Để “100 chuyên gia hàng đầu được thu hút” thực sự “đáng đồng tiền bát gạo”

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
hq720nn76.jpg

1. THỰC TẾ VÀ QUYẾT LIỆT

Tại Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2025 thực hiện nghị quyết 57, TBT Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số’ đã có các quyết định [1]:

– “Giao cho Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng tiêu chí, quy chế quản lý, chế độ làm việc, đãi ngộ và quy trình tuyển dụng tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng để triển khai các hệ thống chiến lược, các sáng kiến đột phá theo kế hoạch hành động chiến lược; báo cáo thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương cho ý kiến trước khi trình Thủ tướng xem xét, quyết định trong tháng 7”;

– “Giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng đề án phát triển, trọng dụng nhân tài, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành phục vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; triển khai chiến lược thu hút nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Hoàn thành trong tháng 9-2025”;

– “Giao cho Bộ Tài chính, trên cơ sở đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí đủ ngân sách nhà nước cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để đạt mục tiêu nghị quyết 57”;

– “Yêu cầu các bộ các cơ quan, phải chủ động tìm kiếm, phát hiện và đề xuất các ứng viên tiềm năng cho các vị trí tổng công trình sư, kiến trúc sư trưởng, bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế có uy tín”;

– “Có chính sách đãi ngộ đặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc) để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc”;

– “Yêu cầu xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu để chậm trễ không có lý do chính đáng”.

Các quyết định trên của TBT Tô Lâm có tính thiết thực, với thời hạn cụ thể, thể hiện sự hành động quyết liệt. Không nói nhiều về các lý thuyết viển vông mà thực tiễn hàng trăm năm của loài người đã bác bỏ; Đề cao hành động thực tiễn; Nhờ cậy vào các nhân tố quyết định tiến bộ của nhân loại là khoa học kỹ thuật và công nghệ, TBT Tô Lâm đang có những bước đi thể hiện sự triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia [2].

2. MÔI TRƯỜNG LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH

Nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Phúc Trạch mang đi nơi khác trồng không cho quả ngọt như ban đầu là do thuỷ thổ. “Người nước Tề ở nước Tề không trộm cắp mà sang nước Sở trộm cắp là bởi phép trị quốc” [3]. Cỏ cây động vật, con người – tất cả đều phụ thuộc vào môi trường. Bầu khí quyển bị vá vỡ, loài người cũng không thể tồn tại. Vì thế cả nhân loại đang đấu tranh chống biến đổi khí hậu, vì một môi trường có chất thải carbon bằng không.

Thu hút ít nhất “100 chuyên gia hàng đầu” từ nước ngoài về Việt Nam làm việc là một bước tiến về quan điểm và là một hành động thiết thực cụ thể về trọng dụng người tài. Khác với nhiều người, trong lời nói thì khát khao có nhân tài, mà trong hành động thì loại bỏ.

Nhưng “thuỷ thổ” mới là nhân tố quyết định. Cá voi, cá mập, dù to khoẻ đến đâu, đem vào ‘Biển chết’ đều không thể sống được. Các nhà khoa học giỏi ở Hoa Kỳ hay châu Âu nếu về Việt Nam mà môi trường khoa học Việt Nam không thay đổi, thì sự hữu ích sẽ bị trói buộc.

Thay đổi môi trường cho các nhà khoa học không chỉ nhà ở, lương cao, phương tiện kỹ thuật và tài chính cho chính họ hay chỉ một chu vi ép-xi-lon xung quanh họ. Thay đổi trong phạm vi nhỏ hẹp như vậy thì 100 nhà khoa học hay đông hơn nữa cũng không xoay chuyển được tình hình. Còn buồn hơn, sớm hay muộn họ sẽ bị môi trường đồng hoá, đào thải. Những người tài theo cụ Hồ về nước trong giai đoạn đầu của nước VNDCCH là một thực tế để suy ngẫm.

3. SỐ ĐÔNG MỚI LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH

Chính sách thu hút ít nhất “100 chuyên gia hàng đầu” là bước đi quan trọng ban đầu. Nhưng cần mở rộng điều kiện này ra cho toàn bộ người tài trong nước. Muốn có được bước “vươn mình” thực sự, cần thay đổi môi trường cho toàn xã hội. Chỉ khi toàn bộ xã hội, bất cứ ai cũng được đối xử bình đẳng trong trọng dụng nhân tài, thì lúc đó nội lực xã hội mới có cơ hội bùng phát.

Cũng là người Việt Nam, nhưng ra nước ngoài thì trở thành người tài, mà ở trong nước thì không nổi trội. Đó là do môi trường quyết định. Nếu môi trường Việt Nam cũng giống như môi trường nước ngoài, thì không chỉ vài triệu người ra đi, mà cả 100 triệu người ở Việt Nam đều có cơ may toả sáng.

4. MUỐN NGƯỜI TÀI HỮU ÍCH, CẦN THỦ TRƯỞNG TÀI HƠN

Muốn sử dụng được người tài cần thủ trưởng là người tài hơn.

Nhưng làm sao thủ trưởng các bộ, các cơ quan của Việt Nam giỏi hơn những người tài từ nước ngoài được thu hút về, hay chí ít là ngang bằng?

Đừng biện hộ rằng đã đã có quy chế. Quy chế không bao quát hết tác nghiệp. Mọi hành động đều có phạm vi hạn chế và đều bị ràng buộc bới cấp trên có thẩm quyền. Các chính sách do người tài đưa ra phải có người tài hơn ở cấp trên nhận biết.

Cho nên, trước khi thu hút người tài từ nước ngoài về làm việc, không thể không giải quyết bài toán tìm người tài đảm đương các bộ, các các ban ngành trung ương.

Ở phương diện này, chưa phát hiện ra điểm khác biệt.

5. BÀI TOÁN THEN CHỐT

Giống như câu ngạn ngữ “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”, bài toán then chốt là bài toán “Điểm nghẽn thể chế”. TBT Tô Lâm đã nhìn thấy “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” “thể chế”[4].

Đã thấy tất có đối pháp.

Bao giờ?

Trăm triệu người dân đang đợi chờ thời điểm “vén mây mù để trông thấy trời xanh
 

Có thể bạn quan tâm

Top