Hơn 125.000 lao động bị gián đoạn quyền lợi, cơ quan BHXH không thể không có trách nhiệm

ninecrow

Lỗ đýt gợi cảm
Thống kê mới nhất của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến hết tháng 5.2025, tổng số tiền nợ BHXH trên toàn quốc đã lên tới gần 14.000 tỉ đồng.
Hàng trăm nghìn người lao động đang rơi vào thế "kẹt giữa hai dòng nước". Một mặt không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội (BHXH) do doanh nghiệp nợ đóng kéo dài, một mặt, cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa có cơ chế nào thực sự hiệu quả để bảo vệ họ khi quyền lợi bị treo.
Theo thống kê đến tháng 5.2025, cả nước có gần 14.000 tỉ đồng tiền nợ BHXH, trong đó hơn 4.000 tỉ đồng thuộc nhóm nợ khó thu - đến từ các doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc có lãnh đạo bỏ trốn.

Hệ lụy là hơn 125.000 người lao động bị gián đoạn quyền lợi, nhiều người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa thể làm thủ tục do thiếu thời gian đóng. Thậm chí có người lao động đã mất hoàn toàn cơ hội hưởng lương hưu chỉ vì doanh nghiệp cũ "quên" đóng vài năm trước khi họ nghỉ việc.

Vấn đề ở đây không chỉ là người lao động bị mất tiền, mà còn là mất thời gian, mất quyền lợi, mất cả sự công bằng.

Người lao động đã đóng góp bằng sức lực, đã bị khấu trừ từ lương hàng tháng, nhưng khi cần đến quyền lợi chính đáng thì không biết hỏi ai khi doanh nghiệp phá sản hoặc bên bờ vực phá sản. Điều này rất vô lý khi xét đến khía canh an sinh xã hội của đất nước.

Đáng nói, nguyên nhân của việc nợ BHXH, không chỉ đến từ phía chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, từ chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe, mà còn từ sự lỏng lẻo, chậm phản ứng và nếu không muốn nói là chưa tròn trách nhiệm từ chính hệ thống quản lý an sinh trong việc cảnh báo, ngăn chặn.


call to action icon




Bởi theo quy định tại Luật BHXH 2014, Quyết định 595/QĐ-BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm thu - chi BHXH, đồng thời, cũng là cơ quan theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc, thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH đúng thời hạn quy định.

Để dẫn đến con số gần 14.000 tỉ đồng tiền nợ BHXH, trong đó hơn 4.000 tỉ đồng thuộc nhóm nợ khó thu - đến từ các doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc bỏ trốn và hơn 125.000 người lao động bị gián đoạn quyền lợi như hôm nay là cả một quá trình rất dài. Và cơ quan BHXH không thể không có trách nhiệm trong chuyện này.

Trong quá khứ, đã từng có đề xuất sử dụng phần lãi đầu tư quỹ BHXH để tạm ứng quyền lợi cho người lao động bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đề xuất này gặp nhiều ý kiến phản đối lo ngại tạo tiền lệ xấu khi doanh nghiệp sẽ “ỷ lại”.

Thực tế cho thấy đây là đề xuất có tính nhân văn và là giải pháp khả dĩ để bảo vệ trước mắt cho hơn 125.000 người lao động bị gián đoạn quyền lợi, cần cân nhắc đề xuất để sớm được luật hóa, trong khi chờ các giải pháp dài hơi khác có tính đồng bộ, căn cơ và hiệu quả hơn.


call to action icon




Bảo hiểm xã hội là trụ cột an sinh quốc gia, nhưng nếu luật pháp không bảo vệ người đóng một cách hiệu quả, nhất là khi họ bị xâm hại từ bên thứ ba, thì hệ thống này chưa hoàn thành một trong những chức năng quan trọng là bảo vệ người yếu thế.

Khi người lao động bị “kẹp” giữa doanh nghiệp và cơ chế chính sách, pháp luật, không được hưởng lương hưu dù đã đến tuổi, không được trợ cấp ốm đau dù đang bệnh tật, thì khủng hoảng, không chỉ là tài chính, mà cả niềm tin.
 

Có thể bạn quan tâm

Top