Kiloph
Già làng

HÀNG XA XỈ, HÀNG HIỆU
Hàng hiệu là một khái niệm được dùng để chỉ những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng. Hàng xa xỉ là để chứng nhận thành phần, nhu cầu xã giao, nhu cầu thương vụ, nhu cầu tôn trọng, v.v. Và giá trị lớn nhất của hàng xa xỉ là nói với những người bạn muốn nói rằng, bạn có đủ khả năng diện những đồ này, đủ oách, đủ cứng cựa, đủ độ sang, chảnh, giàu có.
Bạn cần biết rằng khách hàng mục tiêu chính của hàng xa xỉ lại là tầng lớp trung lưu! Không phải là người giàu có không có khả năng chi trả, mà họ đã vượt qua tầng tâm lý khoe mẽ, thứ nhất là tầng lớp trung lưu có số đông cơ bản, thứ hai là định nghĩa “xa xỉ” theo nghĩa hẹp loại trừ những thứ mà người giàu thực sự chơi: chẳng hạn như ô tô, máy bay, du thuyền, đồ cổ, đồ trang sức và tác phẩm nghệ thuật, biệt thự, trường học nổi tiếng, danh sư tiếng tăm, v.v.
Bạn thấy đấy, nó chỉ là một chiếc túi, loại rẻ nhất là mấy chục triệu đến mấy trăm triệu, còn loại đắt hơn là vài tỉ chẳng hạn. Giá cả này cũng vừa ở mức trung bình với túi tiền giới trung lưu nhưng lại nằm ở mức không thể mua được đối với người nghèo. Chính cái vạch ranh giới ấy mà khiến nhiều kẻ trung lưu cố mà mua lấy một cái túi hàng hiệu để “dọa” bọn nghèo. Khốn nỗi bọn nhà nghèo cũng xách được một cái túi y hệt, đụng mẹ nó hàng với con mẹ trung lưu. Họ mua được sao? Hàng giả có mà đầy! Không mua được hàng thật ta mua hàng giả, sợ nồn! Chế sướng phần chế, em cứ thích của em, chẳng sao cả!
Ở đây, lão khuyến cáo tất cả các bạn bị ám ảnh bởi "hàng xa xỉ": hàng xa xỉ dùng để phân biệt danh tính, nhưng bản thân nó không phải là sự phân biệt danh tính. Nói cách khác, bạn sử dụng được bởi bạn có đủ khả năng chi trả cho cái túi này chứ không phải vì bạn dùng nó mà biến bạn trở thành người có khả năng chi tiêu lớn.
Hàng hiệu với lão PP hầu như vô hiệu, về quần áo lão thích mặc giản dị, gọn nhẹ, không sặc sỡ, cầu kỳ, chất liệu bông mềm mại. Về đồ dùng miễn là thực dụng, hơi cũ là quẳng đi, hoặc hay bị để quên đâu đó, hoặc bạn bè thích thì cho luôn, nên lão hầu như không có nhu cầu dùng hàng hiệu.
Thiết nghĩ, hàng hiệu để dành cho người nhiều tiền sành chơi nhưng không phải dành cho người nổi tiếng. Hồi làm việc với hãng phim Golden Harvest ở Hong Kong, tiếp xúc với nhiều siêu sao HK, đa phần họ không TỰ mua hàng hiệu, toàn của biếu của tặng, hoặc do quảng cáo cho mặt hàng ấy, thu tiền của người ta nên bắt buộc phải dùng. Trong tâm sự riêng tư, họ cũng chẳng hề bỏ tiền ra mua để dùng, mà quả thật vậy, đã nổi tiếng còn dùng những thứ ấy bằng thừa. Còn anh có tiền thì anh cứ dùng, cái váy, cái túi vài trăm triệu, hàng tỉ đồng mua trong nháy mắt, mặc vài lần, để đấy. Túi thì vài chục cái, chất trong nhà như củi.....lão cho rằng mua hàng hiệu chỉ để thỏa mãn dục vọng, dục vọng tiêu tiền và tâm lý ta giàu có, chịu chơi, ta ở tầng lớp thượng lưu đây. Nhưng khốn nỗi, có ai quan tâm những cái đấy trong cuộc sống xô bồ này, nhiều nhất có được vài người xung quanh biết đến.
