tvxq2610
Lỗ đýt gợi cảm


Hai thương hiệu xe điện Trung Quốc Neta và Zeekr đã thổi phồng doanh số bán hàng trong những năm gần đây để đạt các mục tiêu đầy tham vọng, theo các tài liệu hãng tin Reuters tiếp cận được và các cuộc phỏng vấn với các môi giới bán xe và khách hàng mua xe.
Các công ty đã sắp xếp để mua bảo hiểm cho xe trước khi chúng được bán cho người mua - cho phép họ ghi nhận doanh số bán hàng sớm để đạt được các mục tiêu hàng tháng và hàng quý dựa vào các quy định đăng ký xe của ngành công nghiệp Trung Quốc, các môi giới và người mua xe cho hay.
Hãng Neta đã ghi nhận doanh số bán hàng sớm ít nhất 64.719 xe thông qua phương pháp này từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2024, theo bản sao hồ sơ hãng gửi cho các bên môi giới.
Con số này chiếm hơn một nửa trong số 117.000 xe mà hãng đã báo cáo trong 15 tháng.
Hãng Zeekr, một thương hiệu xe điện cao cấp thuộc sở hữu của nhà sản xuất Trung Quốc Geely, cũng đã sử dụng phương pháp trên để ghi nhận doanh số bán hàng sớm vào cuối năm 2024 tại thành phố Hạ Môn ở phía nam, thông qua đại lý chính của họ ở đó là Xiamen C&D Automobile thuộc sở hữu nhà nước.
Reuters xác định được điều này dựa vào thông tin từ các nhà môi giới, người mua xe và hóa đơn bán hàng.
Các phương tiện được ghi nhận là đã được bán trước khi đến tay người mua được gọi là "xe không km đã qua sử dụng" trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
Thực tế này đã xuất hiện từ sự cạnh tranh khốc liệt về doanh số bán hàng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến giá cả gay gắt kéo dài nhiều năm do tình trạng dư thừa công suất mãn tính.
Ngành công nghiệp này đang đối mặt với một thời điểm quyết định, khi truyền thông nhà nước kêu gọi chấm dứt thực trạng xe không km, nội các chính phủ cam kết điều chỉnh cạnh tranh "phi lý".
Trong khi đó, các cơ quan chính phủ trung ương khác cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với các công ty lớn nhất trong ngành để bày tỏ quan ngại về các phương pháp nói trên.
Ngày 19/7, một ấn phẩm do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc điều hành cho biết Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đang có kế hoạch xử lý nghiêm hành vi này bằng cách cấm ô tô được bán lại trong vòng sáu tháng kể từ khi được đăng ký là đã bán.

Một chiếc ô tô Neta U tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Bắc Kinh, được chụp vào ngày 27/9/2020
Lọt vào 'tâm điểm' của truyền thông nhà nước
Cũng vào hôm 19/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Zeekr đã bán ô tô đi kèm bảo hiểm đã được mua trước đó để thổi phồng doanh số bán hàng.
Đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất ô tô cụ thể bị nêu tên và bêu riếu.
Trong một bài báo trang nhất, tờ China Securities Journal đã phỏng vấn những người mua xe Zeekr ở các thành phố như Quảng Châu và Trùng Khánh, những người mà tờ báo cho biết đã phát hiện ra xe của họ đã có hợp đồng bảo hiểm trước khi được bán cho họ.
Họ cho biết họ đã bị từ chối hoàn tiền, mặc dù họ cảm thấy mình bị lừa dối.
Tờ báo đã đặt câu hỏi về doanh số bán hàng cao bất thường của Zeekr tại các thành phố Thâm Quyến và Hạ Môn vào tháng 12.
Doanh số hãng báo cáo tại Hạ Môn đã tăng vọt lên 2.737 xe trong tháng đó, gấp hơn 14 lần mức trung bình hàng tháng.
Hãng tin Reuters không thể xác định bao nhiêu trong số đó có thể đã được ghi nhận sớm.
Tờ China Securities Journal cũng đặt câu hỏi về doanh số của Neta và cho rằng có những điều bất thường.
Reuters là bên đầu tiên đưa tin chi tiết cách hãng Neta thổi phồng doanh số bán hàng.
