Don Jong Un
Xamer mới lớn

Số liệu về ô nhiễm không khí do giao thông gây ra của giới chức Hà Nội và Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường có độ “chênh” cực lớn, khiến người dân nghi ngờ về việc cấm xe gắn máy chạy xăng của giới hữu trách thành phố.
Tại buổi tọa đàm “Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Để không ai bị bỏ lại phía sau,” do các ban ngành hữu trách ở Hà Nội và báo Tiền Phong tổ chức hôm 21 Tháng Bảy, bà Nguyễn Hoàng Ánh, quyền trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng Môi Trường, Cục Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, cho biết trong báo cáo của Hà Nội về ô nhiễm không khí thì ô nhiễm từ xe cộ chiếm trên 60%.
Ô nhiễm không khí do giao thông ở Hà Nội không giống như giới chức thành phố loan báo. (Hình:Ngọc Thành /VNExpress)
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường thì nguồn ô nhiễm từ khí thải từ xe cộ chỉ chiếm khoảng 12%, bụi hoạt động giao thông là 23%.
Ngoài ra, một nguồn bụi rất lớn nữa chiếm khoảng 29% là bụi từ hoạt động xây dựng và hoạt động đốt rơm rạ, lốp xe, rác thải…
“Đó là những số liệu đã được cân đong, đo đếm từ nhiều nguồn và đưa vào báo cáo tổng hợp của Bộ Nông Nghiệp để trình lên thủ tướng. Theo nhận định của chúng tôi, hoạt động giao thông tích hợp với thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm,” bà Ánh cho hay.
“Để xác định nguyên nhân ô nhiễm chuẩn xác thì dứt khoát phải có hoạt động đó là kiểm kê khí thải. Tuy nhiên, thực tế các nguồn khí thải của chúng ta là nguồn động, linh hoạt, thay đổi liên hoạt. Thứ hai là kinh phí kiểm kê chưa có và phương pháp kiểm kê chưa chuẩn,” bà Ánh nói thêm.
Trước đó, báo VNExpress hôm 15 Tháng Bảy dẫn kết quả nghiên cứu công bố năm 2023 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hà Nội, cho thấy phát thải khí CO của xe gắn máy chiếm 87%, bụi mịn 66%, là “nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong giao thông ở Hà Nội.”
Nghiên cứu cũng chỉ ra các điểm nóng ô nhiễm CO, PM 10, PM 2.5 trong không khí tập trung ở tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm, nút giao thông đặt biệt. Trong đó, ô nhiễm không khí trong “vành đai một” ở mức vừa phải, ngoại trừ khu phố cổ có nhiều khách du lịch.
Đây được cho là lý do để giới chức Hà Nội đưa ra lệnh cấm xe gắn máy chạy xăng để thay bằng xe gắn máy điện.
Theo báo Dân Trí hôm 13 Tháng Bảy, nhà chức trách Hà Nội loan báo cấm xe gắn máy chạy bằng xăng, dầu tại các khu vực trung tâm thuộc “vành đai một” từ ngày 1 Tháng Bảy, 2026, bất chấp nhiều ý kiến ta thán trên mạng xã hội.
Việc cấm xe gắn máy chạy bằng xăng được nhà chức trách diễn giải là một trong các bước thực hiện “vùng phát thải thấp” (LEZ) từ đầu năm nay.
Bà Nguyễn Hoàng Ánh, quyền trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng Môi Trường, Cục Môi Trường, tại buổi tọa đàm hôm 21 Tháng Bảy. (Hình:T.P/VNExpress)
Ông Trần Sỹ Thanh, chủ tịch thành phố Hà Nội, được dẫn lời: “Nếu không quyết tâm [cấm xe gắn máy chạy bằng xăng] thì không biết khi nào Hà Nội mới phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp như các nước trên thế giới.”
Tương phản với phát ngôn của giới chức lãnh đạo, một số ý kiến của người dân Hà Nội trên mạng xã hội bày tỏ sự bất mãn.
Facebooker Trần Thị Thu Thủy cho biết trên trang cá nhân: “Tàu điện ngầm không có, được hai tuyến tàu điện trên cao thì một cái tậm tịt và nhỏ [dột] nước, mà đòi cấm xe xăng dầu chạy ‘vành đai một.’ Không biết ‘tư bản đỏ’ có nhúng tay vào thao túng chính sách không mà áp đặt người dân một cách khiên cưỡng nhằm có lợi cho tư bản đỏ. Không biết mấy thằng hoạch định chính sách xã hội có báo cáo gì về đặc điểm nhà ở Hà Nội mà ấu trĩ cỡ đó.”
Ý kiến của Facebooker này được hiểu là ngầm nhắc đến sự liên quan của hãng xe VinFast thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vì doanh nghiệp này đang bán xe hơi và xe gắn máy chạy điện
Tại buổi tọa đàm “Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Để không ai bị bỏ lại phía sau,” do các ban ngành hữu trách ở Hà Nội và báo Tiền Phong tổ chức hôm 21 Tháng Bảy, bà Nguyễn Hoàng Ánh, quyền trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng Môi Trường, Cục Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường, cho biết trong báo cáo của Hà Nội về ô nhiễm không khí thì ô nhiễm từ xe cộ chiếm trên 60%.