Hàng hiệu phải ở trên người nổi tiếng thì mới có giá trị đích thực, vì trong tâm lý mọi người, đã là người nổi tiếng mà dùng hàng hiệu chứng tỏ đấy chính là hàng hiệu. Nhưng nếu hàng hiệu mà rơi vào tay những người thừa tiền nhưng không có tiếng tăm thì ảnh hưởng của nó chỉ có giới hạn, không có giá trị với tất cả mọi người, người khác có thể họ sẽ cho là hàng giả và chẳng thèm đoái hoài. Hàng không có thương hiệu trong tay người nổi tiếng sẽ trở nên quí giá, hàng nổi tiếng trong tay người tầm thường trở nên tầm thường, anh thử đeo vào tay một kẻ ăn xin một cái nhẫn kim cương to đùng, chắc chắn thằng cha ăn xin kia mà đánh rơi cái nhẫn trước mặt anh thì anh cũng chẳng thèm nhìn, chưa nói đến nhặt lên đút túi…kkk
Hồi ở New York, lão có một cô bạn tương đối nổi tiếng trong giới giải trí, lúc nào cũng đeo trang sức đầy người, đẹp lung linh, một lần đi cùng lão ngoài phố, cô bị cướp giật, lão hốt hoảng định chạy theo đuổi hộ lấy lại, cô ta bình thản như không ngăn lại, mà cũng chẳng giải thích. Không ngờ tên cướp kia quay trở lại chỉ ít phút, vứt thẳng sợi giây chuyền "vàng" to đùng của cô vào mặt kèm theo câu" Fuck, you're famous but
wear fakes ?” ( Mẹ, cậu nổi tiếng vậy mà đeo đồ giả ! ). Cô thản nhiên trả lời:”So what? ( Vậy thì sao?). Rồi cô giải thích với lão, đồ của em toàn đồ giả, có ngu mới đeo đồ thật. Ờ mà đúng, chỉ có người nổi tiếng mới có quyền như vậy, nếu không, ngượng chết !
Châu Nhuận Phát siêu sao Á Châu rất ít mặc hàng hiệu, vì sự giàu có và nổi tiếng của anh đã quá đủ. Có cần phải diện thêm hàng hiệu để thu phục ánh mắt công chúng không đây? Phó Đức Phương đưa gì mặc nấy, không bao giờ tìm mua hàng hiệu (không phải không mua nổi đâu nhé, haha) nếu như anh mà diện toàn Gucci, Burberry, Louis vuitton, Dolce Gabbana, Roberto .....rồi đi lại ưỡn ẹo thì chán chết.
Mà mấy cô cậu chụp quảng cáo cho hàng hiệu trông cũng lập dị, phải chăng đạo diễn chọn họ từ các nhà thương điên ở Âu Châu?
Mà sao hàng hiệu lại đắt thế? Cũng bằng ấy nguyên liệu làm ra mà đắt gấp vài chục, thậm chí vài trăm hàng bình thường không thương hiệu. Bởi tại nó khoác lên mình một người tên tuổi khai sinh ra nó. Mất biết bao tiền của mới xây dựng được thương hiệu, vậy đắt là ở cái giá trị vô hình chứ không phải cái vật chất ta cầm trong tay. Hồi trước lão có một nhà máy sản xuất mỹ phẩm ở Hồng Kông. Có lần nhận gia công cho một hãng mỹ phẩm Nhật Bản tiếng tăm về kem dưỡng da, mặt nạ Collagen, mặt nạ vàng nano. Giá thành rất rẻ, ví dụ chỉ khoảng 5 Đô một thành phẩm, dán mác của họ thì tăng lên vài chục lần. Thế mới biết thương hiệu có giá trị như thế nào! Vậy bạn hãy xây dựng cho mình một thương hiệu, đọc tên bạn là thấy được sự trung thực, uy tín, kinh nghiệm, sản phẩm của bạn tất nhiên được nhiều người tin dùng!
Cô Tấm khoác trên mình cái áo vài triệu mà trông như vài chục triệu. Cái giá trị của con người là đạo đức, sự trong sạch trong tinh thần luôn tự tỏa sáng và được chấp nhận của cộng đồng, không kể kẻ nghèo người giàu. Từ đấy mà sinh ra được những sản phẩm giá trị. Chứ không phải bạn dùng những sản phẩm giá trị mà biến bạn trở thành người danh giá. Các bạn trẻ nên hiểu rõ điều này để làm tốt công việc chuẩn bị cho phần kinh doanh của mình sau này.
