Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Theo mình tự đánh giá, mình càng gần người Việt (nói cho rõ hơn, người Việt ở Việt Nam), thì vốn từ vựng tiếng Việt của mình càng tăng lên rất nhiều. Nhưng song song với lợi ích này, mình cũng tự cảm nhận là mình càng ngày càng có đủ thứ lộn xộn trong tư tưởng. Những lộn xộn này, mình đã có nêu ra nhiều lần, nhưng cũng viết lại hôm nay, để ví dụ nếu có ai đó bên Mỹ, ví dụ như bạn, cũng như mình, mê văn hóa Việt, và muốn sinh hoạt cùng với người bên Việt Nam, nên để ý:
(1) Từ khi mình gọi người bên Việt Nam có ăn học là "thầy", mình dần dần đọc nhiều tác phẩm của các "thầy" ở Việt Nam, và đánh giá là, với mớ kiến thức sơ đẳng và lệch lạc nhiều như thế của họ, nếu ở bên Mỹ, thì mớ kiến thức này, chúng chỉ là ở bậc sinh viên đại học mà thôi, thế mà ở Việt Nam, họ đã được gọi là tiến sĩ hay nhà giáo nhân dân gì đấy. Họ viết sai, viết bậy, viết tán láo nhiều quá. Vậy bạn nên cẩn thận, bằng cấp bên Việt Nam, hoàn toàn không như bên Mỹ, tức là học phải có hành và có kiến thức chuyên nghiệp hẳn hoi. Có khi kiến thức tiến sĩ bên Việt Nam còn thua cả người thường dân bên Mỹ.
(2) Người Việt (tại Việt Nam) dùng tiếng Việt thậm xưng hoặc nói sai đi (bậy) khủng khiếp. Ví dụ câu nói cửa miệng của hầu hết người Việt Nam gọi cuộc nổi dậy Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, và hầu như cuộc nổi dậy nào cũng là "khởi nghĩa" cả. Bên Mỹ, viết và luận về sử mà viết a Righteous Uprising (Một cuộc khởi nghĩa), người ta cười vô đầu và có khi yêu cầu tác giả ấy về học lại cách viết nghiên cứu sử, đúng không bạn ? Vậy mà ở Việt Nam, nơi nơi đâu đâu người người đều dùng cụm từ "khởi nghĩa" rất tự nhiên, từ tiến sĩ cho tới kẻ chăn vịt, từ cụ già cho đến trẻ em. Không hiểu họ có hiểu nói và viết như thế này, là bất bình thường không ? Nhưng chắc là chế độ ******** bên ấy đã dạy họ nói và viết từ nhỏ như thế, nên họ dùng rất ư là bình thường, và họ thấy rất bình thường và theo họ, bất bình thường là khi chúng ta gọi cuộc nổi dậy Tây Sơn là cuộc nổi dậy Tây Sơn đấy chứ.
(3) Người Việt khen tiếng Việt của người Việt rất đẹp và phong phú. Nhưng nếu đúng tiếng Việt thật phong phú, thì tại sao ở Việt Nam, ngay mấy hôm nay vào cuối tháng 2 năm 2021, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ viết có một lá thơ khen ngợi anh Nguyễn Ngọc Mạnh, mà lá thơ ấy lại đầy sự lủng củng câu từ như thế (ví dụ tại sao ông đã viết "thân gởi em Nguyễn Ngọc Mạnh" mà trong phần nội dung ông lại viết "Tôi rất xúc động được biết tin ... em Nguyễn Ngọc Mạnh". Viết như thế này là cho 2 nhơn vật khác nhau đọc à ? Rồi lại còn thư thì gởi cho em Nguyễn Ngọc Mạnh mà lại có nhắn cho UBND TP Hà Nội). Nếu một người đứng đầu chính phủ Việt Nam mà còn chưa hiểu rõ cách viết thư đúng sai nên như thế nào, thì liệu người dân Việt (tại Việt Nam ngày nay) có đủ trình độ để hiểu tiếng Việt đẹp và phong phú như họ ca tụng không ? Người Việt nên xấu hổ đó chứ, vì hóa ra, các thế hệ tiếp theo của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày càng tụt hậu về Việt ngữ. Một cán bộ cấp cao nhất nhì đất nước, mà viết một lá thơ bằng Việt ngữ có đầy vấn đề như thế, đó là cả một sự thất bại to lớn của kế hoạch "trăm năm trồng người" mà ông Hồ Chí Minh năm xưa đã nêu ra. Đây không là câu chuyện cười tiếu lâm, mà là sự xấu hổ cho cái gọi là "tiếng Việt giàu và đẹp" mà thầy cô Việt Nam, lúc nào cũng ra rả dạy con nít như thế cả. Thế các thầy cô Việt Nam có thấy xấu hổ không ?
