Chùa Giận
Xamer mới lớn

Ông Medvedev nói Nga không có kế hoạch tấn công NATO hay châu Âu, nhưng cảnh báo Moskva có thể tung đòn phủ đầu với phương Tây trong trường hợp cần thiết.
"Hội nghị Potsdam dạy cho chúng ta bài học rằng không nên nuôi ảo tưởng trong quan hệ với phương Tây", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trả lời phỏng vấn TASS hôm 17/7, nhắc đến sự kiện diễn ra tại thành phố Potsdam, Đức ngày 17/7-2/8/1945 giữa các lãnh đạo phe Đồng minh, gồm Liên Xô, Mỹ và Anh, nhằm thảo luận về trật tự thế giới sau Thế chiến II.
Ông Medvedev cho rằng phương Tây đã không làm đúng theo thỏa thuận, khiến Hội nghị Potsdam không mở ra một nền hòa bình lâu dài, mà thực chất đặt nền móng cho Chiến tranh Lạnh. Ông chỉ trích phương Tây không đáng tin và vẫn mang "tư tưởng thượng đẳng lệch lạc". "Do đó, chúng ta phải hành động phù hợp, sẵn sàng đáp trả toàn diện, thậm chí tấn công phủ đầu nếu cần", ông nói.
Tuy nhiên, ở cuối bài phỏng vấn, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bác bỏ tuyên bố từ NATO và các nước châu Âu rằng một ngày nào đó Moskva sẽ tấn công liên minh quân sự này.
"Xin nhắc lại rằng Tổng thống của chúng ta đã tuyên bố rõ ràng: Nga không có ý định gây chiến với NATO hay 'tấn công châu Âu'. Những tuyên bố rằng Nga có ý định đó từ các chính trị gia phương Tây hoàn toàn là ngớ ngẩn", ông nói.
Ông Medvedev cho rằng những luận điệu sai lệch như vậy đang được gieo rắc một cách cố tình, nhằm khiến tình hình vốn đã rất căng thẳng càng xấu hơn nữa. "Đây là một mặt trận khác trong cuộc chiến toàn diện mà phương Tây đang nhắm vào Nga", ông Medvedev nói.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Khi được hỏi về các bình luận của ông Medvedev, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng những lo ngại của ông Medvedev về lập trường "đối đầu" của châu Âu với Nga là có cơ sở.
Ông Medvedev là đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Ông từng nhiều lần đưa ra tuyên bố cứng rắn nhằm vào Kiev và các nước phương Tây kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát tháng 3/2022.
Nga và Ukraine gần đây đã nối lại đàm phán hòa bình nhưng hai bên chưa có đột phá. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 nói ông "rất không vui và thất vọng" về người đồng cấp Putin, tuyên bố tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine nhằm gây sức ép để Moskva nghiêm túc hơn trong quá trình đàm phán.
Ông Trump ra tối hậu thư, cảnh báo sẽ áp thuế 100% nếu Nga không giải quyết xung đột ở Ukraine trong vòng 50 ngày. Mỹ cũng sẽ áp thuế thứ cấp nhằm vào các quốc gia mua hàng xuất khẩu của Nga.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/7 phản hồi rằng nước này "không chấp nhận những lời đe dọa". Bà cũng bình luận rằng quyết định cung cấp thêm tên lửa cho Ukraine của ông Trump là dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn "kéo dài cuộc tàn sát" và là hành động bác bỏ các sáng kiến hòa bình.https://vnexpress.net/ong-medvedev-dua-ra-canh-bao-cung-ran-voi-phuong-tay-4915664.html
Các chỉ số chính của Wall Street khởi sắc nhờ số liệu kinh tế lạc quan và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vượt kỳ vọng.