Nguồn : Peter Pho facebook.
Hàng hiệu là một khái niệm được dùng để chỉ những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng. Hàng xa xỉ là để chứng nhận thành phần, nhu cầu xã giao, nhu cầu thương vụ, nhu cầu tôn trọng, v.v. Và giá trị lớn nhất của hàng xa xỉ là nói với những người bạn muốn nói rằng, bạn có đủ khả năng diện những đồ này, đủ oách, đủ cứng cựa, đủ độ sang, chảnh, giàu có.
Bạn cần biết rằng khách hàng mục tiêu chính của hàng xa xỉ lại là tầng lớp trung lưu! Không phải là người giàu có không có khả năng chi trả, mà họ đã vượt qua tầng tâm lý khoe mẽ, thứ nhất là tầng lớp trung lưu có số đông cơ bản, thứ hai là định nghĩa “xa xỉ” theo nghĩa hẹp loại trừ những thứ mà người giàu thực sự chơi: chẳng hạn như ô tô, máy bay, du thuyền, đồ cổ, đồ trang sức và tác phẩm nghệ thuật, biệt thự, trường học nổi tiếng, danh sư tiếng tăm, v.v.
Bạn thấy đấy, nó chỉ là một chiếc túi, loại rẻ nhất là mấy chục triệu đến mấy trăm triệu, còn loại đắt hơn là vài tỉ chẳng hạn. Giá cả này cũng vừa ở mức trung bình với túi tiền giới trung lưu nhưng lại nằm ở mức không thể mua được đối với người nghèo. Chính cái vạch ranh giới ấy mà khiến nhiều kẻ trung lưu cố mà mua lấy một cái túi hàng hiệu để “dọa” bọn nghèo. Khốn nỗi bọn nhà nghèo cũng xách được một cái túi y hệt, đụng mẹ nó hàng với con mẹ trung lưu. Họ mua được sao? Hàng giả có mà đầy! Không mua được hàng thật ta mua hàng giả, sợ nồn! Chế sướng phần chế, em cứ thích của em, chẳng sao cả!
Ở đây, lão khuyến cáo tất cả các bạn bị ám ảnh bởi "hàng xa xỉ": hàng xa xỉ dùng để phân biệt danh tính, nhưng bản thân nó không phải là sự phân biệt danh tính. Nói cách khác, bạn sử dụng được bởi bạn có đủ khả năng chi trả cho cái túi này chứ không phải vì bạn dùng nó mà biến bạn trở thành người có khả năng chi tiêu lớn.
Hàng hiệu với lão PP hầu như vô hiệu, về quần áo lão thích mặc giản dị, gọn nhẹ, không sặc sỡ, cầu kỳ, chất liệu bông mềm mại. Về đồ dùng miễn là thực dụng, hơi cũ là quẳng đi, hoặc hay bị để quên đâu đó, hoặc bạn bè thích thì cho luôn, nên lão hầu như không có nhu cầu dùng hàng hiệu.
Thiết nghĩ, hàng hiệu để dành cho người nhiều tiền sành chơi nhưng không phải dành cho người nổi tiếng. Hồi làm việc với hãng phim Golden Harvest ở Hong Kong, tiếp xúc với nhiều siêu sao HK, đa phần họ không TỰ mua hàng hiệu, toàn của biếu của tặng, hoặc do quảng cáo cho mặt hàng ấy, thu tiền của người ta nên bắt buộc phải dùng. Trong tâm sự riêng tư, họ cũng chẳng hề bỏ tiền ra mua để dùng, mà quả thật vậy, đã nổi tiếng còn dùng những thứ ấy bằng thừa. Còn anh có tiền thì anh cứ dùng, cái váy, cái túi vài trăm triệu, hàng tỉ đồng mua trong nháy mắt, mặc vài lần, để đấy. Túi thì vài chục cái, chất trong nhà như củi.....lão cho rằng mua hàng hiệu chỉ để thỏa mãn dục vọng, dục vọng tiêu tiền và tâm lý ta giàu có, chịu chơi, ta ở tầng lớp thượng lưu đây. Nhưng khốn nỗi, có ai quan tâm những cái đấy trong cuộc sống xô bồ này, nhiều nhất có được vài người xung quanh biết đến.
