Don Jong Un
Xamer mới lớn


Hàng triệu công nhân Việt Nam đón chờ kết quả đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ (TCCS)
Sát thời điểm quyết định về thuế quan, khi hàng chục ngàn công ty và nhà đầu tư ở Việt Nam nín thở chờ đợi kết quả (ngày cuối của gia hạn thuế là 9 Tháng Bảy), tin tức từ Tòa Bạch Ốc loan đi cho biết, đàm phán đã kết thúc với sự nhượng bộ toàn phần từ Ba Đình.
Các nguồn tin cho biết, yêu cầu giấu tên do các cuộc đàm phán được coi là quyền công bố riêng của Tổng thống Donald trump, theo đó, kết quả cuối cùng là hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi xét thấy có tỷ lệ linh kiện nước ngoài cao, sẽ bị áp mức thuế cao nhất trong khung, khoảng 20% hoặc hơn. Các sản phẩm có tỷ lệ linh kiện nước ngoài thấp hơn sẽ được áp dụng mức thuế giảm nhẹ, trong khi những sản phẩm hoàn toàn từ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế thấp nhất — có thể là mức thuế phổ quát hiện hành 10%. Các chi tiết vẫn đang được thảo luận và có thể thay đổi.
Cụm từ “linh kiện nước ngoài” ở đây, được ngụ ý là từ Trung Quốc.
Việt Nam được nói là đã tham gia vào nhiều tuần ngoại giao căng thẳng với Hoa Kỳ với tư thế hết sức nhũn nhặn. Và với tư cách là thị trường lớn nhất, Hoa Kỳ đã gây áp lực buộc Hà Nội phải cứng rắn hơn trong việc chống gian lận thương mại, và làm nhiều hơn để ngăn chặn hàng hóa Trung Quốc mượn đường vào Mỹ, đóng gói tại Việt Nam, nhằm lách các mức thuế cao hơn.
Thủ tướng ******** Việt Nam Phạm Minh Chính tuần trước cho biết ông kỳ vọng sẽ thấy được một “kết quả tích cực” từ các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ sớm hơn thời hạn cuối 9 Tháng Bảy, khi mức thuế đối ứng 46% dự kiến có hiệu lực. Ông Chính cũng tiết lộ cho biết rằng lúc này, Việt Nam cũng cần cân bằng quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại quan trọng nhất của mình, và đây là thách thức mà Ba Đình đang đối mặt.
Nhưng dù là có chút lạc quan, ngay cả một mức thuế vừa phải hơn cũng sẽ tạo ra những thách thức đáng kể cho các nhà xuất khẩu, bao gồm việc “tuân thủ các yêu cầu bảo hộ thương mại chặt chẽ hơn và các cuộc điều tra về quy tắc xuất xứ,” theo ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia.
Ông Lực cho biết: “Nếu thuế quan là 10%-15%, thì sẽ có khoảng 25 tỷ USD thuế bổ sung phải trả, nhưng tác động có thể là tối thiểu.”
Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về nguyên liệu thô cần thiết để duy trì tăng trưởng dựa vào sản xuất. Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào năm ngoái. Trong năm tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 69,4 tỷ USD, biến nước này thành nguồn cung lớn nhất cho Việt Nam các mặt hàng như linh kiện máy tính và điện tử, máy móc và vải.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện im lặng, chưa phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận. Có lẽ tuyên bố chính thức sẽ dành cho lãnh đạo cấp cao như Tô Lâm.
Trump cho biết hàng hóa Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam sẽ không còn phải chịu thuế quan.
“Nói cách khác, họ sẽ ‘MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHO HOA KỲ’,” Trump viết trên Truth Social.
Thỏa thuận này là thỏa thuận thứ hai mà Hoa Kỳ đạt được với một đối tác thương mại, kể từ khi Trump tạm dừng các mức thuế “Ngày Giải phóng” cao ngất ngưởng đó, bên cạnh một hiệp ước với Vương quốc Anh. Hoa Kỳ cũng đã đồng ý với Trung Quốc về một khuôn khổ để tiến tới một thỏa thuận thương mại lớn hơn.
Nhà nước ******** này đã luôn đề nghị loại bỏ tất cả các mức thuế đối với hàng hóa Mỹ, và nhiều lần hứa sẽ mua thêm hàng hóa để cân bằng thương mại. Các quan chức cấp cao Việt Nam đã bay đến Hoa Kỳ để vận động hỗ trợ và ký kết các thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la. Bộ trưởng Thương mại cũng đã đi gặp các giám đốc điều hành từ Nike Inc., Gap Inc. và các công ty khác, những nơi mà Việt Nam cung cấp một trung tâm quan trọng, sản xuất các mặt hàng từ áo phông đến giày bóng rổ, mục đích là xin giúp thêm tiếng nói trong việc Mỹ giảm thuế.
Sự dịch chuyển công nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thập kỷ qua, khiến các thương hiệu đổ xô di dời, vào thời điểm khi căng thẳng thương mại gia tăng, cũng góp phần tạo ra khoảng cách thương mại khổng lồ khiến Việt Nam trở thành mục tiêu thuế quan hàng đầu. Năm ngoái, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ là lớn thứ ba trên toàn cầu xét theo quốc gia, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Để cho thấy tầm quan trọng của một thỏa thuận, Đảng trưởng ******** Tô Lâm đang chuẩn bị tới Hoa Kỳ trong những tuần tới cùng một phái đoàn gồm các quan chức và doanh nhân Việt Nam, khi quốc gia này hứa là ký kết thêm các thỏa thuận mua thêm hàng hóa Mỹ.