Chốt phiên giao dịch 17/7, chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên kỷ lục 6.297 điểm. Đây là lần thứ 9 chỉ số này lập đỉnh trong năm nay. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,75% lên 20.885 điểm - chạm mức cao kỷ lục mới lần thứ 10 từ đầu năm. DJIA cũng thêm 0,5%, đóng cửa tại 44.484 điểm.
Cổ phiếu PepsiCo tăng hơn 7% nhờ lợi nhuận quý II tốt hơn dự báo. Cổ phiếu hãng hàng không United Airlines cũng tăng 3% với lý do tương tự.
Nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York ngày 15/7. Ảnh: Reuters
Tuần này, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng của Wall Street. Việc này khiến tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Khoảng 50 công ty trong chỉ số S&P 500 đã công bố báo cáo, với 88% đạt kết quả tốt hơn kỳ vọng, theo hãng dữ liệu FactSet.
Kinh tế Mỹ cũng vừa đón nhận nhiều dữ liệu quan trọng. Bộ Lao động nước này cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước là 221.000, giảm 7.000 so với tuần trước đó. Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 0,6% - mạnh hơn dự báo là 0,2%.
"Số liệu bán lẻ tích cực được đưa ra khi mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu tăng tốc", Bret Kenwell - nhà phân tích đầu tư tại eToro US nhận định. "Nếu lợi nhuận các doanh nghiệp vượt kỳ vọng và ban lãnh đạo tiếp tục đưa ra thông điệp tích cực về tiêu dùng, thị trường có thể phản ứng thuận lợi. Tiêu dùng vẫn là trụ cột của kinh tế Mỹ", ông nói.
Trước đó, Wall Street trải qua phiên 16/7 biến động mạnh. Thị trường ban đầu nhận thông tin ông Trump đang lên kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Nhưng ngay sau đó, Tổng thống Mỹ lên tiếng phủ nhận. Chốt phiên, cả ba chỉ số vẫn tăng 0,3-0,5%.
Tuần này, chỉ số S&P 500 đã lên thêm 0,6%. DJIA tăng 0,3%. Mạnh nhất là Nasdaq Composite với 1,5%.https://vnexpress.net/chung-khoan-my-tiep-tuc-tang-4915736.html
"Hội nghị Potsdam dạy cho chúng ta bài học rằng không nên nuôi ảo tưởng trong quan hệ với phương Tây", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trả lời phỏng vấn TASS hôm 17/7, nhắc đến sự kiện diễn ra tại thành phố Potsdam, Đức ngày 17/7-2/8/1945 giữa các lãnh đạo phe Đồng minh, gồm Liên Xô, Mỹ và Anh, nhằm thảo luận về trật tự thế giới sau Thế chiến II.
Ông Medvedev cho rằng phương Tây đã không làm đúng theo thỏa thuận, khiến Hội nghị Potsdam không mở ra một nền hòa bình lâu dài, mà thực chất đặt nền móng cho Chiến tranh Lạnh. Ông chỉ trích phương Tây không đáng tin và vẫn mang "tư tưởng thượng đẳng lệch lạc". "Do đó, chúng ta phải hành động phù hợp, sẵn sàng đáp trả toàn diện, thậm chí tấn công phủ đầu nếu cần", ông nói.
Tuy nhiên, ở cuối bài phỏng vấn, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bác bỏ tuyên bố từ NATO và các nước châu Âu rằng một ngày nào đó Moskva sẽ tấn công liên minh quân sự này.
"Xin nhắc lại rằng Tổng thống của chúng ta đã tuyên bố rõ ràng: Nga không có ý định gây chiến với NATO hay 'tấn công châu Âu'. Những tuyên bố rằng Nga có ý định đó từ các chính trị gia phương Tây hoàn toàn là ngớ ngẩn", ông nói.