Hàng hiệu phải ở trên người nổi tiếng thì mới có giá trị đích thực, vì trong tâm lý mọi người, đã là người nổi tiếng mà dùng hàng hiệu chứng tỏ đấy chính là hàng hiệu. Nhưng nếu hàng hiệu mà rơi vào tay những người thừa tiền nhưng không có tiếng tăm thì ảnh hưởng của nó chỉ có giới hạn, không có giá trị với tất cả mọi người, người khác có thể họ sẽ cho là hàng giả và chẳng thèm đoái hoài. Hàng không có thương hiệu trong tay người nổi tiếng sẽ trở nên quí giá, hàng nổi tiếng trong tay người tầm thường trở nên tầm thường, anh thử đeo vào tay một kẻ ăn xin một cái nhẫn kim cương to đùng, chắc chắn thằng cha ăn xin kia mà đánh rơi cái nhẫn trước mặt anh thì anh cũng chẳng thèm nhìn, chưa nói đến nhặt lên đút túi…kkk
Hồi ở New York, lão có một cô bạn tương đối nổi tiếng trong giới giải trí, lúc nào cũng đeo trang sức đầy người, đẹp lung linh, một lần đi cùng lão ngoài phố, cô bị cướp giật, lão hốt hoảng định chạy theo đuổi hộ lấy lại, cô ta bình thản như không ngăn lại, mà cũng chẳng giải thích. Không ngờ tên cướp kia quay trở lại chỉ ít phút, vứt thẳng sợi giây chuyền "vàng" to đùng của cô vào mặt kèm theo câu" Fuck, you're famous but
wear fakes ?” ( Mẹ, cậu nổi tiếng vậy mà đeo đồ giả ! ). Cô thản nhiên trả lời:”So what? ( Vậy thì sao?). Rồi cô giải thích với lão, đồ của em toàn đồ giả, có ngu mới đeo đồ thật. Ờ mà đúng, chỉ có người nổi tiếng mới có quyền như vậy, nếu không, ngượng chết !
Châu Nhuận Phát siêu sao Á Châu rất ít mặc hàng hiệu, vì sự giàu có và nổi tiếng của anh đã quá đủ. Có cần phải diện thêm hàng hiệu để thu phục ánh mắt công chúng không đây? Phó Đức Phương đưa gì mặc nấy, không bao giờ tìm mua hàng hiệu (không phải không mua nổi đâu nhé, haha) nếu như anh mà diện toàn Gucci, Burberry, Louis vuitton, Dolce Gabbana, Roberto .....rồi đi lại ưỡn ẹo thì chán chết.
Mà mấy cô cậu chụp quảng cáo cho hàng hiệu trông cũng lập dị, phải chăng đạo diễn chọn họ từ các nhà thương điên ở Âu Châu?
Mà sao hàng hiệu lại đắt thế? Cũng bằng ấy nguyên liệu làm ra mà đắt gấp vài chục, thậm chí vài trăm hàng bình thường không thương hiệu. Bởi tại nó khoác lên mình một người tên tuổi khai sinh ra nó. Mất biết bao tiền của mới xây dựng được thương hiệu, vậy đắt là ở cái giá trị vô hình chứ không phải cái vật chất ta cầm trong tay. Hồi trước lão có một nhà máy sản xuất mỹ phẩm ở Hồng Kông. Có lần nhận gia công cho một hãng mỹ phẩm Nhật Bản tiếng tăm về kem dưỡng da, mặt nạ Collagen, mặt nạ vàng nano. Giá thành rất rẻ, ví dụ chỉ khoảng 5 Đô một thành phẩm, dán mác của họ thì tăng lên vài chục lần. Thế mới biết thương hiệu có giá trị như thế nào! Vậy bạn hãy xây dựng cho mình một thương hiệu, đọc tên bạn là thấy được sự trung thực, uy tín, kinh nghiệm, sản phẩm của bạn tất nhiên được nhiều người tin dùng!
Cô Tấm khoác trên mình cái áo vài triệu mà trông như vài chục triệu. Cái giá trị của con người là đạo đức, sự trong sạch trong tinh thần luôn tự tỏa sáng và được chấp nhận của cộng đồng, không kể kẻ nghèo người giàu. Từ đấy mà sinh ra được những sản phẩm giá trị. Chứ không phải bạn dùng những sản phẩm giá trị mà biến bạn trở thành người danh giá. Các bạn trẻ nên hiểu rõ điều này để làm tốt công việc chuẩn bị cho phần kinh doanh của mình sau này.
Nguồn : Peter Pho facebook.