

Người Trung Quốc có ăn lòng se điếu?
Lòng heo hay các loại gia cầm - món ăn gây tranh cãi nhưng đầy cuốn hút - từ lâu đã là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Trung Hoa với vị đậm đà, cách chế biến đa dạng.

![]() |
Lòng heo được chế biến thành nhiều món ăn ở Trung Quốc. |
Phần ruột heo nhiều mỡ có thể được hầm với nhiều loại thảo mộc và gia vị, chiên giòn hoặc kho với nước sốt đậm đà. Trong khi đó, ruột vịt hay ngỗng - “nhẹ” và giòn hơn - thường là tâm điểm trong những nồi lẩu Tứ Xuyên cay nồng.
“Không phải ai tôi quen cũng thích món lòng, dù là lòng heo hay gia cầm, đây là kiểu món ăn bạn chỉ có thể yêu hoặc ghét”, Wu Li chia sẻ. Cô luôn gọi một vài đĩa lòng ngỗng khi ăn lẩu.
“Tôi là fan của lòng vịt và ngỗng. Chúng không quá nặng mùi, không có nhiều mỡ, lại giòn và ngon khi nhúng lẩu cay. Với người mới thử món ăn từ nội tạng, tôi nghĩ lòng vịt hoặc ngỗng khá dễ tiếp cận. Riêng lòng heo, tôi ăn được phiên bản xào cay hay chiên giòn. Vị của chúng khá mạnh và béo, nhưng đúng là không hợp với chuẩn ăn uống lành mạnh”.
Kỳ công sơ chế
Lòng là nguyên liệu rất khó xử lý vì đặc tính: dơ, nhiều mỡ và có mùi mạnh. Để nấu được lòng, công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất luôn là làm sạch, cần kỹ và lâu để loại bỏ mùi và cặn bẩn.Dù có thể ăn lòng ở ngoài tiệm để tiện lợi và đỡ cực hơn, nhiều người Trung Quốc vẫn chọn cách tự chế biến tại nhà vì vấn đề vệ sinh.
![]() |
Món lòng heo kho cay. |
Không có khái niệm lòng se điếu (hay phèo hai da) ở Trung Quốc. Tại quốc gia tỷ dân, lòng heo thường được chia làm 3 loại chính: lòng lớn, lòng nhỏ và phần đầu lòng. Mỗi phần có lượng mỡ và hương vị khác nhau. Phần đầu lòng thường béo ngậy hơn.
Trước khi chế biến, lòng cần được luộc sơ với gừng, tiêu, rượu nấu ăn và nước tương để khử mùi. Khi chín và để nguội, lòng có thể dùng để xào, kho hoặc cấp đông.