Mới 28 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối vì uống trà sữa mỗi ngày suốt 10 năm

Hơn 10 năm uống trà sữa hàng ngày, cô gái 28 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Chị P.T.Y. (sinh năm 1996, ngụ TP.HCM) có thói quen thường xuyên uống trà sữa lề đường từ khi học cấp III, khoảng 2-3 ly mỗi ngày. Có ngày chị Y. không ăn cơm, chỉ uống trà sữa.

Hơn một năm trước, chị Y. nhập Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở, chức năng thận giảm thấp. Đồng thời, chị có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn phải chạy thận cấp cứu.

Bác sĩ Vũ Thị Minh Hoa đang khám cho một bệnh nhân trẻ bị suy thận tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ảnh: T.P.
Chị Y được theo dõi tổn thương thận cấp nghi do độc chất, theo dõi bệnh thận mạn giai đoạn 5, tăng huyết áp, thiếu máu, chạy thận cấp cứu. Sau hơn 3 tháng, các bác sĩ ghi nhận chức năng thận của bệnh nhân không phục hồi, xác định đã suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiện bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại bệnh viện.

Cũng chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là anh N.M.T. (sinh năm 1999). Anh T. có thói quen uống khoảng 10 lon nước ngọt/ngày trong hơn 5 năm.

Tháng 3 vừa qua, anh T. có triệu chứng mệt, mờ mắt, đau đầu, huyết áp cao nhưng không đi khám. Hai tuần sau thấy mệt nhiều hơn, đi khám tại một bệnh viện, anh được chẩn đoán tổn thương thận cấp. Bệnh nhân về nhà tự uống cỏ mực trong 4-5 ngày nhưng không cải thiện.

Khi anh T. đến khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị phù hai chân, nhìn mờ, chức năng thận giảm thấp, chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, thận viêm. Tầm soát toàn bộ các xét nghiệm về các bệnh lý khác có thể gây ra suy thận ở người trẻ đều âm tính, đồng thời bệnh nhân có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn. Bác sĩ xác định bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ 3.

Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, bệnh viện tiếp nhận một trường hợp thanh niên 25 tuổi suy thận cấp, phải chạy thận cấp cứu. Bệnh nhân này cũng thường xuyên uống nước ngọt, khoảng 2-3 lon/ngày trong nhiều năm. Sau khi ổn định chức năng thận, bệnh nhân được cho ra viện nhưng chỉ khoảng 1 tuần sau đã tiếp tục nhập viện vì thận lại tổn thương, phù nề, bí tiểu.

Bệnh nhân trẻ chạy thận ngày càng nhiều

Theo BSCKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân trẻ đến khám thận có tăng so với trước. Khoa đang có khoảng 320 bệnh nhân chạy thận định kỳ, trong đó 15% có tuổi từ 19-40 (trước đây bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 60).

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân lọc máu chạy thận định kỳ. Bệnh nhân dưới 35 tuổi có khoảng 60 người, chiếm 15% tổng số người chạy thận.

Tại Khoa Nội thận - Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhân nội trú và khám từ 300-400 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Trong đó, bệnh nhân trẻ đến khám chiếm khoảng 20%, cá biệt có những bệnh nhân mới chỉ 16 tuổi.

Bệnh nhân suy thận mạn phải chạy thận, lọc máu định kỳ 3 lần/tuần. Ảnh: B.D.
 
t post bài này bị chúng nó nhảy vô cắn quá, kêu uống nước ngọt mà suy thận kìa mày!
 
thế giờ chạy thận rồi thì được uống tẹt ga khỏi phải lo nữa rồi :vozvn (7):
 
Đừng có đổ cho người tiêu dùng 1 thứ như thế. Nhiều người trẻ giờ có uống trà sữa đéo đâu cũng suy thận. Khi mà hiện trạng bây giờ thực phẩm hoá chất độc hại tràn lan thì nó gây hại cho thận rất lớn chứ đéo phải chỉ có trà sữa. Báo cc đéo phản ảnh mấy thằng kiểm soát thực phẩm lại đi đổ cho người tiêu dùng
 
Tao thấy xao lồn , trà sữa hay cơm vào bụng cũng là đường thôi. Uống trà sữa suy thận sao ăn cơm thì đéo sao
 
trà sữa toàn hóa chất uống nhiều toang bộ đồ lòng nói riêng gì thận , chưa kể uống thay cơm , đéo ăn uống thì lấy đâu ra dưỡng chất nuôi cơ thể lại chả suy.
Còn uống nước ngọt nhiều thì tiểu đường ( ngày 10 lon thì tao cũng lạy , tao xưa bê tha lắm ngày cũng 2,3 lon là hết cỡ ) , mà tiểu đường là nguyên nhân lớn nhất gây ra suy thận.
 
mày đọc thêm báo về mật ong nha , khác đấy, trừ phi uống hải mật ong pha đường thôi
Vì mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nên người bị tiểu đường nên tránh sử dụng mật ong cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Cũng chả khác gì, bị tiểu đường dùng Mật ong vẫn tăng đường huyết như thường xem clip phút thứ 5 bác sĩ nó nói đó.
 

Cũng chả khác gì, bị tiểu đường dùng Mật ong vẫn tăng đường huyết như thường xem clip phút thứ 5 bác sĩ nó nói đó.

thì nó nói là dùng liều lượng vừa phải còn gì, chứ có bảo cấm như đường đâu
 
thì nó nói là dùng liều lượng vừa phải còn gì, chứ có bảo cấm như đường đâu
ngọt thì pha mật ong, ko bị tiểu đường
Nguyên câu mày nói đây dùng mật ong không bị điểu đường, còn dưới bài báo này phân tích thành phần mật ong chiếm 81% đường rồi
Còn cái gì dùng chả phải có liều lượng cụ thể thậm chí uống nước nhiều cũng nguy hiểm
 
Top