(4) Người Việt có rất nhiều các dịch giả, học giả, tiến sĩ, v.v ai cũng cho họ là cái rốn của vũ trụ cả. Ngoài mặt thì họ viết là muốn học hỏi, rất khiêm tốn, nhưng thật ra bọn họ đã sống lâu như những ông bình vôi, trong cái xã hội ngu dốt tự mình làm vua chột trong một cõi mù, nên ai nói đụng đến họ, họ đều biện hộ đủ thứ cả, mà sự biện hộ ấy, nó có mặt chắc là do từ xưa đến giờ, họ chỉ viết cho những con bò đọc, chứ ít khi nào các tác phẩm của họ được con người đọc và phê bình cả, nên họ dị ứng khi bị phê bình chăng ? Một ví dụ mình nêu ra là chúng ta có rất nhiều các học giả bàn về địa danh miền Nam với các lý giải này nọ, nhưng 99% bọn họ bẻ nửa chữ Hán Nôm cũng không biết, thế mà họ cũng đòi lý giải địa danh (trường hợp Lê Trung Hoa). Còn 1% còn lại thì chỉ có thể lý giải theo cách lý giải cá nhân của họ, chứ cũng chẳng có theo phép tắc hay chứng cớ gì cả. Ấy thế mà những lý giải như thế, cũng được viết thành sách, thành báo, rồi được tung hô khen ngợi như là các phát hiện rất vĩ đại. Có phải người ta sống trong cái xã hội giả dối nên con người của họ, cũng từ lương thiện mà thành ra đầy tự ti và giả dối cùng xu nịnh như thế chăng ? Điều này, tức sự thích thú được khen tặng nhưng dị ứng với phê bình, mình thấy ngay cả mình cũng có sau khi sinh hoạt trao đổi học thuật cùng người Việt tại Việt Nam, ví dụ thời nay mình cũng cảm thấy xấu hổ khi viết sai, nhiều khi không bình thản như thời xưa, là lúc mà mình rất thích biết mình sai. Biết sai nên mình bây giờ đang ráng sửa và trở lại với bản sắc bình thản vô tư thời xưa. Phải chăng khi con người ta bước vào một xã hội học thuật đầy giả dối, ngu dốt và xu nịnh như thế, họ đã thành ra con người mất tư cách như thế ? Các bạn có bước vào sinh hoạt tranh luận học thuật cùng người bên Việt Nam, nên để ý việc này, đừng để mất đi sự lương thiện và có đạo đức của người Việt mình bên Mỹ nha bạn. Con người ta mà không còn sự lương thiện và sống thật với lòng, với Trời Đất, họ chỉ còn là một cái vũng bùn gây hại cho xã hội thôi bạn.
(5) Ở Việt Nam hoàn toàn không có tầng lớp độc giả, chỉ có tác giả và những con bò. Tác giả là những kẻ có thể có kiến thức thật sự, hay những kẻ kiến thức như nước chảy đầu vịt, viết sách để đi DẠY thiên hạ, chứ không hẳn viết để thỏa mãn và học hỏi từ thiên hạ. Còn những con bò là những kẻ lúc nào cũng tự ca tụng mình đọc sách rất nhiều, rất thích đi chợ sách, rất thích mua sách, rất thích nghiên cứu, nhưng họ có hiểu sách (sử / địa lý) viết đúng sai, thiếu đủ gì không, thì chả ai biết, nhưng người ta biết, những con bò ấy, lúc nào cũng khen là mình có sách này, sách nọ, nhưng không thể nào đọc và chia sẻ cho mọi người biết sách ấy có đáng để đọc hay là không. Những con bò thì chỉ là con bò. Con bò ăn cỏ để người ta bắt đi cày bừa rồi làm thịt, chứ có ai đi hỏi con bò trí thức hay kiến thức đâu ? Nên không hiểu những con bò ấy đọc sách làm gì ?
