Hà Nội sẽ giao ‘siêu dự án’ Đường sắt cao tốc Bắc-Nam cho ai?

Don Jong Un

Xamer mới lớn
Vatican-City
duongsatbacnam1-16187070891751523069308.jpg

Dự án cao tốc Bắc Nam, theo phác thảo của báo Saigon Times.
Miếng bánh lớn về dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh đang là cuộc tranh giành quyết liệt giữa nhiều công ty Việt Nam, hay nói đúng hơn, là đại diện của nhiều phe phái trong hệ thống chính trị muốn cắn lấy một phần ngân sách dự trù khổng lồ này.

Sau khi các công ty Vingroup và Thaco đưa ra các đề xuất của mình, mới đây lại có thêm một công ty khác – được mô tả là vô danh – công ty Mekolor với đề nghị tự chịu 100% vốn xây dựng. Cuộc đua giành thầy dự án đang ngày càng thú vị. Điều mà người dân Việt Nam quan tâm là cả ba công ty này, không ai có kinh nghiệm về đường cao tốc lẫn kỹ thuật thiết kế ứng dụng cao tốc.

Hơn nữa, các đề xuất nhận thầu đây liều lĩnh này đã đặt ra câu hỏi về khả năng vượt chi phí và rủi ro: Cuối cùng thì người đóng thuế Việt Nam cuối cùng phải gánh chịu hóa đơn.


Ban đầu được đề xuất vào năm 2010, dự án đường sắt cao tốc đã bị Quốc Hội bác bỏ vào thời điểm đó do chi phí quá cao.

Nhưng sau hơn một thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Hà Nội phê duyệt kế hoạch vào Tháng Mười Một như một phần nỗ lực hiện đại hóa hệ thống đường sắt đã có từ thời thuộc địa của Việt Nam, và tuyên bố đưa quốc gia “vào một kỷ nguyên tăng trưởng mới,” theo tuyên bố của bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.

Các đề xuất, được đệ trình vào tháng trước, được đưa ra sau cam kết của Tổng Bí Thư Đảng CS Tô Lâm về việc thúc đẩy khu vực tư nhân của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh khu vực ngày càng gay gắt đối với các hợp đồng cơ sở hạ tầng quy mô lớn – bao gồm cả từ các tập đoàn lớn được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn vốn đang thống trị phát triển đường sắt cao tốc trên khắp vùng Mekong.

Nhưng các nhà quan sát cảnh báo rằng hàng tỷ đô la yêu cầu được tài trợ từ chính phủ mà hai tập đoàn Vingroup và Thaco đưa ra, đều ẩn chứa những rủi ro nghiêm trọng cho Việt Nam và giới lãnh đạo của nước này.

“Đây là một dự án rất, rất quan trọng đối với tương lai của Việt Nam,” ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, người có lĩnh vực nghiên cứu bao gồm chính trị Việt Nam, cho biết.


Ông mô tả quy mô của tuyến đường sắt được đề xuất là “nổi bật” và cảnh báo rằng tổng chi phí có thể tăng lên tới 100 tỷ USD.

“Nếu dự án này gặp bất kỳ vấn đề nào – dù là vấn đề nhỏ nhất – có thể gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam và sự ổn định của chế độ,” ông nói thêm.

Ai cũng là tay mơ

Vingroup – tập đoàn lớn nhất Việt Nam do người giàu nhất nước, ông Phạm Nhật Vượng, điều hành – là đơn vị đầu tiên bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường sắt, mặc dù không có kinh nghiệm trước đó trong lĩnh vực xây dựng đường sắt. Nhưng có vẻ theo thói quen thao túng truyền thông của mình, Vượng đã thúc đẩy nhiều tờ báo của nhà nước ca ngợi và tán thành việc giao cho Vinspeed – một công ty mới mở của ông Vượng để chính danh nhận thầu – thậm chí, có cả những lời xưng tụng có cánh của giới trí thức tầm bậc tiến sĩ.

Ông Vượng đã thành lập công ty con Vinspeed vào đầu Tháng Năm “với mục tiêu phát triển ngành đường sắt cao tốc tại Việt Nam,” tập đoàn cho biết trong một tuyên bố gửi tới This Week in Asia.

Trong khi ông Vượng gây dựng tài sản từ bất động sản, Vingroup kể từ đó đã đa dạng hóa gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm giáo dục, y tế, khách sạn và công nghệ. Ông cũng là Giám đốc điều hành của VinFast, thương hiệu ô tô toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, được nhìn thấy là đã gặp khó khăn ở nước ngoài, ghi nhận khoản lỗ $3.2 tỷ vào năm ngoái.

Không nản lòng, liên doanh đường sắt mới của ông Vượng đặt mục tiêu “hoàn thành toàn bộ tuyến đường vào tháng 12 năm 2030 – chỉ năm năm kể từ khi khởi công xây dựng, đang chờ phê duyệt,” Vingroup cho biết. Nếu thành công, tập đoàn cho biết họ cũng sẽ vận hành tuyến đường sắt và phát triển các điểm kinh doanh dọc tuyến các khu dân cư.

Công ty này nói đang đàm phán với các đơn vị hàng đầu về “đường sắt tiên tiến” ở Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Tây Ban Nha với “mục tiêu tạo điều kiện chuyển giao công nghệ,” và ước tính đề xuất của họ có thể giảm tổng chi phí dự án khoảng $6 tỷ.

Tuy nhiên, Vinspeed chỉ đề nghị chi trả 20% chi phí và đang tìm kiếm khoản vay không lãi suất từ chính phủ cho 80% còn lại – khoảng $49 tỷ, trong thời hạn 35 năm.


