Nhiều nông dân ở Lâm Đồng bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua máy bay không người lái để phục vụ công việc làm vườn

VIP0005

Đàn iem Duy Mạnh

Có khoản lợi nhuận cao từ sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân ở Lâm Đồng bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua máy bay không người lái để phục vụ công việc làm vườn.

Nông dân Hoàng Văn Đạt, một trong những hộ sản xuất cà phê lớn tại xã Phúc Thọ, tỉnh Lâm Đồng với hơn 10ha, đang tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Mùa vụ vừa qua, vườn cà phê của gia đình anh Đạt mang lại doanh thu gần 1 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công, lợi nhuận thu về đạt gần 500 triệu đồng.

Nông dân chi hàng trăm triệu đồng mua “máy bay” để làm vườn - 1

Anh Hoàng Văn Đạt bên chiếc Drone nông nghiệp có giá 360 triệu đồng (Ảnh: Minh Hậu).

Để tối ưu hóa quy trình sản xuất, anh Đạt đã mạnh dạn đầu tư 360 triệu đồng mua chiếc Drone nông nghiệp (máy bay không người lái) chuyên dụng để phun thuốc bảo vệ thực vật. Việc sở hữu thiết bị này đòi hỏi anh phải hoàn tất các thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng địa phương.

Anh Đạt cho biết việc ứng dụng Drone giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

"Trước đây, tôi phải dùng máy phun áp lực cao, cầm vòi phun từng hàng cây, mất tới 3 ngày liên tục mới hoàn thành việc phun thuốc cho 1ha cà phê", anh Đạt chia sẻ.

Để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định, mỗi lần bay phun thuốc, anh Đạt đều phải thông báo trước cho cơ quan quản lý địa phương.

Theo anh Đạt, việc phun thuốc bảo vệ thực vật được anh thực hiện vào đầu mùa mưa để phòng trừ các loại sâu, bệnh gây hại.

"Tôi sử dụng các loại chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trong danh mục được phép sử dụng để phun cho cây trồng nên đảm bảo về môi trường, sức khỏe. Việc phun thuốc được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo thời gian cách ly, không ảnh hưởng đến sản phẩm khi thu hoạch", anh Hoàng Văn Đạt chia sẻ.

Không chỉ hộ cá thể, các hợp tác xã cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’Nàng (xã Đam Rông 1, Lâm Đồng) gần đây đã đầu tư Drone nông nghiệp để phun thuốc cho hơn 100ha chuối.

Ông Nguyễn Huy Phương, Giám đốc Hợp tác xã, cho biết trước đây, việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho 100ha chuối đòi hỏi 30 nhân công làm việc liên tục theo hình thức cuốn chiếu, với chi phí nhân công 400.000-500.000 đồng/người/ngày.

"Giờ đây, với Drone nông nghiệp, chúng tôi chỉ cần một nhóm 3 người để vận hành và hoàn tất việc phun thuốc cho 100ha chuối chỉ trong khoảng 1 tháng.
Đối với cây chuối, chúng tôi thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại khi cây chưa trổ bông, làm buồng.

Các loại thuốc dùng để phun là thuốc sinh học, thuốc thuộc danh mục được phép sử dụng. Đặc biệt, từ ngày phun đến ngày thu hoạch đều được chúng tôi giám sát, cách ly đúng quy định", ông Phương nhấn mạnh sự thay đổi vượt bậc.

Tại xã Đạ Huoai 2, Lâm Đồng, sầu riêng là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, với thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng/ha/vụ. Nhận thấy tiềm năng, người dân địa phương không ngừng mở rộng diện tích và đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nông dân chi hàng trăm triệu đồng mua “máy bay” để làm vườn - 2

Một góc vườn chuối của Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’Nàng (Ảnh: Minh Hậu).

Một cán bộ xã Đạ Huoai 2 tiết lộ, khoảng 30 hộ dân trên địa bàn đã đầu tư máy bay không người lái để phun thuốc cho vườn sầu riêng.

"Drone nông nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân chủ động, rút ngắn thời gian phun thuốc và tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, thuốc bảo vệ thực vật so với phương pháp truyền thống", vị cán bộ này nhận định.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lâm Đồng, khẳng định địa phương luôn khuyến khích việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Phúc cũng lưu ý, việc mua sắm và sử dụng Drone nông nghiệp phải tuân thủ các quy định về đăng ký với cơ quan chức năng. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc cho cây trồng thuần, diện tích lớn để tăng hiệu quả.
 
Nông dân Hoàng Văn Đạt, một trong những hộ sản xuất cà phê lớn tại xã Phúc Thọ, tỉnh Lâm Đồng với hơn 10ha, đang tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Mùa vụ vừa qua, vườn cà phê của gia đình anh Đạt mang lại doanh thu gần 1 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công, lợi nhuận thu về đạt gần 500 triệu đồng.
:)) :)) =)) :boss: vườn cà phê hơn 10ha của anh Nông dân Hoàng Văn Đạt ở Lâm Đồng có doanh thu gần 1 tỷ đồng !!!,,,,,,,,,,,,,.......................................
 

Có thể bạn quan tâm

Top