Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Robot Perseverance nắm giữ kỷ lục di chuyển hơn 411 m trong một lượt chạy trên bề mặt gồ ghề của sao Hỏa, nhanh hơn bất kỳ robot thám hiểm nào khác.
Xem toàn màn hình
Mô phỏng robot Perseverance lấy mẫu vật sao Hỏa. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho
Theo NASA, ngày 19/6, robot thám hiểm 6 bánh Perseverance hoàn thành lượt chạy dài nhất trên hành tinh khác. Trong một lần di chuyển, robot tự hành này vượt qua 411 m trên bề mặt nhiều sỏi đá của sao Hỏa.
Quãng đường có vẻ nhỏ, nhưng so với các robot Curiosity và Opportunity di chuyển cực chậm, tốc độ của Perseverance thực sự ấn tượng. Đó là vì Perseverance trang bị phần mềm tự lái, có thể xử lý và phân tích hình ảnh ngay cả khi bánh xe đang quay. Ngược lại, Curiosity và Opportunity cần dừng lại, chụp ảnh, sau đó xử lý thông tin trước khi quyết định con đường tốt nhất để tiến về phía trước. Khả năng di chuyển quãng đường dài hơn trong một ngày của Perseverance mở ra nhiều khả năng mới cho nghiên cứu khoa học trên hành tinh đỏ.
Từ sau khi hạ cánh trên sao Hỏa năm 2021 và hoàn thành lượt chạy thử nghiệm đầu tiên, một chuyến đi hoàn hảo dài 6,5 m, robot Perseverance đã đi xa. Hành trình của nó bao gồm cuộc leo dốc ngoạn mục lên một miệng núi lửa và chuyến đi tự động dài nhất trên hành tinh khác (700 m).
Chuyến đi dài kỷ lục gần đây của nó liên quan đến các loại đá mà Percy đang thực hiện nhiệm vụ thu thập. Trong 1,5 tháng qua, robot tìm kiếm loại đá chứa đất sét trên cao nguyên Krokodillen, nằm trên ở sườn ngoài của vành miệng núi lửa Jezero. Nếu mẫu vật được phát hiện chứa khoáng chất "phyllosilicates", điều đó có nghĩa nước có thể từng tồn tại dồi dào trong quá khứ xa xưa. Phyllosilicate cũng có thể lưu giữ dấu vết của vật liệu hữu cơ từ hàng tỷ năm trước.
"Nếu tìm thấy dấu hiệu sinh học tiềm năng ở đây, rất có thể nó sẽ thuộc về thời kỳ hoàn toàn khác và sớm hơn nhiều trong quá trình tiến hóa của sao Hỏa so với dấu hiệu tìm thấy năm ngoái ở miệng núi lửa với lớp đá 'Cheyava Falls'", Ken Farley, nhà khoa học trong dự án Perseverance, cho biết. "Đá ở Krokodillen hình thành trước khi miệng núi lửa Jezero được tạo ra, trong giai đoạn địa chất sớm nhất của sao Hỏa, là một trong những loại đá cổ nhất trên hành tinh".
Tuy nhiên, trên một số phần của cao nguyên, Perseverance tìm thấy loại đá chứa đất sét dễ vỡ khi xử lý. Việc chọn ra một mẫu vật rắn là rất quan trọng và vẫn còn 7 ống mẫu vật trống, theo Katie Stack Morgan, nhà khoa học dự án Perseverance. Cuối tháng 6, đội ngũ ở NASA quyết định để Perseverance quay trở lại địa điểm đã lấy mẫu vật trước đó có dấu hiệu đất sét rõ ràng nhất.
Trong số tất cả robot tự hành khám phá các hành tinh khác, robot Opportunity đã ở trên sao Hỏa từ năm 2004, đi được tổng số km nhiều nhất là hơn 40 km. Nhưng với tốc độ hiện nay, không lâu nữa Perseverance sẽ dẫn đầu do nó đã đạt tổng quãng đường gần 36 km

Mô phỏng robot Perseverance lấy mẫu vật sao Hỏa. Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho
Theo NASA, ngày 19/6, robot thám hiểm 6 bánh Perseverance hoàn thành lượt chạy dài nhất trên hành tinh khác. Trong một lần di chuyển, robot tự hành này vượt qua 411 m trên bề mặt nhiều sỏi đá của sao Hỏa.
Quãng đường có vẻ nhỏ, nhưng so với các robot Curiosity và Opportunity di chuyển cực chậm, tốc độ của Perseverance thực sự ấn tượng. Đó là vì Perseverance trang bị phần mềm tự lái, có thể xử lý và phân tích hình ảnh ngay cả khi bánh xe đang quay. Ngược lại, Curiosity và Opportunity cần dừng lại, chụp ảnh, sau đó xử lý thông tin trước khi quyết định con đường tốt nhất để tiến về phía trước. Khả năng di chuyển quãng đường dài hơn trong một ngày của Perseverance mở ra nhiều khả năng mới cho nghiên cứu khoa học trên hành tinh đỏ.
Từ sau khi hạ cánh trên sao Hỏa năm 2021 và hoàn thành lượt chạy thử nghiệm đầu tiên, một chuyến đi hoàn hảo dài 6,5 m, robot Perseverance đã đi xa. Hành trình của nó bao gồm cuộc leo dốc ngoạn mục lên một miệng núi lửa và chuyến đi tự động dài nhất trên hành tinh khác (700 m).
Chuyến đi dài kỷ lục gần đây của nó liên quan đến các loại đá mà Percy đang thực hiện nhiệm vụ thu thập. Trong 1,5 tháng qua, robot tìm kiếm loại đá chứa đất sét trên cao nguyên Krokodillen, nằm trên ở sườn ngoài của vành miệng núi lửa Jezero. Nếu mẫu vật được phát hiện chứa khoáng chất "phyllosilicates", điều đó có nghĩa nước có thể từng tồn tại dồi dào trong quá khứ xa xưa. Phyllosilicate cũng có thể lưu giữ dấu vết của vật liệu hữu cơ từ hàng tỷ năm trước.
"Nếu tìm thấy dấu hiệu sinh học tiềm năng ở đây, rất có thể nó sẽ thuộc về thời kỳ hoàn toàn khác và sớm hơn nhiều trong quá trình tiến hóa của sao Hỏa so với dấu hiệu tìm thấy năm ngoái ở miệng núi lửa với lớp đá 'Cheyava Falls'", Ken Farley, nhà khoa học trong dự án Perseverance, cho biết. "Đá ở Krokodillen hình thành trước khi miệng núi lửa Jezero được tạo ra, trong giai đoạn địa chất sớm nhất của sao Hỏa, là một trong những loại đá cổ nhất trên hành tinh".
Tuy nhiên, trên một số phần của cao nguyên, Perseverance tìm thấy loại đá chứa đất sét dễ vỡ khi xử lý. Việc chọn ra một mẫu vật rắn là rất quan trọng và vẫn còn 7 ống mẫu vật trống, theo Katie Stack Morgan, nhà khoa học dự án Perseverance. Cuối tháng 6, đội ngũ ở NASA quyết định để Perseverance quay trở lại địa điểm đã lấy mẫu vật trước đó có dấu hiệu đất sét rõ ràng nhất.
Trong số tất cả robot tự hành khám phá các hành tinh khác, robot Opportunity đã ở trên sao Hỏa từ năm 2004, đi được tổng số km nhiều nhất là hơn 40 km. Nhưng với tốc độ hiện nay, không lâu nữa Perseverance sẽ dẫn đầu do nó đã đạt tổng quãng đường gần 36 km