
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ba mũi nhọn được kỳ vọng đưa kinh tế Việt Nam đột phá: đầu tư hạ tầng hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và sự hình thành các trung tâm tài chính quốc tế.
Các công trình hạ tầng trọng điểm chính phủ giao khối tư nhân triển khai được xác định là lực đẩy quan trọng đưa kinh tế Việt Nam bứt tốc. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển mang lại bài học nào cho Việt Nam?
Đòn bẩy tạo kỳ tích cho những con rồng châu Á
Trong hành trình trở thành “con rồng châu Á”, Hàn Quốc đã đặt nền móng phát triển bằng hạ tầng giao thông, tiêu biểu là tuyến cao tốc Gyeongbu nối Seoul và cảng Busan. Dù đối mặt hoài nghi vì chi phí khổng lồ, địa hình phức tạp và thiếu kinh nghiệm, dự án vẫn được hoàn thành sau 2,5 năm - sớm hơn kế hoạch một năm. Tuyến đường dài 428 km huy động gần 9 triệu nhân công, chi phí tương đương ¼ GDP năm 1967, kết nối khu vực chiếm 63% dân số và 80% sản lượng công nghiệp cả nước.
Các công trình hạ tầng trọng điểm chính phủ giao khối tư nhân triển khai được xác định là lực đẩy quan trọng đưa kinh tế Việt Nam bứt tốc. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển mang lại bài học nào cho Việt Nam?
Đòn bẩy tạo kỳ tích cho những con rồng châu Á
Trong hành trình trở thành “con rồng châu Á”, Hàn Quốc đã đặt nền móng phát triển bằng hạ tầng giao thông, tiêu biểu là tuyến cao tốc Gyeongbu nối Seoul và cảng Busan. Dù đối mặt hoài nghi vì chi phí khổng lồ, địa hình phức tạp và thiếu kinh nghiệm, dự án vẫn được hoàn thành sau 2,5 năm - sớm hơn kế hoạch một năm. Tuyến đường dài 428 km huy động gần 9 triệu nhân công, chi phí tương đương ¼ GDP năm 1967, kết nối khu vực chiếm 63% dân số và 80% sản lượng công nghiệp cả nước.