Vozlitisme
Địt Bùng Đạo Tổ

Giảng đạo đức, viết sách dạy làm giàu, đánh bạc: “Giang hồ mạng” nhờn luật?
Từ livestream chửi bậy, khoe tiền đến viết sách dạy làm giàu, dạy cách đánh bạc, nhiều “giang hồ mạng” đang tận dụng độ nổi tiếng để trục lợi bất chấp pháp luật.
“Giang hồ mạng” giảng đạo đức, viết sách dạy làm giàu
Sở hữu các tài khoản mạng xã hội với hàng trăm nghìn lượt theo dõi và hàng triệu lượt thích nhờ các video khoe lối sống giang hồ, ăn chơi, L.C.N tự tin đưa ra dịch vụ quảng bá, kéo view cho các kênh nội dung, nhà hàng, game, quán bar với giá từ 800.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Một giang hồ mạng khác thì chia sẻ về các ứng dụng cờ bạc hoặc thực hiện các ca livestream (phát sóng trực tiếp) nhận quà tặng, bán hàng online… sau khi kênh của mình thu hút lượng xem đông đảo nhờ các nội dung gây sốc.
Cách đây ít lâu, “giang hồ mạng” Huấn “hoa hồng” thậm chí còn bán sách dạy cách kiếm tiền và kinh doanh online. Những tác phẩm này sau đó được cơ quan chức năng xác minh là sách chưa được cấp phép xuất bản và người bán cũng bị xử phạt.
![]()
Nhiều tài khoản xây dựng nội dung "giang hồ mạng để thu hút người xem (Ảnh: Chụp màn hình).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, luật sư TS Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp - cho rằng, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, những năm qua xuất hiện một khái niệm mới - “giang hồ mạng”.
Các “giang hồ mạng” có điểm chung là có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, tạo hình đầu trọc, tóc tạo kiểu hoặc xăm trổ, sẵn sàng văng tục chửi bậy, khoe tiền, đe dọa người này người khác, có nhiều đàn em tung hô. "Các giang hồ mạng" thường “nổ”, khoe chiến tích, thậm chí khoe các hành vi vi phạm pháp luật...
Kết quả xác minh điều tra của cơ quan chức năng thời gian qua cho thấy, các đối tượng “giang hồ mạng” thường liên quan đến việc sử dụng trái phép chất ma túy, buôn bán hàng giả, hàng lậu, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, tàng trữ trái phép vũ khí, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến “giang hồ mạng” ra đời và tồn tại suốt thời gian qua.
“Giang hồ mạng” trở nên nổi tiếng vì có độ nhận diện cao, họ thường đăng các video, hình ảnh độc, lạ, dị hoặc gây sốc... Với tâm lý hiếu kỳ, coi đó là sự giải trí, không ít người đã theo dõi các tài khoản này để có được những thông tin độc, lạ.
Nhiều người quan niệm sai lầm rằng, lên mạng xã hội muốn nói, muốn làm gì cũng được nên sẵn sàng theo dõi các tài khoản mạng xã hội đó để cùng nhau chửi bậy, nói những điều vô bổ.
Đáng chú ý, đa số những người theo dõi tài khoản của các "giang hồ mạng" còn trẻ, trình độ và nhận thức hạn chế, thiếu định hướng, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
Không ít người trẻ còn coi “giang hồ mạng” là một hình tượng để khẳng định mình hay học hỏi cách "va chạm xã hội" để tránh bị bắt nạt. Những nội dung chửi bới, khoe thành tích đánh nhau, lời lẽ ngông cuồng khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là “chất anh hùng”, là “ngầu” và mong muốn bản thân trở nên nổi tiếng và được nhiều người tung hô như thế.
Nhiều “giang hồ mạng” còn xây dựng hình ảnh bản thân như một người hiệp nghĩa, sẵn sàng xả thân vì anh em bạn bè, sẵn sàng bênh vực người yếu, tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người khó khăn...
Nhiều bạn trẻ vì thế cho rằng, những giang hồ mạng này dám sống thật với bản thân, dám hi sinh vì chính nghĩa. Các câu chuyện hư cấu, các tình huống các đối tượng tự dựng lên để đánh bóng tên tuổi, khoe chiến tích đã chiếm được lòng tin của nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết.