“Khoản vay không lãi suất trong 35 năm sẽ là chưa từng có tiền lệ,” cố vấn chính sách công Rich McClellan, người sáng lập RMAC Advisory tại Hà Nội, cho biết. “Đây là một đề xuất đầy tham vọng và một tuyên bố quá tự tin từ Vingroup.”

Sau nhiều tuần xem xét kỹ lưỡng về cơ chế tài trợ, tiến độ và việc Vingroup thiếu kinh nghiệm về đường sắt – cũng như những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của tập đoàn – đối thủ khác là công ty Thaco đã chính thức tham gia cuộc đua với một đề xuất cạnh tranh vào cuối Tháng Năm.

Khác với Vingroup, công ty Thaco vốn chuyên về sản xuất ô tô, đã đề xuất huy động 80% vốn thông qua các khoản vay từ các ngân hàng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, họ cũng đang tìm kiếm sự bảo lãnh của chính phủ đối với các khoản vay đó và yêu cầu nhà nước chi trả lãi vay trong 30 năm.

Cả hai công ty đều muốn nhà nước giám sát việc giải phóng mặt bằng và các chi phí liên quan.

“Việc Thaco tham gia cuộc đua là một sự phát triển tích cực,” ông McClellan nói. “Điều đó cho thấy Việt Nam đang áp dụng cách tiếp cận cạnh tranh, đa dạng hơn.”

Nhưng điều đáng nói, theo một chuyên gia về đường sắt ở Việt Nam, ẩn danh, nói rằng cả hai công ty này đều rất non nớt về kỹ thuật đường sắt cao tốc. Bao gồm cả Mekolor, người xin tham gia dự thầu gần nhất. Chính sự thiếu kinh nghiệm của cả 3 công ty này khiến người dân Việt Nam đang nhìn về dự án với sự lo ngại rằng ngoài hình ảnh tiên phong đóng góp cho đất nước, dường như còn ẩn sau đó là một toan tính nào khác với miếng bánh quá lớn của dự án.

Đề xuất giành phần trước, hiệu quả tính sau

Đề xuất của Vinspeed đã cố tình bị rò rỉ vào giữa Tháng Năm để đo lường phản ứng của công chúng một cách không chính thức đối với cái tên Vingroup, vốn vẫn gây chia rẽ ý kiến trong đất nước, một nữ doanh nhân ở Sài Gòn nắm rõ nguồn cơn của chuyện này tiết lộ với This Week in Asia. “Việc rò rỉ không phải là ngẫu nhiên,” bà nói, đề nghị giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.

Trong khi thừa nhận những chỉ trích rộng rãi về mô hình tài trợ, tiến độ gấp rút và việc Vinspeed thiếu kinh nghiệm về đường sắt, bà vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào tầm nhìn của ông Vượng.


“Ông Vượng liên tục thúc đẩy các dự án lớn, siêu dự án, hoặc những nhiệm vụ bất khả thi,” bà nói. “Tôi thực sự tin tưởng và tôn trọng tham vọng của ông ấy.” Nhưng bên cạnh đó, những lo ngại về rủi ro tài chính vẫn rất hiện thực nơi những người có ý ủng hộ Phạm Nhật Vượng.

Vấn đề là nếu các công ty biết rằng họ đang sử dụng tiền công quỹ và được bảo vệ khỏi rủi ro lãi suất, họ có thể mất động lực kiểm soát chi phí

Đỗ Thiên Anh Tuấn, nhà kinh tế tại Đại học Fulbright Việt Nam ở Sài Gòn, cảnh báo rằng yêu cầu của Vinspeed về việc nhà nước chi trả 80% chi phí dự án có thể tạo ra “gánh nặng nợ công khổng lồ,” có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

Nếu chính phủ phát hành trái phiếu để tài trợ khoản vay, “toàn bộ số tiền sẽ trở thành nợ công,” ông nói. “Cũng có ý kiến về vấn đề đạo đức,” ông Tuấn nói thêm. “Nếu các công ty biết rằng họ đang sử dụng tiền công quỹ và được bảo vệ khỏi rủi ro lãi suất, họ có thể mất động lực kiểm soát chi phí.”

Những ý khác thì nêu lên những lo ngại về an toàn. Một cư dân ở Sài Gòn cho biết đã có chuyện những người tố giác cáo buộc các vấn đề an toàn với xe VinFast đã bị sa thải, hay bị công an săn đuổi đến mức phải đi tỵ nạn vì chia sẻ lo ngại của họ trên mạng.

“Thành thật mà nói, tôi còn sợ bước vào một chiếc xe điện VinFast, huống chi là tàu cao tốc do Vinspeed đầu tư,” ông nói, đề nghị giấu tên.

Ông Giang, nhà phân tích, cho biết ý kiến công chúng về Vingroup chia rẽ sâu sắc, đặc biệt với những người chỉ trích cáo buộc tập đoàn này về chủ nghĩa thân hữu và ảnh hưởng quá mức đối với nhà nước.

Nhưng ông hoan nghênh việc Thaco tham gia quá trình đấu thầu, cho rằng điều đó có thể dẫn đến việc các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam cuối cùng sẽ hợp tác với nhau trong siêu dự án này. Làm việc cùng nhau, bao gồm kiểm soát lẫn nhau. Đó cũng là một mặt tích cực trong việc tránh một nhà thầu thao túng mọi thứ
 

Có thể bạn quan tâm

Top