Ông Medvedev cho rằng những luận điệu sai lệch như vậy đang được gieo rắc một cách cố tình, nhằm khiến tình hình vốn đã rất căng thẳng càng xấu hơn nữa. "Đây là một mặt trận khác trong cuộc chiến toàn diện mà phương Tây đang nhắm vào Nga", ông Medvedev nói.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Khi được hỏi về các bình luận của ông Medvedev, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng những lo ngại của ông Medvedev về lập trường "đối đầu" của châu Âu với Nga là có cơ sở.
Ông Medvedev là đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Ông từng nhiều lần đưa ra tuyên bố cứng rắn nhằm vào Kiev và các nước phương Tây kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát tháng 3/2022.
Nga và Ukraine gần đây đã nối lại đàm phán hòa bình nhưng hai bên chưa có đột phá. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 nói ông "rất không vui và thất vọng" về người đồng cấp Putin, tuyên bố tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine nhằm gây sức ép để Moskva nghiêm túc hơn trong quá trình đàm phán.
Ông Trump ra tối hậu thư, cảnh báo sẽ áp thuế 100% nếu Nga không giải quyết xung đột ở Ukraine trong vòng 50 ngày. Mỹ cũng sẽ áp thuế thứ cấp nhằm vào các quốc gia mua hàng xuất khẩu của Nga.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/7 phản hồi rằng nước này "không chấp nhận những lời đe dọa". Bà cũng bình luận rằng quyết định cung cấp thêm tên lửa cho Ukraine của ông Trump là dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn "kéo dài cuộc tàn sát" và là hành động bác bỏ các sáng kiến hòa bình.https://vnexpress.net/ong-medvedev-dua-ra-canh-bao-cung-ran-voi-phuong-tay-4915664.html
Các chỉ số chính của Wall Street khởi sắc nhờ số liệu kinh tế lạc quan và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vượt kỳ vọng.
Chốt phiên giao dịch 17/7, chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên kỷ lục 6.297 điểm. Đây là lần thứ 9 chỉ số này lập đỉnh trong năm nay. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,75% lên 20.885 điểm - chạm mức cao kỷ lục mới lần thứ 10 từ đầu năm. DJIA cũng thêm 0,5%, đóng cửa tại 44.484 điểm.
Cổ phiếu PepsiCo tăng hơn 7% nhờ lợi nhuận quý II tốt hơn dự báo. Cổ phiếu hãng hàng không United Airlines cũng tăng 3% với lý do tương tự.

Nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York ngày 15/7. Ảnh: Reuters
Tuần này, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng của Wall Street. Việc này khiến tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Khoảng 50 công ty trong chỉ số S&P 500 đã công bố báo cáo, với 88% đạt kết quả tốt hơn kỳ vọng, theo hãng dữ liệu FactSet.
Kinh tế Mỹ cũng vừa đón nhận nhiều dữ liệu quan trọng. Bộ Lao động nước này cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước là 221.000, giảm 7.000 so với tuần trước đó. Doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 0,6% - mạnh hơn dự báo là 0,2%.
"Số liệu bán lẻ tích cực được đưa ra khi mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu tăng tốc", Bret Kenwell - nhà phân tích đầu tư tại eToro US nhận định. "Nếu lợi nhuận các doanh nghiệp vượt kỳ vọng và ban lãnh đạo tiếp tục đưa ra thông điệp tích cực về tiêu dùng, thị trường có thể phản ứng thuận lợi. Tiêu dùng vẫn là trụ cột của kinh tế Mỹ", ông nói.
Trước đó, Wall Street trải qua phiên 16/7 biến động mạnh. Thị trường ban đầu nhận thông tin ông Trump đang lên kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell. Nhưng ngay sau đó, Tổng thống Mỹ lên tiếng phủ nhận. Chốt phiên, cả ba chỉ số vẫn tăng 0,3-0,5%.
Tuần này, chỉ số S&P 500 đã lên thêm 0,6%. DJIA tăng 0,3%. Mạnh nhất là Nasdaq Composite với 1,5%.https://vnexpress.net/chung-khoan-my-tiep-tuc-tang-4915736.html