Zeekr, Zhejiang Hozon New Energy Automobile, công ty sở hữu Neta, và công ty Xiamen C&D không trả lời yêu cầu bình luận vào hôm 19/7.
Một người phát ngôn của nhà sản xuất xe Geely cho biết: "Geely kiên quyết bác bỏ báo cáo do China Securities Journal đưa ra."
Người phát ngôn từ chối bình luận về những phát hiện của Reuters hoặc cung cấp thêm chi tiết.
Ông Li Yanwei, một nhà phân tích của Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc, nói mình tin rằng các công ty đã thực hiện các hành vi như vậy để tô điểm cho các báo cáo tài chính của họ và đạt được các mục tiêu hiệu suất.
"Cách tẩy trắng hiệu suất này không nên được khuyến khích," ông viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo vào hôm 19/7.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư, chuyên theo dõi ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, đánh giá hiệu suất và ước tính mức tồn kho bằng hai bộ dữ liệu bán hàng.
Số liệu bán sỉ do các nhà sản xuất ô tô báo cho hiệp hội ngành cho thấy doanh số bán hàng từ các nhà sản xuất ô tô đến các nhà môi giới, trong khi dữ liệu bán lẻ được tổng hợp từ hồ sơ đăng ký bảo hiểm cho thấy doanh số bán hàng đến từ người dùng.
Một số xe không km đã qua sử dụng được xuất khẩu để bán dưới dạng xe cũ ở nước ngoài, nhưng các nhà phân tích và môi giới cho biết khối lượng bán hàng trong nước cao hơn đáng kể, khi khách hàng Trung Quốc trên toàn quốc mua những gì họ tin là xe mới giảm giá, chỉ để sau đó phát hiện là bảo hiểm của xe không đứng tên họ.

Xe xuất khẩu đang chờ được xếp lên tàu tại một nhà ga ô tô, chụp vào ngày 10/7/2025 ở Thượng Hải, Trung Quốc (hình minh họa)
Áp lực lên các nhà môi giới
Tháng trước, tờ Nhân dân Nhật báo thuộc sở hữu nhà nước, cơ quan ngôn luận của Đảng ******** cầm quyền Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận lên án việc bán xe không km đã qua sử dụng trong nước và liệt kê vô số tác hại mà thực tế này gây ra cho ngành và người mua.
Tháng này, bốn hiệp hội môi giới có trụ sở tại Vùng châu thổ sông Dương Tử giàu có đã thúc giục các nhà sản xuất ô tô đặt cho họ các mục tiêu bán hàng và chính sách khuyến khích hợp lý hơn.
Họ cho biết các môi giới đang bị buộc phải làm sai lệch doanh số bán hàng, mà không cung cấp chi tiết.
Hãng xe Neta đã ghi nhận doanh số bán hàng sớm bằng cách sắp xếp các hợp đồng bảo hiểm cho xe trước khi gửi chúng đến các đại lý, theo các hồ sơ được chia sẻ với Reuters và một người môi giới xe cho thương hiệu này.
Các hồ sơ chứa thông tin chi tiết về từng xe và các hợp đồng bảo hiểm đã mua cho chúng, cùng tên của các đại lý bảo hiểm.
Các đại lý có thể tham khảo những điều này khi họ tìm thấy người mua để chuyển đổi hợp đồng bảo hiểm, theo các bản sao mà Reuters đã xem.
Công ty Neta đã ghi nhận doanh số bán hàng sớm 64.719 xe theo cách này.
"Trong trường hợp của Neta, công ty đã nói rõ với các đại lý rằng những chiếc xe đã được mua bảo hiểm trước thời hạn và do đó được tính là đã bán," người môi giới cho biết, với điều kiện giấu tên vì sợ bị công ty trả đũa.
"Chúng tôi phải giải thích với người mua rằng bảo hiểm giao thông là bổ sung và nhắc họ rằng nó sẽ hết hạn sớm hơn và nên được gia hạn đúng hạn," ông nói.
Nhưng ba người mua xe Neta, những người yêu cầu giấu tên, cho biết các đại lý đã không nói với họ rằng các hợp đồng bảo hiểm đã bắt đầu từ rất lâu trước ngày mua và chỉ phát hiện ra khi các hợp đồng đã hết hạn.
