Đỗ Đức Duy: Bộ Trưởng bị CSVN ‘trảm’ đầu tiên

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
Do-Duc-Duy.jpg

Ông Đỗ Đức Duy. (Hình: báo Thanh Niên)
“Vắt chanh bỏ vỏ” trong chính trị có thể được xem là thủ đoạn khôn ngoan, tàn nhẫn và cơ hội, việc Thủ Tướng Phạm Minh Chính ký quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Môi Trường (NN&MT) cho ông Trần Đức Thắng, loại bỏ đương kim Bộ Trưởng Đỗ Đức Duy chính là bước đi đầy toan tính. Ông Duy cũng là bộ trưởng bị CSVN “trảm” đầu tiên sau cải tổ hệ thống chính trị.

Chiều ngày 17 tháng Bảy năm 2025, Thủ Tướng Phạm Minh Chính của CSVN ký quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ NN&MT cho ông Trần Đức Thắng hiện đang giữ chức phó tổng Thanh Tra Chính Phủ. Quyết định này được đưa ra sau khi bộ trưởng đương nhiệm của bộ này là ông Nguyễn Đức Duy bị Bộ Chính Trị CSVN kỷ luật cảnh cáo do vi phạm nghiêm trọng khi làm lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Đồng thời trong cùng ngày, Chủ Tịch Nước Lương Cường cũng ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ bộ trưởng của ông Duy cho đến khi Quốc Hội chính thức phê chuẩn việc miễn nhiệm theo đúng trình tự.

Như vậy, ông Đỗ Đức Duy trở thành ủy viên Trung Ương đầu tiên bị kỷ luật cách chức bộ trưởng sau khi CSVN thực hiện cải cách bộ máy hành chính, sáp nhập hệ thống chính trị. Điều này không đơn thuần chỉ xử lý cán bộ vi phạm thông thường mà nó còn mang hơi hớm việc CSVN tái cơ cấu quyền lực trước Đại Hội Đảng XIV.


Quá trình xử lý được tiến hành nhanh chóng, đây là cách CSVN thể hiện uy tín trước người dân, đồng thời tăng cường thanh tra, giám sát và sớm ổn định bộ máy Bộ VV&MT. Điều này dễ thấy ở chỗ, thông thường quy trình xử lý kỷ luật ủy viên Trung Ương Đảng có thể kéo dài vài tháng và phải qua nhiều thủ tục mới đi đến kết luận, đằng này việc phế truất ông Duy và đưa ông Thắng thế chỗ chỉ diễn ra trong vòng một ngày, cho thấy kịch bản này đã được giới “chóp bu” CSVN chuẩn bị từ trước, như thể họ đang chạy đua nhân sự nhằm chiếm ưu thế nhiệm kỳ tới.

Ngoài ra, quyền Bộ Trưởng Trần Đức Thắng có điểm xuất phát từ ngành tài chính, chưa có kinh nghiệm quản lý lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, đặc biệt có nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến đất đai. Vậy tại sao giới “chóp bu” CSVN không chọn người trong ngành mà lại chọn ông Thắng? Rõ ràng họ muốn tập trung quyền lực về Trung Ương, đưa người ở Trung Ương về quản lý địa phương, chặn đường phát triển nhóm lợi ích địa phương.

Bản thân ông Thắng cũng không phải là người tầm thường, quan lộ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ một số cá nhân ở Bộ Chính Trị.

Vào năm 2022, ông được Bộ Chính Trị chỉ định làm bí thư tỉnh Hải Dương (nay sáp nhập vào TP.Hải Phòng), chính bà Trương Thị Mai-một người đầy quyền lực trong công tác cán bộ lúc bấy giờ là bí thư Trung Ương Đảng trao quyết định. Tiếp đến, ngày 1 Tháng Bảy vừa qua, Thủ Tướng Phạm Minh Chính ký quyết định điều động ông Thắng về Thanh Tra Chính Phủ, và Thủ Tướng Chính thay mặt Bộ Chính Trị ký quyết định giao quyền bộ trưởng Bộ NN&MT cho ông Thắng.

