Đạo lý Ngũ Uẩn

Ngũ Uẩn ( 5 uẩn )

Ngũ Uẩn hay 5 uẩn là tập hợp 5 thành phần : Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức.

Là cách phân tích, chia chẻ 1 chúng sinh để nhìn thấy sự cấu tạo của chúng ta không là 1 khối mà chỉ là các thành tố lắp ráp nên (vô ngã)

fuZcImw.jpg


- Với Sắc là Sắc Pháp và 4 cái còn lại là Danh Pháp.

- Chi tiết hơn thì Thọ là tâm sở Thọ, Tưởng là tâm sở Tưởng, Hành là các hành động thiện ác trong đời và Thức là cái biết đơn thuần không thiện không ác, không buồn không vui của chúng sinh.

Sắc có nghĩa là cái thây mấy chục kg của mình. Nếu không có ý thức thì y chang cái xác chết. Chỉ cái xác thôi thì gọi là sắc. Để gọi là chúng sanh thì phải + thêm 4 cái uẩn còn lại


- Thọ uẩn theo tạng Kinh là cảm giác ( feeling ) của thân và tâm. Thân thì là Khổ và Lạc còn Tâm là Hỷ và Ưu. Trạng thái Xã thì có mặt ở cả 2 thân và tâm.

- Tưởng uẩn là những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trong đời của ta thông qua sách vở, cha mẹ, thầy bạn, cuộc sống hay chiêm nghiệm bản thân ...
- Hành uẩn là các điều mà ta làm trên đời này như ăn cơm, tắm rửa, đi chơi, đi học, hít thở .... Tất cả các hành động đó là chỉ bao gồm thiện và ác.

- Thức uẩn là cái biết đơn thuần về những cái trên. Y chang như một cái máy chụp hình, dùng để ghi nhận và cho 3 cái uẩn kia phân tích.


- Ngũ Uẩn theo định nghĩa Phật Học là làm nên cái gọi là chúng sinh. Cái chúng sinh như con người, con chó, thần, quỷ ... đều là ngũ uẩn. Phật giáo có rất nhiều cách định nghĩa một chúng sinh tùy theo người đó hợp với cách định nghĩa nào.


Vì vậy chấp thủ và Ngũ Uẩn là khổ hay Uẩn thủ là khổ.

Giải thích chữ Uẩn và Uẩn thủ

Trình Bày Pāḷi chú giải của từ UẨN và UẨN THỦ

Trình bày Pāḷi chú giải của từ uẩn

“anekadukkhehi khajjantīti = khandhā”: tất cả pháp bị các khổ nhai ăn do đó gọi là ‘uẩn’. Nghĩa là, 5 uẩn là nơi phát sanh của sự sanh, già, bệnh, chết v.v… nếu không có 5 uẩn, các khổ này cũng không sanh đặng.

Hay 1 phần nữa “suññākāraṁ dhārentīti = khandhā”: những pháp nào tự trì thực tính vô ngã, những pháp ấy gọi là uẩn.

Thông thường, phần lớn chúng sanh trong thế gian này hiểu rằng những sự tồn tại của mình thể hiện qua hành động, lời nói, ý nghĩ, hạnh phúc, đau khổ, vừa lòng, buồn và sự đổi thay của thân v.v… như vậy là thân ta, là của ta, hầu như tất cả đều nói với nhau rằng: Ta nói, ta làm, ta nghe, ta lạc, ta khổ, ta vừa lòng, ta buồn, ta trẻ, ta già, ta đẹp, ta xấu và nếu những biểu hiện này xuất hiện với người khác cũng sử dụng từ người đó, người này làm, nói, nghĩ, lạc, khổ v.v…gom ý nghĩa là mọi vật, mọi thứ trên thế gian này có ta có anh ấy, tất cả cũng đều là ngã kiến cả thảy.

a- Nhưng thật ra, những sự diễn tiến khác khác này không phải là ta, không phải là anh ấy, v.v… mà chỉ là trạng thái của 5 uẩn thực tính, tức là sự thay đổi của thân như là lớn lên, phát triển, già đi, tóc bạc, răng rụng v.v… cả sự chuyển động của thân và lời nói, gọi là ‘sắc uẩn’.

b- Sự cảm giác an lạc, không an lạc, vui, buồn, bình thường là ‘thọ uẩn’.

c- Sự nhớ tưởng các điều được gọi là ‘tưởng uẩn’.

d- Sự muốn được, sự giận dữ, sự mê mờ, đức tin, sự cố gắng, tri kiến thấy biết theo thực tính v.v… mà là biểu hiện tạo tác, sắp xếp trong những tâm cơ tánh này thành ‘hành uẩn’.

e- Sự biết các cảnh khác nhau là ‘thức uẩn’.

Do nhân này, người phối hợp với cả trí văn, trí tư và trí tu biết rằng mọi vật khác nhau trong thế gian này, ngoài 5 uẩn ra không có cái gì khác nữa. Tất cả chỉ có trạng thái vô ngã, còn việc biết rõ trạng thái vô ngã của danh sắc này ở mức độ nào cũng còn tùy vào sức mạnh trí tuệ của người đó theo thứ lớp.

-

UẨN THỦ (Upādanakkhandha)

Pāḷi chú giải về uẩn thủ: “upādānānaṁ gocarā khandhā = upādānakkhandhā”

Uẩn mà là cảnh của thủ, gọi là “uẩn thủ” mà Đức Phật thuyết giảng uẩn thủ từ 5 uẩn đó, cũng để cho được lợi ích trong sự tiến hóa về pháp tuệ quán. Vì người mà tiến hóa pháp tuệ quán đó sẽ phải xác định hay chỉ định 5 uẩn hiệp thế mà thành cảnh của thủ, như là ‘dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ’. Những pháp này phát sanh cũng do chỉ nương sắc và thọ, tưởng, hành, thức hiệp thế làm nhân. Còn thọ, tưởng, hành, thức siêu thế không phải là cảnh của thủ, nghĩa là cả ‘tứ thủ’ đó phát sanh chắc chắn không do pháp siêu thế. Do nhân này, “uẩn thủ” được trình bày một cách riêng biệt.

SADDHAMMA JOTIKA DHAMMĀCARIYA
Abhidhammattha-saṅgaha

- Các hệ phái khác hay có câu :" Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệt phục như thị". Tức là không có sắc thọ tưởng hành thức gì hết. Tất cả chỉ là không
- Phật giáo nguyên thủy không có định nghĩa lạ lùng như vậy. Ngũ uẩn là có chứ tại sao lại không. Nhưng mà trong cái ngũ uẩn đó không có cái gọi là chúng sinh. Chúng sinh là ngũ uẩn tạo thành. Khi chẻ cái ngũ uẩn đó làm 5-10 thì chúng sinh đâu ?

Đó là khái niệm định nghĩa Ngũ Uẩn rốt rao theo ngôn ngữ hiện đại. Có thể t sẽ bổ sung và nói sau thêm trong bài này hoặc bài sau :d
 
Sửa lần cuối:
Top