(6) Người Việt rất thông minh và mình tin là, họ cần phải đi ra khỏi Việt Nam, sống tách rời khỏi cái xã hội Việt Nam thời nay, để trở thành một con người có ích cho thế giới và xã hội. Sống ở Việt Nam có thể làm người có ích cho xã hội và thế giới không ? Có thể đó chứ, nhưng những rào cản từ xã hội và nhất là từ những con người nhỏ nhen sống trong cái xã hội bon chen ấy, là bước rào cản không cho người ta có thể vươn lên làm một con người lương thiện có ích cho xã hội. Ta chỉ cần nhìn vào thực trạng một thầy người Việt ngoài Bắc đi tu nghiệp nước ngoài bên Châu Âu, viết một luận án tiến sĩ rất đáng tự hào, thế mà về Việt Nam, ông lại tham gia vào việc dịch bậy và viết sách nghiên cứu cắt xén lừa đảo, và giờ đây ông có chức lớn trong một tổ chức Đại Học Hà Nội ngoài Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, theo mình hiểu, để một nhà trí thức có thể vươn lên trong chức vụ, và vẫn giữ được lòng lương thiện, và vẫn còn có đạo đức, là điều không tưởng. Có thể cái xã hội Việt Nam cần 1 ông lớn và gia đình ông ta cần ông, nhưng độc giả người Việt như mình và thế giới đâu có cần. Người trên thế giới đã có quá đủ vấn đề của họ trên thế giới, họ đâu có cần đi theo một gã lưu manh trí thức người Việt để học hỏi. Có thể xã hội Việt Nam cần những con người như thế để đào tạo ra một thế giới trí thức tiếp tục lưu manh như thế, chứ thế giới đâu ai cần thêm các thế hệ trí thức lưu manh đâu bạn. Nên mình tin là, dù có cây quýt ngọt ở bên Mỹ, mà đem về Việt Nam trồng, nó cũng trở thành quýt chua mà thôi. Việt Nam đâu có ai khuyến khích việc người ta phải bảo vệ đạo đức, bảo vệ kiến thức, bảo vệ quyền được đọc và học đúng và đủ khi đọc và nghiên cứu sách. Những thứ ấy, ở xã hội phương Tây, nó tự nhiên như là hít thở không khí vậy. Còn ở Việt Nam, như đã viết, làm gì có những quyền ấy. Xã hội Việt Nam chỉ có các tác giả và những con bò.
Mỗi ngày nhìn con của mình (tức cậu Mickey), mình lại thấy rõ sự quyết tâm việc mình phải dạy con thành một người Việt bên Mỹ "đàng hoàng". Mickey không thể nào lớn lên trong ảo tưởng rằng là nó được thừa hưởng bao nhiêu cái đẹp của ông cha người Việt, ít nhất là về mặt đạo đức. Mình không biết các bạn có lúc nào cũng tự hào gì về ông cha người Việt không, chứ mình thấy thế hệ người Việt trước mình, cùng với mình, và sau mình, mình càng đọc những gì họ viết và hành động, càng xấu hổ. Ở Việt Nam ngày nay, người ta đạo văn, người ta ngu dốt, người ta lưu manh, nhưng người ta vẫn được tôn là thầy, là tiến sĩ, là nhà giáo nhân dân. Đó như là một dạng ung thư văn hóa, ung thư vào tận gan ruột của người Việt ngoài này. Nếu đúng những con người như thế mà có thể được tôn xưng là thầy, và khi ta nói ra, thì cả xã hội ai cũng chỉ cười dạng "mặc kệ nó", họ cho là xã hội như thế, họ không có trách nhiệm làm cho xã hội ấy tốt hơn, thì liệu một xã hội như thế với những con người trí thức thờ ơ và vô trách nhiệm với các vấn đề đạo đức và văn hóa trong xã hội như thế, bạn mà làm bạn, rất nên cẩn trọng, và bạn rất nên nghĩ kỹ lại và tự phòng thủ lấy mình, như ông bà mình dặn vậy "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" đó bạn ...