Dù bà Mai giờ đã về làm “người tử tế”nhưng qua đó cho thấy, chí ít hai trụ cột có sức ảnh hưởng mạnh ở Bộ Chính Trị “chống lưng” cho lộ trình chính trị của ông Thắng. Ông Thắng năm nay 52 tuổi, có thể là nhân tố quan trọng mà Thủ Tướng Chính nhắm đến tại Đại Hội Đảng XIV. Hiện ông Thắng đang là quyền bộ trưởng nhưng nhiều khả năng, với sự hậu thuẫn này thì ông Thắng sẽ được Quốc Hội phê chuẩn giữ chức bộ trưởng sau đại hội Đảng XIV, hoặc cũng có thể trở thành phó thủ tướng khối nội chính. Đây là bước đi chiến lược của Thủ Tướng Chính, bảo đảm sức mạnh trước các đối thủ ở đại hội.

Quay trở lại trường hợp kỷ luật ông Đỗ Đức Duy. Lộ trình chính trị của ông Duy là cán bộ nguồn địa phương Yên Bái. Vào năm 2017, Thanh Tra Chính Phủ phát hiện nhà vợ chồng Phạm Sỹ Qúy, cựu giám đốc sở Tài Nguyên& Môi Trường xây dựng trái phép hàng ngàn mét vuông đất tại phường Minh Tân (TP.Yên Bái). Ông Duy lúc bấy giờ là chủ tịch tỉnh đã xử lý chậm trễ, có phần bao che sai phạm, lợi ích nhóm và không tuân theo chỉ thị của Thanh Tra Chính Phủ gây phẫn nộ dư luận. Thế nhưng, ông Duy sau đó vẫn được cân nhắc lên giữ chức bộ trưởng. Cục diện chính sự Việt Nam hiện đang có nhiều thay đổi và biến động, ông Duy mới trả giá cho những sai phạm ở quá khứ của mình.

Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật ông Duy ngay thời điểm chỉ còn khoảng 6 tháng nữa là CSVN tổ chức đại hội, đây là lúc các phe nhóm trong nội bộ Đảng đang chạy nước rút cho việc sắp xếp nhân sự cấp cao, bất kỳ thay đổi cán bộ cấp cao nào cũng bị coi là có dấu hiệu thanh trừng nội bộ, đấu đá quyền lực, tranh giành ảnh hưởng chính trị. Thủ Tướng Phạm Minh Chính đang là người tổ chức lại nhân sự các bộ -ngành thuộc phe cánh Chính Phủ, để chắc suất tái đắc cử ghế thủ tướng nhiệm kỳ mới, ông Chính thừa hiểu phải chốt người phe cánh chiếm vị trí trước và sau đó kiểm soát không để xảy ra chống đối, đảm bảo đội ngũ nhân sự đi theo quỹ đạo mong muốn của mình cho đến khi đại hội diễn ra.

Mặc dù Bộ Trưởng Đỗ Đức Duy thuộc sự quản lý của thủ tướng, nhưng ông này hiện bị Bộ Chính Trị kỷ luật, về nguyên tắc thủ tướng cũng phải tuân thủ quyết định của Bộ Chính Trị. Ở hoàn cảnh hiện tại, ông Chính cũng không dám mạo hiểm với rủi ro chính trị để bảo vệ ông Duy. Chưa hẳn là “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng thay vì bảo vệ nhân sự cũ có tai tiếng, bất lợi, ông Chính chọn cách đưa người mới là ông Thắng lên để củng cố phe nhóm, bảo đảm lợi ích cá nhân. Đây là bước đi chiến lược hòng lấy sự tín nhiệm từ Trung Ương Đảng của ông Chính, vừa trừng trị cán bộ sai phạm, minh bạch hoạt động Chính Phủ vừa thiết lập mạng lưới phe nhóm phù hợp trong hoàn cảnh mới, đầy căng thẳng.

Nhìn tổng thể, quyết định thay đổi nhân sự ở Bộ NN&MT là những hoạt động chính trị nhằm chuẩn bị cho cuộc chạy nước rút tại đại hội Đảng. Câu hỏi đặt ra, liệu CSVN có thành công với chiến lược tập trung quyền lực về Trung Ương, dọn sạch sẽ nhóm lợi địa phương và mở ra thời kỳ cai trị mới hay không?
 
1/200 thằng trung ủy đéo ăn thua!
3/4 Tứ trụ Chủ tịch còn bị ép nghĩ cách chức thì thằng thượng thư trung ủy cho là cái đinh gì hết!
Quá bình thường!
Nguyễn Xuân Anh Bí thư Đà Nẵng cũng chỉ cần đi cái xe Avalon là đủ lột mũ mão đuổi khỏi hội nghị Ba Đình rồi!
 

Có thể bạn quan tâm

Top