
Báo cáo cho biết Bắc Kinh đang đẩy mạnh hiện diện quân sự quanh khu vực Nhật Bản, bao gồm sự kiện một tàu sân bay Trung Quốc cùng hai tàu hộ tống đã đi qua vùng biển giữa hai đảo gần Đài Loan vào tháng 9.
"Hoạt động quân sự của Trung Quốc đã tạo ra một tình huống có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Nhật Bản", báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, vào tuần trước, tiêm kích của Trung Quốc đã bay cách máy bay tuần tra Nhật chỉ khoảng 30m trên biển Hoa Đông, và số lần tàu Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong năm 2023 đã lên tới kỷ lục 355 lần.
Tháng trước, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận lần đầu tiên hai tàu sân bay Trung Quốc đồng thời xuất hiện trên Thái Bình Dương, trong đó có tàu đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật. Bắc Kinh đã gọi đây chỉ là "diễn tập thường lệ".
Trước cáo buộc từ phía Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã lên tiếng phản đối, cho rằng báo cáo này "thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc", tuyên bố Bắc Kinh "vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối" và đã gửi công hàm phản đối tới Tokyo.
Trước các diễn biến trên, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và thắt chặt quan hệ với Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực, nhằm nâng cao khả năng phản ứng trước nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Theo báo Financial Times, Lầu Năm Góc đang thúc giục Nhật Bản và Úc làm rõ vai trò của họ nếu Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột liên quan đến Đài Loan.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Elbridge Colby cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang kêu gọi các đồng minh tăng chi tiêu và đóng góp nhiều hơn cho an ninh tập thể. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc trao đổi thẳng thắn này là một phần trong đàm phán giữa Mỹ - Nhật nhằm ngăn nguy cơ Washington áp thuế 25% lên hàng hóa Tokyo từ ngày 1-8.
tuoitre.vn
"Hoạt động quân sự của Trung Quốc đã tạo ra một tình huống có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của Nhật Bản", báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, vào tuần trước, tiêm kích của Trung Quốc đã bay cách máy bay tuần tra Nhật chỉ khoảng 30m trên biển Hoa Đông, và số lần tàu Trung Quốc tiếp cận quần đảo Senkaku (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong năm 2023 đã lên tới kỷ lục 355 lần.
Tháng trước, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận lần đầu tiên hai tàu sân bay Trung Quốc đồng thời xuất hiện trên Thái Bình Dương, trong đó có tàu đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật. Bắc Kinh đã gọi đây chỉ là "diễn tập thường lệ".
Trước cáo buộc từ phía Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã lên tiếng phản đối, cho rằng báo cáo này "thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc", tuyên bố Bắc Kinh "vô cùng bất mãn và kiên quyết phản đối" và đã gửi công hàm phản đối tới Tokyo.

Trước các diễn biến trên, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và thắt chặt quan hệ với Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực, nhằm nâng cao khả năng phản ứng trước nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Theo báo Financial Times, Lầu Năm Góc đang thúc giục Nhật Bản và Úc làm rõ vai trò của họ nếu Mỹ và Trung Quốc xảy ra xung đột liên quan đến Đài Loan.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Elbridge Colby cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang kêu gọi các đồng minh tăng chi tiêu và đóng góp nhiều hơn cho an ninh tập thể. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc trao đổi thẳng thắn này là một phần trong đàm phán giữa Mỹ - Nhật nhằm ngăn nguy cơ Washington áp thuế 25% lên hàng hóa Tokyo từ ngày 1-8.

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự
Nhật Bản cảnh báo các hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh quốc gia, buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố liên minh với Mỹ.