Trưa tháng 3 năm 2021 @ San Jose, California
Brian
Theo mình tự đánh giá, mình càng gần người Việt (nói cho rõ hơn, người Việt ở Việt Nam), thì vốn từ vựng tiếng Việt của mình càng tăng lên rất nhiều. Nhưng song song với lợi ích này, mình cũng tự cảm nhận là mình càng ngày càng có đủ thứ lộn xộn trong tư tưởng. Những lộn xộn này, mình đã có nêu ra nhiều lần, nhưng cũng viết lại hôm nay, để ví dụ nếu có ai đó bên Mỹ, ví dụ như bạn, cũng như mình, mê văn hóa Việt, và muốn sinh hoạt cùng với người bên Việt Nam, nên để ý:
(1) Từ khi mình gọi người bên Việt Nam có ăn học là "thầy", mình dần dần đọc nhiều tác phẩm của các "thầy" ở Việt Nam, và đánh giá là, với mớ kiến thức sơ đẳng và lệch lạc nhiều như thế của họ, nếu ở bên Mỹ, thì mớ kiến thức này, chúng chỉ là ở bậc sinh viên đại học mà thôi, thế mà ở Việt Nam, họ đã được gọi là tiến sĩ hay nhà giáo nhân dân gì đấy. Họ viết sai, viết bậy, viết tán láo nhiều quá. Vậy bạn nên cẩn thận, bằng cấp bên Việt Nam, hoàn toàn không như bên Mỹ, tức là học phải có hành và có kiến thức chuyên nghiệp hẳn hoi. Có khi kiến thức tiến sĩ bên Việt Nam còn thua cả người thường dân bên Mỹ.
(2) Người Việt (tại Việt Nam) dùng tiếng Việt thậm xưng hoặc nói sai đi (bậy) khủng khiếp. Ví dụ câu nói cửa miệng của hầu hết người Việt Nam gọi cuộc nổi dậy Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, và hầu như cuộc nổi dậy nào cũng là "khởi nghĩa" cả. Bên Mỹ, viết và luận về sử mà viết a Righteous Uprising (Một cuộc khởi nghĩa), người ta cười vô đầu và có khi yêu cầu tác giả ấy về học lại cách viết nghiên cứu sử, đúng không bạn ? Vậy mà ở Việt Nam, nơi nơi đâu đâu người người đều dùng cụm từ "khởi nghĩa" rất tự nhiên, từ tiến sĩ cho tới kẻ chăn vịt, từ cụ già cho đến trẻ em. Không hiểu họ có hiểu nói và viết như thế này, là bất bình thường không ? Nhưng chắc là chế độ ******** bên ấy đã dạy họ nói và viết từ nhỏ như thế, nên họ dùng rất ư là bình thường, và họ thấy rất bình thường và theo họ, bất bình thường là khi chúng ta gọi cuộc nổi dậy Tây Sơn là cuộc nổi dậy Tây Sơn đấy chứ.
(3) Người Việt khen tiếng Việt của người Việt rất đẹp và phong phú. Nhưng nếu đúng tiếng Việt thật phong phú, thì tại sao ở Việt Nam, ngay mấy hôm nay vào cuối tháng 2 năm 2021, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ viết có một lá thơ khen ngợi anh Nguyễn Ngọc Mạnh, mà lá thơ ấy lại đầy sự lủng củng câu từ như thế (ví dụ tại sao ông đã viết "thân gởi em Nguyễn Ngọc Mạnh" mà trong phần nội dung ông lại viết "Tôi rất xúc động được biết tin ... em Nguyễn Ngọc Mạnh". Viết như thế này là cho 2 nhơn vật khác nhau đọc à ? Rồi lại còn thư thì gởi cho em Nguyễn Ngọc Mạnh mà lại có nhắn cho UBND TP Hà Nội). Nếu một người đứng đầu chính phủ Việt Nam mà còn chưa hiểu rõ cách viết thư đúng sai nên như thế nào, thì liệu người dân Việt (tại Việt Nam ngày nay) có đủ trình độ để hiểu tiếng Việt đẹp và phong phú như họ ca tụng không ? Người Việt nên xấu hổ đó chứ, vì hóa ra, các thế hệ tiếp theo của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày càng tụt hậu về Việt ngữ. Một cán bộ cấp cao nhất nhì đất nước, mà viết một lá thơ bằng Việt ngữ có đầy vấn đề như thế, đó là cả một sự thất bại to lớn của kế hoạch "trăm năm trồng người" mà ông Hồ Chí Minh năm xưa đã nêu ra. Đây không là câu chuyện cười tiếu lâm, mà là sự xấu hổ cho cái gọi là "tiếng Việt giàu và đẹp" mà thầy cô Việt Nam, lúc nào cũng ra rả dạy con nít như thế cả. Thế các thầy cô Việt Nam có thấy xấu hổ không ?