“Các hình ảnh, clip ăn chơi, thác loạn, khoe cuộc sống giàu có của các giang hồ mạng khiến cho nhiều bạn trẻ nghĩ rằng việc kiếm tiền đơn giản, không cần học hành, không cần cố gắng, chỉ cần có “bản lĩnh”, gọi là “ngầu”, sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, có nhiều anh em chiến hữu là có vị thế trong xã hội, có thể làm mọi điều mình muốn...”, luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
![]()
Lê Văn Phú, tức Phú Lê, bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) xử phạt vì có hành vi dàn dựng clip đánh bạc dưới hình thức chơi "xóc bầu, tôm, cua, cá" rồi đăng lên mạng xã hội để hút tương tác, bán hàng (Ảnh: Chụp màn hình).
Về phía các “giang hồ mạng”, sự tung hô của người xem khiến các giang hồ mạng ngày càng liều lĩnh, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật đến mức bị cơ quan chức năng xử lý hành chính hoặc hình sự.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, với chính sách của các nền tảng mạng xã hội, chủ tài khoản có nhiều người theo dõi được coi là những người nổi tiếng, có thể được trả tiền từ nhà mạng, có thể tham gia các hoạt động quảng cáo.
“Các giang hồ mạng” vì thế có thể bán hàng trực tuyến, nhiều đối tượng bán được rất nhiều hàng, thu được số tiền lớn, không ít các trường hợp bán hàng giả, hàng lậu...
Khi có được tiền từ mạng xã hội, các đối tượng tiếp tục sử dụng tiền để đánh bóng tên tuổi, làm từ thiện, rao giảng đạo đức, thậm chí còn viết sách, dạy làm giàu... khiến nhiều người trẻ bị lôi kéo bởi tiền bạc, bởi sự nổi tiếng và cách sống “ngông, ngầu” theo kiểu “giang hồ mạng”. Nhiều người vì thế coi “giang hồ mạng” là một nghề để kiếm tiền.
![]()
Nguyễn Thành Long - Tiến "Bịp'' thường quay clip về chơi cờ bạc gian lận, bày tỏ quan điểm "giang hồ mạng'' và có nhiều phát ngôn rao giảng đạo lý (Ảnh: Chụp màn hình).
Xử lý chưa nghiêm dẫn đến nhờn luật
Luật sư TS Đặng Văn Cường cho rằng, pháp luật đã quy định về những hành vi bị cấm trên không gian mạng theo Điều 8 Luật An ninh mạng.
Các hành vi bị cấm đó bao gồm: Hành vi đưa thông tin bịa đặt, xuyên tạc hoặc có những hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; hành vi chửi bới xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; những hành vi có những chất bạo lực; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội...
Việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng đều bị cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhiều "giang hồ mạng" hiện nay có những lời lẽ, hành xử đi quá giới hạn pháp luật cho phép, ít nhất là cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, theo luật sư TS Đặng Văn Cường, việc xử lý với các đối tượng này còn chậm trễ, chưa triệt để dẫn đến nhiều đối tượng nhờn luật, thậm chí tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sau khi đi tù về...
Luật sư này nhấn mạnh, đã đến lúc cần siết chặt quản lý trên không gian mạng, dọn "rác" trên mạng xã hội. Không đợi các "giang hồ mạng" thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bị phát hiện mới xử lý.
Cần có nhận diện, sàng lọc, phân loại "giang hồ mạng", đánh giá tác động tiêu cực của những người này đến xã hội, đặc biệt là đến tư tưởng, nhận thức, nhân cách của giới trẻ để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Với những hành vi vi phạm luật an ninh mạng, cần có những biện pháp ngăn chặn, thậm chí khóa tài khoản, xử phạt vi phạm hành chính. Nếu lợi dụng quyền tự do dân chủ để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những hành vi đưa thông tin trái phép trên mạng, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, các hành vi liên quan đến lừa dối người tiêu dùng, buôn bán hàng giả, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đòi nợ theo hình thức cưỡng đoạt tài sản đều có thể xử lý hình sự bằng các chế tài khác nhau.

Giảng đạo đức, viết sách dạy làm giàu, đánh bạc: “Giang hồ mạng” nhờn luật?
(Dân trí) - Từ livestream chửi bậy, khoe tiền đến viết sách dạy làm giàu, dạy cách đánh bạc, nhiều “giang hồ mạng” đang tận dụng độ nổi tiếng để trục lợi bất chấp pháp luật.
Chạy ngay đi các con