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường thì nguồn ô nhiễm từ khí thải từ xe cộ chỉ chiếm khoảng 12%, bụi hoạt động giao thông là 23%.
Ngoài ra, một nguồn bụi rất lớn nữa chiếm khoảng 29% là bụi từ hoạt động xây dựng và hoạt động đốt rơm rạ, lốp xe, rác thải…
“Đó là những số liệu đã được cân đong, đo đếm từ nhiều nguồn và đưa vào báo cáo tổng hợp của Bộ Nông Nghiệp để trình lên thủ tướng. Theo nhận định của chúng tôi, hoạt động giao thông tích hợp với thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm,” bà Ánh cho hay.
“Để xác định nguyên nhân ô nhiễm chuẩn xác thì dứt khoát phải có hoạt động đó là kiểm kê khí thải. Tuy nhiên, thực tế các nguồn khí thải của chúng ta là nguồn động, linh hoạt, thay đổi liên hoạt. Thứ hai là kinh phí kiểm kê chưa có và phương pháp kiểm kê chưa chuẩn,” bà Ánh nói thêm.
Trước đó, báo VNExpress hôm 15 Tháng Bảy dẫn kết quả nghiên cứu công bố năm 2023 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hà Nội, cho thấy phát thải khí CO của xe gắn máy chiếm 87%, bụi mịn 66%, là “nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong giao thông ở Hà Nội.”
Nghiên cứu cũng chỉ ra các điểm nóng ô nhiễm CO, PM 10, PM 2.5 trong không khí tập trung ở tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm, nút giao thông đặt biệt. Trong đó, ô nhiễm không khí trong “vành đai một” ở mức vừa phải, ngoại trừ khu phố cổ có nhiều khách du lịch.
Đây được cho là lý do để giới chức Hà Nội đưa ra lệnh cấm xe gắn máy chạy xăng để thay bằng xe gắn máy điện.
Theo báo Dân Trí hôm 13 Tháng Bảy, nhà chức trách Hà Nội loan báo cấm xe gắn máy chạy bằng xăng, dầu tại các khu vực trung tâm thuộc “vành đai một” từ ngày 1 Tháng Bảy, 2026, bất chấp nhiều ý kiến ta thán trên mạng xã hội.
Việc cấm xe gắn máy chạy bằng xăng được nhà chức trách diễn giải là một trong các bước thực hiện “vùng phát thải thấp” (LEZ) từ đầu năm nay.

Ông Trần Sỹ Thanh, chủ tịch thành phố Hà Nội, được dẫn lời: “Nếu không quyết tâm [cấm xe gắn máy chạy bằng xăng] thì không biết khi nào Hà Nội mới phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp như các nước trên thế giới.”
Tương phản với phát ngôn của giới chức lãnh đạo, một số ý kiến của người dân Hà Nội trên mạng xã hội bày tỏ sự bất mãn.
Facebooker Trần Thị Thu Thủy cho biết trên trang cá nhân: “Tàu điện ngầm không có, được hai tuyến tàu điện trên cao thì một cái tậm tịt và nhỏ [dột] nước, mà đòi cấm xe xăng dầu chạy ‘vành đai một.’ Không biết ‘tư bản đỏ’ có nhúng tay vào thao túng chính sách không mà áp đặt người dân một cách khiên cưỡng nhằm có lợi cho tư bản đỏ. Không biết mấy thằng hoạch định chính sách xã hội có báo cáo gì về đặc điểm nhà ở Hà Nội mà ấu trĩ cỡ đó.”
Ý kiến của Facebooker này được hiểu là ngầm nhắc đến sự liên quan của hãng xe VinFast thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vì doanh nghiệp này đang bán xe hơi và xe gắn máy chạy điện