(4) Người Việt có rất nhiều các dịch giả, học giả, tiến sĩ, v.v ai cũng cho họ là cái rốn của vũ trụ cả. Ngoài mặt thì họ viết là muốn học hỏi, rất khiêm tốn, nhưng thật ra bọn họ đã sống lâu như những ông bình vôi, trong cái xã hội ngu dốt tự mình làm vua chột trong một cõi mù, nên ai nói đụng đến họ, họ đều biện hộ đủ thứ cả, mà sự biện hộ ấy, nó có mặt chắc là do từ xưa đến giờ, họ chỉ viết cho những con bò đọc, chứ ít khi nào các tác phẩm của họ được con người đọc và phê bình cả, nên họ dị ứng khi bị phê bình chăng ? Một ví dụ mình nêu ra là chúng ta có rất nhiều các học giả bàn về địa danh miền Nam với các lý giải này nọ, nhưng 99% bọn họ bẻ nửa chữ Hán Nôm cũng không biết, thế mà họ cũng đòi lý giải địa danh (trường hợp Lê Trung Hoa). Còn 1% còn lại thì chỉ có thể lý giải theo cách lý giải cá nhân của họ, chứ cũng chẳng có theo phép tắc hay chứng cớ gì cả. Ấy thế mà những lý giải như thế, cũng được viết thành sách, thành báo, rồi được tung hô khen ngợi như là các phát hiện rất vĩ đại. Có phải người ta sống trong cái xã hội giả dối nên con người của họ, cũng từ lương thiện mà thành ra đầy tự ti và giả dối cùng xu nịnh như thế chăng ? Điều này, tức sự thích thú được khen tặng nhưng dị ứng với phê bình, mình thấy ngay cả mình cũng có sau khi sinh hoạt trao đổi học thuật cùng người Việt tại Việt Nam, ví dụ thời nay mình cũng cảm thấy xấu hổ khi viết sai, nhiều khi không bình thản như thời xưa, là lúc mà mình rất thích biết mình sai. Biết sai nên mình bây giờ đang ráng sửa và trở lại với bản sắc bình thản vô tư thời xưa. Phải chăng khi con người ta bước vào một xã hội học thuật đầy giả dối, ngu dốt và xu nịnh như thế, họ đã thành ra con người mất tư cách như thế ? Các bạn có bước vào sinh hoạt tranh luận học thuật cùng người bên Việt Nam, nên để ý việc này, đừng để mất đi sự lương thiện và có đạo đức của người Việt mình bên Mỹ nha bạn. Con người ta mà không còn sự lương thiện và sống thật với lòng, với Trời Đất, họ chỉ còn là một cái vũng bùn gây hại cho xã hội thôi bạn.
(5) Ở Việt Nam hoàn toàn không có tầng lớp độc giả, chỉ có tác giả và những con bò. Tác giả là những kẻ có thể có kiến thức thật sự, hay những kẻ kiến thức như nước chảy đầu vịt, viết sách để đi DẠY thiên hạ, chứ không hẳn viết để thỏa mãn và học hỏi từ thiên hạ. Còn những con bò là những kẻ lúc nào cũng tự ca tụng mình đọc sách rất nhiều, rất thích đi chợ sách, rất thích mua sách, rất thích nghiên cứu, nhưng họ có hiểu sách (sử / địa lý) viết đúng sai, thiếu đủ gì không, thì chả ai biết, nhưng người ta biết, những con bò ấy, lúc nào cũng khen là mình có sách này, sách nọ, nhưng không thể nào đọc và chia sẻ cho mọi người biết sách ấy có đáng để đọc hay là không. Những con bò thì chỉ là con bò. Con bò ăn cỏ để người ta bắt đi cày bừa rồi làm thịt, chứ có ai đi hỏi con bò trí thức hay kiến thức đâu ? Nên không hiểu những con bò ấy đọc sách làm gì ?