Người môi giới cho biết Neta bắt đầu làm điều này vào cuối năm 2022 để nhận các khoản trợ cấp xe điện dự kiến sẽ kết thúc vào năm đó.
Doanh số của Neta đạt đỉnh vào năm 2022 khi hãng được xếp hạng là nhà sản xuất xe điện mới lớn thứ tám tại Trung Quốc với doanh số 152.000 xe.
Doanh số giảm vào năm ngoái xuống còn 87.948 xe, bao gồm 23.399 xe xuất khẩu, trong khi hãng đã bán được 1.215 xe trong quý đầu tiên năm 2025, theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Thương hiệu này đã gặp khó khăn tài chính kể từ cuối năm 2024, và chủ sở hữu của nó, Zhejiang Hozon New Energy Automobile, đã tiến hành các thủ tục phá sản tại Trung Quốc vào tháng trước, theo truyền thông nhà nước.
'Cứ làm đi'
Một người môi giới xe Neta cho biết nhiều chiếc xe không km đã qua sử dụng mà ông nhận được từ công ty vẫn nằm trong kho của ông và chưa bán được.
Công ty "chỉ có một thông điệp: Cứ làm đi, mọi người khác đều đang làm".
Hãng Zeekr, đang được công ty Geely Auto tư nhân hóa, đã ghi nhận doanh số bán hàng với sự giúp đỡ của Xiamen C&D, công ty điều hành các đại lý của Zeekr và các thương hiệu khác.
Xiamen C&D đã mua bảo hiểm và đăng ký các phương tiện dưới tên của hai công ty con vào tháng 12, cho phép Zeekr tính doanh số trước cuối năm, theo bốn môi giới, hai người mua xe và thông tin trên một biên lai.
Các môi giới của Zeekr đã bán một số xe trong những tháng tiếp theo cho người mua ở các thành phố khác như Bắc Kinh và Trùng Khánh, các nguồn tin cho hay.
"Người bán hàng của Zeekr nói rằng chiếc xe sẽ rẻ hơn 3.000 nhân dân tệ (gần 11 triệu đồng) so với một chiếc xe tôi sẽ mua ở cửa hàng và tôi cũng sẽ nhận được phiếu giảm giá sạc trị giá 10.000 nhân dân tệ (hơn 36 triệu đồng)," một người mua hàng ở một thành phố phía nam khác cho biết.
Ông từ chối nêu tên, vì lo ngại bị nhà sản xuất ô tô trả thù.
Tờ China Securities Journal đưa tin rằng hầu hết các chủ sở hữu mà tờ báo đã trò chuyện đều cho biết xe của họ được nhận bảo hiểm từ Xiamen C&D và các chi nhánh của công ty này.
Dữ liệu của Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc cho thấy 2.508 trong số 2.737 doanh số của hãng Zeekr ghi nhận tại Hạ Môn vào tháng 12 được bán cho các công ty, trong khi 257 chiếc được bán cho những người mua riêng lẻ.
Nhưng dữ liệu do cục quản lý phương tiện của Hạ Môn công bố cho thấy chỉ có 271 xe được đăng ký biển số vào tháng 12, mà những người mua thực sự thường có được khi nhận xe.
Vào tháng 9/2024, Geely, công ty sở hữu Zeekr, đã thông báo sẽ phân phối xe Zeekr tại Việt Nam thông qua hệ thống Tasco. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thông báo không nói rõ sản phẩm nào sẽ được đưa vào thị trường và hệ thống trạm sạc sẽ ra sao.
Sau đó, vào hồi tháng 3/2025, Geely chính thức giới thiệu ba mẫu xe - xe thể thao đa dụng Geely Coolray và Monjaro cùng xe điện EX5, theo trang web của Tasco.
Zeekr là thương hiệu được thành lập vào năm 2021, trong khi Neta ra đời trước đó bảy năm.
Trang web của Neta không cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường bán xe.

Thị trường bùng nổ hay chiêu trò? Hãng xe điện Trung Quốc thổi phồng doanh số qua bảo hiểm - BBC News Tiếng Việt
Hai thương hiệu xe điện Trung Quốc là Neta và Zeekr đã thổi phồng doanh số bán hàng trong những năm gần đây để đạt các mục tiêu đầy tham vọng.
