Người dân thắc mắc: Sao lại dùng biện pháp thổi bụi từ chỗ này sang chỗ khác. Nhà thầu trả lời: Vì dễ làm, chi phí thấp.

Bạn đọc

14

Chọn cỡ chữ

Chia sẻ

FacebookTwitterSao chép liên kết

Nghe đọc bài

Bạn đọcPhản hồiĐường dây nóngTiêu điểmChia sẻ

16/07/2025 16:22 GMT+7

Trở lại chủ đề

Bụi mù mịt trên công trường cao tốc, sao lại dùng 'kỹ thuật' thổi bụi từ chỗ này sang chỗ khác?

ĐOÀN CƯỜNG

Nhiều bạn đọc bày tỏ sự lo ngại cho sức khỏe người dân khi gặp cảnh làm đường bụi mù mịt do dùng máy thổi bụi, và lo lắng về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Dùng máy nén khí thổi bụi bay mù mịt trên công trường - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin qua hai bài viết: "Dùng máy thổi bụi mù mịt trên công trường làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan" và "Thổi bụi mù mịt trên công trường làm đường cao tốc: Còn cách nào khác không?", phản ánh việc công nhân sử dụng máy nén khí thổi bụi bay mù mịt trên công trình làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (Đà Nẵng).

Người đi đường bất ngờ khi gặp cảnh một số công nhân dùng máy nén khí thổi bụi bay mù trời. Một số người đi xe máy qua đây phải lấy tay che mũi, miệng để tránh bụi bặm.

Nhiều bạn đọc đã phản hồi trước thông tin trên. Bên cạnh những ý kiến bức xúc về cách làm trên, nhiều bạn đọc cũng gợi ý một số giải pháp để giảm bụi, hạn chế ảnh hưởng đến người đi đường.

Bụi bay mù mịt, người đi đường và dân xung quanh "lãnh đủ"

Bạn đọc Pha SiL bức xúc: "Nhiều nơi việc làm sạch mặt đường đều làm như thế này, một việc làm không nên mà các đơn vị thi công sử dụng, từ ngoại ô đến nội đô đi đâu cũng thấy cả".

Dùng máy thổi bụi mù mịt trên công trường làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy LoanBụi đường như sương mù, dân phải bịt khẩu trang cả ngàyThi công đường dùng máy nén khí thổi bụi mù mịt, dân bức xúc livestream

Còn theo bạn đọc Lệ Hoa, "dù tiến độ thi công là quan trọng, nhưng không thể đánh đổi bằng việc hy sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng như vậy".

Tương tự, bạn đọc Kim Liên cho rằng: "Bụi mù mịt như vậy gây hại sức khỏe của người lao động và người dân sống gần khu vực công trường".

"Không ai đi chọn cách làm như vậy cả. Trong khi không khí đang bị ô nhiễm. Cơ quan quản lý, nhà thầu phải đưa giải pháp tốt hơn chứ", bạn đọc có tài khoản Ct le lên tiếng.

Theo bạn đọc tài khoản abc, nhiều công trình làm đường ở khu đông dân cư đều thổi mù mịt như trường hợp trên. Đó là "kiểu làm vô trách nhiệm, sao không hút bụi?". "Kỹ thuật này gọi là thổi bụi qua chỗ khác", bạn đọc Peter bức xúc.

Bạn đọc Quang Minh nhận định rằng cách làm như vậy quá lạc hậu. "Làm thì bụi, mưa mới chút là nước chảy hết vô nhà dân do đường cao hơn. Dân nói thì kêu làm theo thiết kế", bạn đọc Thạnh chia sẻ thêm.

Trong khi đó bạn đọc có tài khoản 122n****@gmail.com cho biết tình trạng trên lâu rồi. "Có lần tôi lái xe qua đây, gặp tắc đường phải quay lui tìm tuyến đường khác để đi".

Hay theo bạn đọc Sa Trung Thổ, tại khu vực bạn đọc này đang có công trình thì công. Mấy hôm nay dự án đường dẫn cầu do chuẩn bị cán nhựa nóng nên họ dùng máy xịt bụi cát bay mù trời...


Người dân đi qua đoạn bụi bay mù mịt trên công trường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Có nhiều giải pháp thay vì thổi bụi

Bạn đọc Tín Nguyễn thắc mắc tại sao lại không là phương pháp hút? Bạn đọc Thu Hiền cũng có chung ý kiến: "Sao không hút vào bình nước mà lại thổi ra như thế?".

Advertisements

Trong khi đó bạn đọc Ái Nhi gợi ý: "Các nhà thầu cần áp dụng triệt để các biện pháp giảm bụi như tưới nước, che chắn, hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến hơn".

"Sao không sử dụng xe phun nước, vòi phun nước áp suất cao để làm sạch đường như các nước?", bạn đọc Phong đặt câu hỏi. "Tôi thấy tưới nước cũng được mà, giá cả thì chắc cũng không nhiều mà hiệu quả hơn nhiều", bạn đọc Phong chỉ ra.

Còn bạn đọc Hieu Nguyen thì gợi ý: "Nên mua thêm máy hút bụi lắp thêm túi lọc để trên giàn kéo (như trong nhà máy xay xát túi lấy cám) sẽ giảm được 80% bụi". Hoặc "có thể dùng phun lớp asphalt lỏng tạo kết dính", bạn đọc Phong gợi ý thêm giải pháp khác.
 

Có thể bạn quan tâm

Top