(6) Người Việt rất thông minh và mình tin là, họ cần phải đi ra khỏi Việt Nam, sống tách rời khỏi cái xã hội Việt Nam thời nay, để trở thành một con người có ích cho thế giới và xã hội. Sống ở Việt Nam có thể làm người có ích cho xã hội và thế giới không ? Có thể đó chứ, nhưng những rào cản từ xã hội và nhất là từ những con người nhỏ nhen sống trong cái xã hội bon chen ấy, là bước rào cản không cho người ta có thể vươn lên làm một con người lương thiện có ích cho xã hội. Ta chỉ cần nhìn vào thực trạng một thầy người Việt ngoài Bắc đi tu nghiệp nước ngoài bên Châu Âu, viết một luận án tiến sĩ rất đáng tự hào, thế mà về Việt Nam, ông lại tham gia vào việc dịch bậy và viết sách nghiên cứu cắt xén lừa đảo, và giờ đây ông có chức lớn trong một tổ chức Đại Học Hà Nội ngoài Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, theo mình hiểu, để một nhà trí thức có thể vươn lên trong chức vụ, và vẫn giữ được lòng lương thiện, và vẫn còn có đạo đức, là điều không tưởng. Có thể cái xã hội Việt Nam cần 1 ông lớn và gia đình ông ta cần ông, nhưng độc giả người Việt như mình và thế giới đâu có cần. Người trên thế giới đã có quá đủ vấn đề của họ trên thế giới, họ đâu có cần đi theo một gã lưu manh trí thức người Việt để học hỏi. Có thể xã hội Việt Nam cần những con người như thế để đào tạo ra một thế giới trí thức tiếp tục lưu manh như thế, chứ thế giới đâu ai cần thêm các thế hệ trí thức lưu manh đâu bạn. Nên mình tin là, dù có cây quýt ngọt ở bên Mỹ, mà đem về Việt Nam trồng, nó cũng trở thành quýt chua mà thôi. Việt Nam đâu có ai khuyến khích việc người ta phải bảo vệ đạo đức, bảo vệ kiến thức, bảo vệ quyền được đọc và học đúng và đủ khi đọc và nghiên cứu sách. Những thứ ấy, ở xã hội phương Tây, nó tự nhiên như là hít thở không khí vậy. Còn ở Việt Nam, như đã viết, làm gì có những quyền ấy. Xã hội Việt Nam chỉ có các tác giả và những con bò.
Mỗi ngày nhìn con của mình (tức cậu Mickey), mình lại thấy rõ sự quyết tâm việc mình phải dạy con thành một người Việt bên Mỹ "đàng hoàng". Mickey không thể nào lớn lên trong ảo tưởng rằng là nó được thừa hưởng bao nhiêu cái đẹp của ông cha người Việt, ít nhất là về mặt đạo đức. Mình không biết các bạn có lúc nào cũng tự hào gì về ông cha người Việt không, chứ mình thấy thế hệ người Việt trước mình, cùng với mình, và sau mình, mình càng đọc những gì họ viết và hành động, càng xấu hổ. Ở Việt Nam ngày nay, người ta đạo văn, người ta ngu dốt, người ta lưu manh, nhưng người ta vẫn được tôn là thầy, là tiến sĩ, là nhà giáo nhân dân. Đó như là một dạng ung thư văn hóa, ung thư vào tận gan ruột của người Việt ngoài này. Nếu đúng những con người như thế mà có thể được tôn xưng là thầy, và khi ta nói ra, thì cả xã hội ai cũng chỉ cười dạng "mặc kệ nó", họ cho là xã hội như thế, họ không có trách nhiệm làm cho xã hội ấy tốt hơn, thì liệu một xã hội như thế với những con người trí thức thờ ơ và vô trách nhiệm với các vấn đề đạo đức và văn hóa trong xã hội như thế, bạn mà làm bạn, rất nên cẩn trọng, và bạn rất nên nghĩ kỹ lại và tự phòng thủ lấy mình, như ông bà mình dặn vậy "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" đó bạn ...
Trưa tháng 3 năm 2021 @ San Jose, California
Brian