Nhạc sĩ Văn Giảng và ca khúc bất tử “Ai Về Sông Tương”

van-giang1.jpg


“Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của Thông Đạt, một bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát được sáng tác năm 1949 ở Huế và được nhạc sĩ Mạnh Phát hát lần đầu trên đài Pháp Á. Lúc bấy giờ, Mạnh Phát là một trong những ca sĩ hát tân nhạc nổi tiếng nhất thập niên 1940 – 1950.





Click để nghe Mạnh Phát hát Ai Về Sông Tương, bản thu âm thập niên 1950 trong dĩa Phillips


Hơn 70 năm trôi qua, nhưng Ai Về Sông Tương vẫn được nhiều thế hệ yêu thích vì lời hát tha thiết, êm đềm, như lời tình tự mà những người yêu nhau muốn gửi đến cho nhau:

Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em
Mơ hoài hình bóng không quên
Hương tình mộng say dịu êm…





Click để nghe Hà Thanh hát Ai Về Sông Tương trước 1975



Nhạc sĩ Văn Giảng vốn sinh trưởng và làm việc ở Huế trước khi chuyển vào Saigon sau sự kiện Mậu Thân 1968. Nơi ông sống có dòng Hương Giang hiền hòa thơ mộng. Tuy nhiên bài hát nổi tiếng nhất của ông lại là “Ai Về Sông Tương chứ không phải là “Ai Về Sông Hương”. Vì sao lại như vậy?

ns-van-giang.jpg
Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt)
Hoàn cảnh sáng tác bài hát này, theo bài viết của một học trò cũ của nhạc sĩ Văn Giảng tại Huế là Trần Kim Đoàn, cho biết là khi nhạc sĩ Văn Giảng đứng lớp giảng dạy, ông thường kể cho học trò về các giai thoại âm nhạc. Một lần, nhạc sĩ cao hứng kể về ca khúc “Ai Về Sông Tương”. Câu chuyện như sau:

Thời trẻ, nhạc sĩ Văn Giảng ở trong Thành Nội và yêu một cô gái bên làng Kim Long. Làng này nằm bên bờ sông Hương, nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp được các đời vua Nguyễn tuyển chọn vào cung. Chuyện tình của Văn Giảng và cô gái làng Kim Long diễn ra rất ngắn ngủi vì gia đình nho phong của cô gái không có cái nhìn thiện cảm với những người nghệ sĩ thích đàn ca hát xướng như nhạc sĩ Văn Giảng, vốn bị người đời gán cho cái tội “xướng ca”. Vậy là họ chia tay và cô gái đi lấy chồng.

Nhiều năm sau, nhạc sĩ Văn Giảng vào rạp cine Tân Tân ở gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc Sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Bỗng ở hàng ghế trước mặt, ông thấy một cô gái tóc dài. Tuy nhìn không rõ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đã làm sống lại hình ảnh người tình Kim Long khi xưa. Nhạc sĩ Văn Giảng bị xúc động mạnh đến nỗi không thể ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim. Ông vội vàng ra khỏi rạp, rồi cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier của mình chạy xe dọc theo bờ sông Hương đến cửa Thượng Tứ để về nhà ở Thành Nội.

Trong thoáng chốc, dòng sông Hương hiện ra như dòng sông Tương chia biệt trong truyện tình cổ thư Trung Quốc. Về đến nhà, nhạc sĩ thả ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, rồi vội vã vào nhà lấy giấy bút, hoàn thành bản nhạc bằng tất cả những hoài niệm và xúc cảm chấn động dị thường như thể có phép màu. Bản nhạc Ai Về Sông Tương được nhạc sĩ cấp tốc hoàn thành chỉ trong vòng mười lăm phút!
 
Những bài cũng chỉ để tiếc thương cho những nhạc sĩ, trí thức tài năng bị cuốn vào vòng quay lịch sử dân tộc.
 

Có thể bạn quan tâm

Top