sát sanh, nhưng có thể tâm m lúc đó không muốn giết nó, thì tự nhiên 2 cái bình nó + - thế nào là quy định của nó. Nhưng nếu m giết con muỗi chỉ để thỏa đam mê, thì chắc là duy nhất cái bình B của m nó sẽ được +.