Những liệt sỹ tuổi 20 "xương thành đá, máu thành hoa" viết nên hòa bình

Những người lính hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa kịp viết trọn 1 lá thư, chưa kịp nói lời yêu thương cuối cùng với gia đình. Nhưng các anh đã kịp hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.​

Năm 1971, chàng tân sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Ngọc Việt (SN1953, quê Thanh Hóa) quyết định xếp bút nghiên, tình nguyện lên đường ra mặt trận như bao bạn bè đồng trang lứa. Khi ấy, chàng trai này vừa mới nhập học được 2 tháng.

Chiến tranh khốc liệt, năm 1972, anh hy sinh khi đang cùng đồng đội chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, tuyến lửa của Tổ quốc.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 1

Chiến sỹ Bùi Ngọc Việt là một trong hơn 10.800 liệt sỹ được quy tập tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9. Đây là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh trên chiến trường Quảng Trị và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả tại nước bạn Lào.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 2

Các phần mộ liệt sỹ nằm yên nghỉ giữa khuôn viên cỏ cây xanh mát, như những chứng nhân lịch sử đời đời kể về một trang hào hùng của dân tộc.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 3

Trong những ngày tháng 7 khi cả nước hướng về lớp lớp thế hệ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đoàn công tác báo Dân trí, Bệnh viện 19-8 và Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity đã có chuyến hành trình ý nghĩa đến các địa chỉ đỏ tại Quảng Trị.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 4
Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 5

Chiều 8/7, trước Đài tưởng niệm Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, đoàn công tác thành kính dâng hương, hoa, dành phút mặc niệm tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 6

Họ chưa kịp viết trọn một lá thư, chưa kịp nói lời yêu thương cuối cùng với cha mẹ nhưng đã kịp hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của dân tộc.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 7
Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 8

Các anh hùng liệt sỹ an nghỉ nơi đây có người là bộ đội chủ lực, có người là bộ đội địa phương, thanh niên xung phong... đến từ khắp mọi miền quê trên dải đất hình chữ S. Các anh đã mãi mãi nằm xuống để đất nước “đứng lên”.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 9
Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 10

Phần mộ của các liệt sỹ đã có thêm những nén hương, những lời bái vọng tri ân từ thế hệ trẻ. Mỗi nén hương được thắp lên không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn là một lời hứa: Thế hệ mai sau sẽ mãi không quên công lao của các thế hệ cha anh.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 11

Đứng trước phần mộ số 49, khu vực mộ của các liệt sỹ quê Thanh Hóa, Đại úy Bùi Hoàng Anh (Bệnh viện 19-8) đứng lặng người, cúi đầu trước tấm bia khắc tên người bác ruột, liệt sỹ Bùi Ngọc Việt.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 12

“Năm 1972 khi bác tôi hy sinh, gia đình nhận được giấy báo tử nhưng sau nhiều năm mới tìm được phần mộ để hương khói.

Thấy bác nằm yên nghỉ cùng các đồng đội, phần mộ được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm sóc, gia đình tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng”, Đại úy Hoàng Anh chia sẻ.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 13

Điều gây xúc động mạnh nhất với từng thành viên trong đoàn là những tấm bia mộ trắng xóa, từng hàng, từng hàng dài bất tận. Mỗi tấm bia là một cuộc đời, một câu chuyện về những người lính đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất quê hương.



Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 14

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị là một trong những chiến trường khốc liệt nhất. Hai chữ “Quảng Trị” không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.


Những câu thơ của tác giả Lê Bá Dương khắc họa khúc tráng ca của một trong những trận đánh ác liệt và hào hùng nhất trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước: 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (năm 1972).

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 15

Thành cổ Quảng Trị là điểm đến tiếp theo trên hành trình tri ân các anh hùng liệt sỹ của đoàn công tác báo Dân trí, Bệnh viện 19-8 và Pharmacity.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 16

Năm tháng chiến tranh, hàng trăm nghìn sinh viên của các trường đại học tại Thủ đô Hà Nội đã tình nguyện hướng về Thành cổ Quảng Trị.

Thành cổ Quảng Trị ngày hôm nay còn được ví như nghĩa trang không bia mộ. Nơi đây là nấm mồ tập thể của hàng chục nghìn anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong cơn mưa bom bão đạn của quân thù. Xương thành đá, máu thành hoa.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 17

Tại Đài tưởng niệm Trung tâm Thành cổ Quảng Trị, đoàn công tác thành kính dâng nén hương tri ân những anh hùng đã không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trong suốt 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972), 2 bên đã giằng co từng mét đất, từng ngôi nhà. Thành cổ có diện tích chỉ vài kilomet vuông nhưng đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom và đạn pháo, sức công phá tương đương 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 18

Mỗi chiến sĩ của ta trung bình phải chịu đựng 100 quả bom và 200 đạn pháo. Thị xã Quảng Trị (cũ) bị phá hủy hoàn toàn và Thành cổ cũng bị san phẳng, nhưng ý chí chiến đấu của quân ta vẫn không hề suy giảm.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 19

Câu chuyện lá thư với linh cảm về ngày hy sinh gửi gia đình của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh (Thái Bình) hay bộ quân phục giản dị của người lính Thành cổ được trưng bày trang trọng trong tủ kính là lời nhắc nhở thế hệ trẻ về một thời oai hùng của dân tộc.

“Những câu chuyện ghi vào lịch sử ở nơi đây giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về sự hy sinh và mất mát của một thế hệ những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Chúng tôi nguyện sống, cống hiến bằng cả trái tim với tinh thần trách nhiệm như cách các anh đã sống, chiến đấu và hy sinh”, phóng viên Nguyễn Thế Hưng, báo Dân trí xúc động chia sẻ.

Những liệt sỹ tuổi 20 xương thành đá, máu thành hoa viết nên hòa bình - 20

Trước đó, ngày 7/7, đoàn công tác báo Dân trí cùng Bệnh viện 19-8 đã viếng thăm, dọn dẹp, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Vĩnh Linh.

Hoạt động tưởng niệm, dâng hương tại các địa chỉ đỏ không chỉ là sự tri ân, mà còn dịp giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn giá trị của hòa bình, độc lập hôm nay.

Chương trình Khám bệnh, tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công tại Vĩnh Linh, Quảng Trị nhân dịp 27/7 là chương trình do báo Dân trí phối hợp cùng Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity tổ chức.

Chương trình diễn ra 3 ngày 7-9/7 với các hoạt động chính: khám bệnh, tư vấn sức khỏe, tặng quà tại nhà 5 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 10 thương bệnh binh nặng; khám, tư vấn sức khỏe, tặng quà 300 thương bệnh binh, gia đình chính sách tại địa bàn xã Vĩnh Linh; dâng hương Nghĩa trang liệt sỹ Vĩnh Linh, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị.

Tại chuỗi sự kiện này, báo Dân trí sẽ trao tặng 50 suất quà tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, mỗi suất quà là 1 triệu đồng tiền mặt do bạn đọc báo Dân trí ủng hộ; Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity tài trợ 300 suất quà tặng, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cùng 20 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho 20 em học sinh khó khăn trên địa bàn Vĩnh Linh; đoàn bác sĩ Bệnh viện 19-8 Bộ Công an hỗ trợ khám, tư vấn miễn phí.
 
Top